Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Tại sao rêu vẫn sinh sản được trong môi trường khô?

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - thủy sinh' bắt đầu bởi haihai, 31/5/11.

  1. haihai

    haihai New Member

    Sau đây tôi sẽ chia sẻ cho các bạn lý do taih sao rêu vẫn sinh sản được trong môi trường khô?
    Tất cả chúng ta đều đã biết phấn hoa di chuyển từ cây này sang cây khác như thế nào: thông thường là nhờ gió và côn trùng. Vậy những loài thực vật như rêu không hề có phấn hoa mà là tinh trùng sẽ được thụ phấn ra sao?

    [​IMG]
    Đã từ lâu, các nhà khoa học cho rằng, giống như con người và các loài động vật khác, tinh trùng rêu di chuyển được là nhờ chính năng lượng của mình, và rằng chúng cần có một môi trường ẩm ướt để bơi từ thân rêu này đến thân rêu khác. (Và cũng giống như ở con người, tinh trùng rêu cũng có roi giúp chúng bơi được).

    Tuy nhiên, giáo sư Nils Cronberg thuộc trường Đại học Lund, Thuỵ Điển lại cho biết “ từ lâu cũng đã có những nghi ngờ về sự thật này” bởi cũng đã có vô số trường hợp trứng rêu được thụ tinh trong những điều kiện mà khó có thể giải thích bằng cách bơi của tinh trùng.

    Chính vì vậy, các nhà khoa học đã khẳng định là phải có loài côn trùng hoặc sinh vật nào khác có liên quan đến kết quả thụ phấn này. “Tuy nhiên chưa có ai cố gắng thực hiện việc kiểm tra xem liệu có loài động vật nào thực hiện điều đó hay không”, Ts Cronberg nói.

    Giờ đây, ông cùng 2 cộng sự của mình là Rayna Natcheva và Katarina Hedlund đã thực hiện được điều đó. Và họ đã tìm ra lời giải đáp cho bí mật này: chính các con ve và các con bọ nhảy đã giúp tinh trùng rêu bay từ thân rêu này sang thân rêu khác mà chẳng cần tốn một chút sức lực nào.

    Để khám phá ra bí mật đó, họ đã thực hiện các thí nghiệm rất đơn giản. Các nhà khoa học đã sử dụng loài rêu thường hay sống ở kẽ gạch lát hè, và đặt thân rêu đực và thân rêu cái ở những khoảng cách khác nhau trên đĩa thí nghiệm. Dưới đáy các đĩa đều có một lớp thạch cao khô hút ẩm mạnh. Vì vậy, trong khi các cây rêu có thể được giữ ẩm thì vẫn không có nước cho phép các tinh trùng rêu bơi lội giữa các thân rêu.

    Sau đó, họ đưa vào một số con bọ nhảy (là loài sinh vật rất thường gặp sống cùng với loài rêu trên) vào trong một số đĩa thí nghiệm. Kết quả là, sự thụ tinh chỉ xuất hiện ở những đĩa nào có bọ nhảy, không phụ thuộc vào khoảng cách giữa các thân rêu đực và cái.

    Hơn nữa, thông qua một thí nghiệm khác, các nhà khoa học cũng phát hiện ra loài bọ nhảy cũng khá kén chọn cây để sống ký sinh. Chúng chỉ chọn sống ở những thân cây đẹp đẽ tươi tốt mà nhờ vậy, các tinh trùng rêu được đem đi đều rất khoẻ mạnh và năng động, giống như trường hợp loài ong chọn bông hoa có chứa phấn hoa vậy.

    Tiến sĩ Cronberg nhận định, các tinh trùng rêu được mang đi có thể được phát tán rộng rãi trong quần thể rêu và cách thức thụ tinh này có lẽ đã có từ rất lâu trước các loài cây hạt kín và thực vật có hoa sinh sản nhờ thụ phấn. Bởi rêu, ve và bọ nhảy “là những loài sinh vật tiến hoá rất cổ. Chúng chắc chắn đã tồn tại từ rất lâu trước khi xuất hiện các loài cây hạt kín và phần lớn các nhóm côn trùng giúp quá trình thụ phấn của hoa”.


    _____________________________
    Thiet ke web sưu tầm kiến thức
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/5/11
  2. cuo

    cuo New Member

    đề tài hấp dẫn ghê
    nhưng các nhà khoa học nào mà nghiên cứu thí nghiệm này chắc cũng rảnh rang không có gì làm

    dù sao cuối cùng mình cũng hiểu hiểu đc. hồi học phổ thông cứ hỏi bà cô sinh học
    -"sao cây rêu mọc ở bậc thềm khô rang mà cứ càng ngày càng lan rộng ra mà chả bao giờ có tẹo nước nào để tinh trùng bơi"

    bả trả lời:
    -"nó chờ mưa mới bơi!"
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội