Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Tổn tài do cá la hán "không đầu"

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi vnreddevil, 22/9/07.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Tổn tài do cá la hán "không đầu"
    Đoàn Đạt - nguồn www.sgtt.com.vn

    Trong một thời gian ngắn, một thị trường cá la hán nổi lên với hàng ngàn cửa hàng ở TP.HCM. Giờ đây, tỷ lệ cá la hán có đầu lại ít như vé số độc đắc. Khiến nhiều người vỡ mộng...

    Từ chợ trời cá la hán
    [​IMG]
    Mua bán cá la hán tại chợ trời trên đường Lưu Xuân Tín, quận 5, cái chợ trời duy nhất từ trước đến nay của các loài cá kiểng.

    Đưa ông khách về nhà xem cá, S. buông một câu chắc nịch: “Cá bán ở chợ chỉ toàn cá dạt thôi, muốn cá đẹp phải về đây mới có”. S. khoảng 25 tuổi, một trong khoảng 30 – 40 tay chuyên mua đi bán lại ở chợ trời cá la hán trên đường Lưu Xuân Tín thuộc quận 5, cái chợ trời duy nhất từ trước đến nay của các loài cá kiểng. Thượng vàng hạ cám, mà đa phần là “cám la hán” được bán ở đây. Có những con cá trông cũng có dáng, có vẻ, giá chỉ 50.000 – 70.000 đ, đơn giản vì chúng đã có bệnh. Thậm chí, một chủ trại cá ở Bình Phước đã từng mua la hán cân ký ở đây, mỗi ký cá “không đầu” giá chỉ có 200.000 đồng!

    Với những người như S. bán ở chợ trời chỉ là bán lẻ, không lời bao nhiêu, cái chính là phải kéo các mối mua sỉ. S. gạ ông khách về nhà để bán cả “cây” cá, mỗi “cây” 10 con cá bề ngang khoảng cỡ ba ngón tay, giá 220.000 đ/con.

    Đến chợ... hội cá la hán
    Buổi sáng ngày 24.8.2007. Một cuộc họp thường kỳ của Chi hội cá la hán TP. HCM bỗng biến thành một cuộc “biểu tình” của hơn 10 hội viên. Họ cùng kéo lên chi hội đòi các vị trong ban chấp hành giải quyết việc, các vị đã bán những đàn cá bột không đúng như những lời bảo đảm về chất lượng của các vị.

    Số là khoảng bốn tháng trước, đa phần những hội viên là “nạn nhân của chi hội” như họ tự nhận, đều là dân mới vào nghề nuôi la hán. Họ đăng ký tham gia chi hội để được theo học những khoá đào tạo nuôi cá. Sau những khoá học, một số vị trong ban chấp hành đã giới thiệu những đàn cá mới ép hay mới nhập của mình cho các hội viên với những lời đảm bảo khá hùng hồn về tỷ lệ “lên đầu” (đầu gù) cá.

    Trong đợt “chào hàng” thời điểm đó, ông Huỳnh Văn Phước, chủ lò cá Phước Bình Đăng, tổng thư ký chi hội, giới thiệu một đàn cá Nữ hoàng Kim Cương khoảng 2.000 con và được các hội viên chia nhau mua sạch. Chị Mai, một “nạn nhân” bị “dính” hơn 20 triệu vì mua cá của ông Phước, cho biết, trong số 510 con cá mua về nuôi với giá từ 40.000 – 70.000 đ/con, chỉ có 11 con “lên đầu” so với tỷ lệ “50 – 60%, tốt là 70%” như lời ông Phước bảo đảm. Trong số những “nạn nhân” của ông tổng thư ký, có cả anh Long và anh Dương, hai người vốn đang làm cửa hàng chi nhánh cho Phước Bình Đăng.

    Ngoài ra, hội viên có người “dính” 50 – 70 con, có người 100 con, sau khi nghe ông chủ tịch Chi hội cá la hán Phan Văn Thanh, chủ doanh nghiệp Đông Thanh chuyên nhập cá la hán, đợt ấy giới thiệu một đàn cá King Kamfa “chất lượng cao” mới nhập về. Anh Tiền, người đã mua 100 con King Kamfa của ông Thanh với giá 120.000 đ/con, sau ba tháng “dú” cá, bán lại mỗi con giá… 5.000 đồng do chẳng con nào “lên đầu”! Anh Thế, ngoài chuyện mua 100 con King Kamfa của ông Thanh, còn mua thêm 50 con King Hoàng Đế (đã King mà còn Hoàng Đế!) của ông Hà Sĩ Liêm, phó chủ tịch hội, chủ cửa hàng Thập Bát La Hán, với giá “hữu nghị anh em trong hội” 220.000 đ/con, kết quả cũng chẳng có con nào “lên đầu”…

    Cái đầu u to, tròn đều, cân đối, châu chữ, màu sắc, vây kỳ… hoàn chỉnh, cá la hán sẽ có giá rất cao. Chính vì vậy mà đã có một vài cửa hàng dùng thủ thuật chích thuốc kích thích cho cá “lên đầu”

    Cuộc họp giải quyết những vướng mắc rốt cuộc chỉ có hai người dự, ông Huỳnh An (Tư Chảy), phó chủ tịch chi hội, người đứng ra dàn xếp sự việc, hai là ông Phước Bình Đăng. Sau những tranh cãi căng thẳng, cuối cùng sự việc được dàn xếp theo hướng “hốt nước đã đổ”: ông Phước sẽ hoàn 30% số tiền các hội viên đã bỏ ra hoặc 50% số cá bột mới bù lại số cá mua. Các hội viên, tuy buộc lòng chấp nhận nhưng vẫn còn ấm ức. Họ nói: “Chúng tôi đã sợ thị trường bên ngoài, tin tưởng chi hội mới mua, ai dè…”. Ông Phước thì phân trần: “Do công nghệ lai tạo là tự nhiên, không như Malaysia, Thái Lan nên chẳng thể kiểm soát được tỷ lệ “lên đầu””.

    Đổ vỡ vì cá không chịu... “lên đầu”
    Ông Đức, một giảng viên đại học, cũng thuộc nhóm “nạn nhân” kể trên, đã phải mang công mắc nợ. Anh Long thì vô cùng hối tiếc vì đã “lún sâu” khi chuyển cái cửa hàng bán đồ điện, điện tử đang làm ăn khá ổn định của mình sang cửa hàng cá kiểng. Đã có những gia đình vợ chồng xào xáo, gây gổ đến đổ vỡ vì mớ cá la hán ngoan cố không chịu “lên đầu”.

    Chị Mai cho biết, số tiền thua lỗ của chị trong chuyện nuôi la hán đã vượt hơn một trăm triệu đồng. Không chỉ có vướng ông Phước Bình Đăng, trước đó chị cũng đã “thua trắng” trong mấy đợt hàng King Kamfa mua ở cửa hàng Phượng Hoàng La Hán. Qua lời giới thiệu về “uy tín” của cửa hàng trên một tờ báo chuyên về cá kiểng, chị tin tưởng tìm đến đặt mua. Trong một đợt hàng trị giá 26 triệu, đích thân ông Phạm Phước Hoàng, chủ cửa hàng, đem đến nhà chị và bảo đảm với chị rằng cá sẽ “lên đầu” với tỷ lệ lên tới 80%. Cho đến khi cá không “lên đầu”, chị đòi lại tiền như thoả thuận “bảo hành” thì ông Hoàng chỉ “ném” lại cho chị hai triệu đồng, sau đó thì “bặt vô âm tín” đối với chị.

    Chích thuốc kích dục cho... “lên đầu”
    Một con cá Nữ hoàng Kim Cương bột giá 55.000 đồng, khi “lên đầu”, đẹp mã, chỉ cỡ ba ngón tay thôi giá đã ở mức vài triệu đồng. Một con King Kamfa lên đầu cỡ đó giá cả ngàn đô. Cái đầu u to, tròn đều, cân đối, châu chữ, màu sắc, vây kỳ… hoàn chỉnh, cá la hán sẽ có giá rất cao. Chính vì vậy mà đã có một vài cửa hàng dùng thủ thuật chích thuốc kích thích cho cá lên đầu, nổi sắc, hầu dễ dàng “hét” giá bán.

    Một nhân viên đã từng làm cho một cửa hàng bán cá la hán cho biết, loại thuốc mà các “bác sĩ” vô lương chích cho cá chính là thuốc kích dục cho cá giống mau sinh sản ở các tỉnh miền Tây. Khi chích, nếu cá chịu đựng được, khoảng một tuần sau cục u trên đầu sẽ nổi to hơn, màu sắc cá nổi bật, sáng rõ, nhưng bộ phận sinh dục sẽ lồi ra, cá không linh hoạt mà lờ đờ, tuổi thọ khá lắm chỉ kéo dài thêm một hai tháng…

    Nghe người nhân viên này nói về mức lợi của các cửa hàng có “thương hiệu” mới thấy khủng khiếp. Các chủ cửa hàng thường đi “săn” những đàn cá “thương hiệu nội” vẫn còn được chuộng như Nữ hoàng Kim Cương, Kim Cương Xanh ở những người nuôi rải rác trong “dân gian”, giá mỗi con thường chỉ 1.000 – 2.000 đ/con. Khi về cửa hàng, họ bán 55.000 – 90.000 đ/con. King Kamfa thường lấy ở một vài nguồn chuyên nhập, giá cỡ 180.000 đồng, khi bán 400.000 – 500.000 đồng, chưa kể họ còn tách riêng một số con đẹp bán giá 1,2 – 1,4 triệu đồng một con.

    Lợi nhuận quá cao trong nghề nuôi là lý do vì sao nhiều người nhảy vào sản xuất kinh doanh và “chết” vì la hán. Và sông Sài Gòn đã có thêm giống cá rô phi mới - cá la hán, bởi đã có khá nhiều người nuôi la hán thất bại, thừa nhận là đã lén đem thả cá xuống sông như để giũ bỏ những “của nợ”…
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/4/08
  2. QSy

    QSy Moderator

    Đọc bài này xong........sợ cá LH wá!!!!!!
     
  3. Ca_con_Xauxi

    Ca_con_Xauxi New Member

    Như dzị chắc Cá_con tiếp tục bị lừa rùi...Huhuh...Hôm ở Hội chợ cá cảnh, Cá_con có mua một con KingKamfa giá 60 ngàn ( thấy người ta chen nhau mua, Cá_con cũng chen vào mua) Bây giờ nhìn nó như dài như con thằn lằn (người ta nói cá ngắn, bản dày mới đẹp đúng không ạh?) mà quan trọng là nó nhút nhát và ít ăn lắm. Chắc mở tiêc " Tiễn bạn ra sông Sài Gòn " quá.:mad: Ôi cá La Hán!
     
  4. nlkhanh

    nlkhanh Moderator

    Cơn bão cá la hán


    “Cơn bão” hình thành từ… các hồ nuôi cá kiểng của Malaysia và Singapore, gây ảnh hưởng khắp vùng Đông Nam Á. La hán - loài cá kiểng nhân tạo với cái đầu gù cùng hoa văn sặc sỡ, trở thành niềm say mê của cư dân khắp khu vực trong vòng 5-6 năm qua. Ở Việt Nam, đặc biệt TP.HCM, cơn sóng gió này có sức “tàn phá” không khác nào một cơn bão.

    Chủ một doanh nghiệp đang trên bờ phá sản, một hôm mua một con la hán về nuôi, mọi việc bỗng trở nên thuận lợi, xuôi chèo mát mái. Một phụ nữ trúng số đến một triệu đô la nhờ mua vé số theo những ký tự trên những vệt vân đen dọc theo lưng cá la hán… Những tin đồn, những truyền thuyết, những mỹ danh, nghệ thuật quảng cáo tiếp thị… đã đẩy con cá la hán lên hàng “nhất đại mỹ ngư” trong vài năm qua.

    [​IMG]
    Đầu gù lên, thân mang dòng chữ... Hán, màu sắc rực rỡ, một thời con cá la hán này gây... bão

    La hán gốc Trung Mỹ trở thành ngẫu tượng


    So với các loài cá từng làm mưa làm gió trên thị trường cá cảnh thế giới như cá dĩa, cá rồng, những loài cá sống ngoài tự nhiên được thuần hoá trong các bể nuôi, thì cá la hán là loài hoàn toàn nhân tạo. Người ta thêu dệt nhiều huyền thoại từ sự ra đời của con cá “đặc sệt” chất phương Đông này, nhưng thực chất nó chỉ là một loài tạp giao của nhiều loài trong họ cá Cichlidea (họ cá rô phi) thuộc vùng Trung Mỹ, Nam Mỹ (Uruguay, Mexico, Nicaragua).

    Cá la hán có tên khoa học là Cichlasoma bifasciatum, tiếng Anh là Flowerhorn, tiếng Hoa là Hua Luo Han. Theo các tài liệu từ Malaysia, “quê hương” của con cá la hán, thì các tay kinh doanh cá cảnh đã mất nhiều năm của thập niên 90 thế kỷ 20 để lai tạo giữa nhiều con cá thuộc họ rô phi của vùng Trung Mỹ để kết hợp được tính nhiều màu sắc và có bướu của chúng. Kết quả mỹ mãn, những con cá la hán ra đời với cái bướu tròn vo trên đầu như ông Thọ, vân màu sặc sỡ và đặc biệt là một hàng “chữ” màu đen mà người ta “cố” đọc thành những hán tự.

    Ngay khi đó, cá la hán đã được “bơm” cho những cái tên như “phát tài la hán”, “phong thủy la hán”. Và cho ra mắt tại Malaysia, Singapore vào khoảng đầu năm 2001, chúng nhanh chóng tạo nên cơn sốt tại hai quốc gia này. Ông Wee Kon, chủ tịch hội Sanh sản cá cảnh nhiệt đới Singapore thốt lên: “Chưa bao giờ trong lịch sử kinh doanh cá cảnh Singapore lại nhộn nhịp như vậy”.

    Vẫn cùng các chuỗi gen như các loài Cichlidea, cá la hán đã vượt qua các quy luật sinh học của các loài tạp giao khác, sinh đẻ mạnh mẽ như bất kỳ loài rô phi nào. Chúng sống dễ dàng, khoẻ, thậm chí còn là một loài cá dữ, thường chỉ sống một mình trong hồ vì chúng cắn nhau cho đến chết để tranh giành lãnh thổ.

    Như trong trò chơi kính vạn hoa, cá la hán tiếp tục được lai tạo để liên tục được cho ra các dòng cá mới. Niềm đam mê của các “tín đồ” cá la hán luôn luôn được “bốc” thêm những “mốt” cá mới như ông Thọ, rồng tới hổ, sư tử, khỉ; hết hạnh phúc đến trường thọ, thịnh vượng, may mắn; hết kim cương, châu báu đến ngọc ngà, vàng bạc; nữ hoàng, thậm chí còn có… thái thượng hoàng (chưa thấy có mẫu hậu và… thái giám!).

    La hán lên cơn sốt ở Việt Nam

    Từ khoảng năm 2003, đã có những dòng cá la hán được nhập vào Việt Nam, nhưng chỉ đến năm 2005, khi những đợt cá King Kamfa nhập từ Thái Lan thì con cá “thương hiệu” Việt - con kim cương Phúc Lộc Thọ, ra đời, cơn sốt thật sự bùng phát. Tại lễ hội sinh vật cảnh TP.HCM 2007 tổ chức dịp lễ Quốc khánh vừa qua, con la hán King Kamfa của anh Nguyễn Ngọc Trí ở Cần Thơ đoạt giải đặc biệt. Ngay lập tức, nó được một cửa hàng cá cảnh ở quận 5 mua lại và chào bán với giá 180 triệu đồng. Trước đó, hai con King Kamfa khác của một lò cá ở quận 8, theo thông tin từ lò cá này, các nghệ nhân Thái Lan “nài” mua với giá 20.000 USD.

    Theo ước lượng từ chi hội cá la hán TP.HCM, con số người chơi cá này chỉ riêng ở TP.HCM đã hàng chục ngàn người, số cửa hàng bán cá la hán trên 1.000. Phong trào nuôi la hán bùng phát mạnh mẽ hơn gấp trăm lần phong trào nuôi cá dĩa, cá rồng trước đó. Không chỉ nuôi để thưởng lãm, người ta còn nuôi sản xuất kinh doanh như một ngành “siêu lợi nhuận”, vì sở hữu một con la hán đẹp là... một gia tài. Theo ông Trương Hoàng, phó chủ tịch Hội sinh vật cảnh TP.HCM, trong năm 2007, TP.HCM “phấn đấu” sản xuất khoảng 100 triệu con la hán thương phẩm, giá trị tương đương 70 - 100 tỉ đồng.

    Thời vàng son ở cù lao cá la hán

    Cơn sốt cá la hán ở TP.HCM biểu hiện điển hình nhất ở phường 14, quận 8. Nhà nhà, người người nuôi la hán, cù lao nghèo khó này một thời từng được gọi “cù lao cá la hán”. Cơn sốt bùng lên mãnh liệt khi con la hán “thương hiệu Việt” kim cương Phúc Lộc Thọ đầu tiên sinh sản thành công.

    Một buổi chiều, có cậu bé mang đến nhà ông Tư Chảy ba con cá la hán cỡ hai ngón tay. Cá tuy nhỏ nhưng thân hình tròn trịa, vây kỳ, châu chữ đẹp, đầu nổi rõ cục u. Ông Tư Chảy bắt lên từng con, gật gù: “Hai con này đẹp, còn con này trông giống con mái quá ta! Nó mà là mái, có cái đầu như vầy thì sau này vô giá đó”. Cả ba con cá ông mua giá, 500.000đ một con.

    Hai năm qua, ông Huỳnh An, tên thường gọi trong giới cá kiểng là Tư Chảy - người chuyên bán cá bột và thu mua lại những con cá la hán mới lớn, có triển vọng trở cá đẹp của bà con phường 14. Ông chính là nghệ nhân đầu tiên của Việt Nam gây giống thành công con la hán “thương hiệu Việt”. Nó cũng mang lại cho ông những món lợi đáng kể.

    Ông Tư Chảy nhớ lại: “Hồi tôi mới cản được con cá kim cương Phúc Lộc Thọ, bà con nườm nượp kéo tới, có ngày hàng trăm người xếp hàng chen lấn mua”. Mỗi người đến mua chỉ được ông chia 5 - 10 con, mỗi con cá bột bé xíu giá 50.000đ. Thử làm phép tính, cứ mỗi đàn cá ép đẻ, số cá bột phải 500 - 700 con, có đàn lên đến ngàn con. Người mua đa số để nuôi, nhưng cũng có người bán lại với giá “chợ đen” từ 60.000 - 100.000đ một con. Ông Tư bảo thời đó, cách giờ hơn một năm, cả cái cù lao phường 14 này (ông cũng là dân của phường), có đến khoảng 60% hộ dân nuôi cá la hán giống của ông.

    Tư Chảy - một nghệ nhân nghề cha truyền con nối. Những anh em khác trong gia đình ông như Sáu Sánh, Mười Nam, Út Nhi… đều khá thành công trong nghề kinh doanh cá kiểng từ khi có con la hán. Vào thời “hoàng kim” đó, những con cá bột do ông “cản” ra, có tỉ lệ lên đầu đạt đến 70 - 80%! Với một con cá bột King Kamfa bằng ngón tay khi ấy giá một hai triệu, nuôi lên được “đầu” còn khó hơn trúng số độc đắc. So với việc mua 50.000đ cá la hán “nội địa”, nuôi chừng ba tháng, người ta có thể bán non với giá trên một triệu đồng, đương nhiên “hàng nội” thắng “hàng ngoại”. Một con cá kim cương Phước Lộc Thọ “xuất sắc” thời đó giá khoảng 4.000 - 5.000 USD.

    Thoái trào

    Anh Hồ Hoàng Huân, cán bộ quản lý nhà văn hóa phường 14, ước lượng vào thời sôi động của phong trào nuôi cá la hán, cả phường có khoảng 2.000 - 3.000 trong tổng số khoảng 13.000 hộ có nuôi cá la hán. Anh Huân cũng từng nhiều năm “đeo” nghề nuôi la hán, từ trước khi có sự ra đời của con kim cương Phúc Lộc Thọ. “Nay phong trào đã xuống, giờ chỉ còn chừng dưới 100 hộ là nuôi cá thôi”, anh nói.

    Cơn lốc “calahan” đi qua cũng để lại nhiều hậu quả. Có người nhờ nó mà khá lên, nhưng có người vì nó mà mang công mắc nợ. Anh Huân nói: “Lỗ vài ba chục triệu là nhiều, có người còn lỗ tới năm bảy trăm triệu”. Lý do: cá được sản xuất quá nhiều nên xuống giá và tỷ lệ “lên đầu” của cá thế hệ sau cũng thấp hơn những thế hệ trước. Theo anh Huân, mười con cá la hán bây giờ, tỷ lệ “lên đầu” may ra chỉ được một. Mà đã là la hán, không có khối u trên đầu, thì chỉ có giá trị của cá… thịt.

    Theo ĐOÀN ĐẠT - Sài Gòn tiếp thị
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/9/07
  5. genta

    genta To be or not to be !

  6. nadmad

    nadmad Moderator

    Có chuyện vui đây. :rolleyes:
     
  7. Ca_con_Xauxi

    Ca_con_Xauxi New Member

    Có bò qua bên đó đọc mấy bài. Đọc được tí là văng ra ngoài..Nói túm lại họ bênh mí cửa hàng bán cá đúng không? Muh có chuyện gì dzui dzị Nad? Không hỉu áh :confused:
     
  8. NGOCSANG2005

    NGOCSANG2005 New Member

    troi ban oi lam sao ban ma dam xach tien ra mua con 60 ngan vay sai lam do con do la chac giong tap nhap roi kru gia cho lon vao đích thực Kingkafa 500 ngan toi 1 trieu 1 con ca bot do ban ạ. Ban nên cẩn thận trên thị trường nham hiểm đó, tui cũng sợ lắm bị Phuoc Bình Đăng gạt rồi ngán luôn
     
  9. Ca_con_Xauxi

    Ca_con_Xauxi New Member

    Thì mới nuôi không rành muh. Còn bây giờ...cũng hông rành luôn:).Nuôi con nào cũng thấy nó ngày càng...xấu wắc:eek:
     
  10. marmalad3_b0y

    marmalad3_b0y New Member

    trại cá Phước Bình đăng rất uy tín, không bik người vít bài này có dùng thông tin không đúng sự thật, cái câu đã king lại còn kinh hoàng đế, câu nói đó có ý gì vậy, la hán kinh hoàng đế là giống hiếm và rất đẹp, bài vít này có ý hạ thấp uy tín và đọc xong có vẻ sự việc chưa từng xảy ra
     
  11. nhixuan

    nhixuan Active Member

    Những bài này trích từ báo Sài Gòn tiếp thị một tờ báo có uy tín trong giới báo chí, thông tin của các bài này mình nghĩ là thông tin chính xác (vì nếu là không chính xác thì tòa soạn đã bị kiện rồi!).với các tên "King Hoàng Đế" hay "King đại đế" là cái tên được đặt cho các giống La hán mà chử "King" trong tiếng Anh là hoàng đế rồi thì cái tên "King hoàng đế" thì hơi quá khó...dịch!. Mình cũng nghe nói cá "King hoàng đế", "King đại đế" là giống cá đẹp nhưng chỉ nghe thôi chưa bao giờ thấy con nào đẹp được post lên diễn đàn cả!Nêu bạn thấy hay đang nuôi con này thì post lên cho anh em chiêm ngưỡng đi
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/4/08
  12. MTCHIP

    MTCHIP Guest

    Chào người mới!

    Không biết bạn là thành viên mới của diễn đàn hay hoàn toàn là 1 người mới vào chơi La Hán!Nhưng xin ghi chú thêm 1 chút,sự việc này đã xảy ra và 100% là sự thật đã được kiểm chứng!Không phải do báo chí mà là chính thành viên của diễn đàn xác nhận từ giống cá cho đến giá!Còn về chuyện đặt tên xin phép không bàn tới tiếp tục vì đây là vấn đề đã được bàn cãi rất nhiều,điều cần nói ở đây là bạn đang biện hộ cho 1 dòng cá mà theo bạn là đẹp,nói vậy chắc bạn đã thấy 1 con King Hoàng Đế "đẹp" theo ý của bạn,vậy ban có thể Post hình lên được không?Vừa bảo vệ chính kiến,vừa cho anh em mở mang tầm nhìn!
    Thân!
     
  13. dennis1989

    dennis1989 Active Member

    nghe bài này xong chắc hết dám mua cá ở mấy cái cửa hàng lun quá >"<
     
  14. QSy

    QSy Moderator

    Nhìn chung,đây là các bài đc tổng hợp chứ chưa có ai trong diễn đàn có ý kiến gì gây gắt cả!!
    Vì vậy bạn marmalad3_b0y có thông tin gì cần đính chính hoặc làm sáng tỏ thì cứ đưa ra ý kiến nhé!
    Anh em trao đổi trên tinh thần đóng góp nhau thôi!!
     
  15. lovely2002

    lovely2002 New Member

    mua cá o mấy cái cửa hàng nay ghê quá,e cũng có thời mua o phượng hoàng la hán và phước bình đăng , toàn là bán lừa đảo k,nhất là tg phượng hoàng la hán đó,
     
  16. HitrungFH

    HitrungFH Active Member

    Đọc lại mấy bài này thấy cũng hay, thế giới la hán suy tàn cũng vì những thương hiệu tên tuổi như vậy
     
  17. lahanviet

    lahanviet Active Member

    chào các bạn. Lahan vẫn sống vẫn tồn tại, vẫn làm say đắm lòng người. một thực tế hiện này là các loại thức ăn cho Lahan vẫn bán rất tốt (mình đi thực tế ở chợ Lưu X Tín Và Nguyễn Thông) điều này cho thấy Lahan vẫn còn được người nuôi ưu ái, lahan không không sôi động như lúc trước theo mình là vì Lahan không có sân chơi thực tế (chỉ giao lưu trên mạng)và không có cơ hội nhiều để tranh tài khoe sắc. mội số ý kiến nhận định của mình, mong rằng Lahan sớm trở lại ngôi vị đã từng có, cám ơn các bạn đã xem
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/8/08

Chia sẻ trang này