NỀN TẢNG VỀ GENE QUI ĐỊNH MÀU SẮC CÁ BETTA Hiện nay, có trên dưới 26.000 gene khác nhau kết hợp để tạo nên những chú betta vô cùng đa dạng và phong phú về màu sắc mà chúng ta có. Sự biến đổi màu sắc của cá betta dựa trên các thuộc tính màu khác nhau của các tế bào màu, là những tế bào thể hiện màu sắc nằm bên dưới lớp da. Có 4 lớp màu cơ bản đặc trưng của betta: 1. Màu ánh kim (Lớp ngoài cùng). 2. Màu đen. 3. Màu đỏ. 4. Màu vàng (Lớp trong cùng) Lưu ý: Các dạng màu trên thường được pha trộn với các dạng màu ở betta hoang dã. Màu đen là màu nền tảng của các loại betta hoang dã. Màu blue và green ánh kim là màu dày đặc nhất nằm ở lớp ngoài cùng, ngược lại, màu vàng là lớp mỏng nhất trong tất cả các màu, và nằm ở lớp dưới cùng, được xem là màu sáng, và trong các cuộc tranh luận về màu sắc của cá betta hoang dã thường không có sự xuất hiện của màu vàng. Chúng ta cùng quay trở lại với những loài betta thuần dưỡng (do con người lai tạo ra), mỗi lớp màu có 1 mã gene hay 1 dãy các mã gene xác định màu sắc của betta, số lượng của chúng tăng hoặc giảm tuỳ thuộc vào dạng màu trên thân betta và kiểm soát sự phân bố dày hay mỏng của dạng màu sắc mà chúng đặc trưng. Vì vậy, màu của betta được xác địng bởi các sắc tố màu trong những tế bào màu, những tế bào màu này đã được tìm thấy trong lớp da của chúng. Tính trạng (kiểu hình) là điều mà chúng tôi đang thật sự chú ý, các gene làm nên tính trạng chứa đựng thông tin về những protein xúc tác làm nên màu sắc mà chúng ta đang thấy. Điều này thật sự rất phức tạp, và khi chúng ta lai tạo cá betta theo hướng ngày càng đi xa dòng cá ban đầu, thì không ai có thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra. Đó là 1 điểm thú vị trong nghành lai tạo betta. 1/ Màu ánh kim (Lớp ngoài cùng): Lớp này cũng được biết như là lớp màu blue (xanh dương), kiểm soát mức độ phân bố màu blue trong trên thân betta. Tế bào xanh dương/xanh lá (Hoặc ánh kim xanh), bao gồm những tính trạng sau đây: - Xanh dương – Xanh lá (Steel Blue, Royal Blue, and Green) - Xanh dương ánh lam ngọc (Turquoise Blue) - Không - xanh dương (non-Blue) Màu Blue / green ký hiệu là B1, gene này có thể tạo 3 kiểu màu sắc khác nhau: i) b1b1 – Cặp gene này sẽ biểu hiện màu Steel. ii) B1b1 – Cặp gene này sẽ biểu hiện màu Royal Blue. iii) B1B1 – Cặp gene này sẽ biểu hiện màu Green. Vì vậy, khi bạn ép 1 cặp betta màu Steel, bạn sẽ nhận được 100% cá con màu Steel, tương tự như vậy, khi bạn ép 1 cặp betta màu Green, bạn cũng sẽ nhận được 100% cá con màu Green. Nhưng khi bạn ép một cặp Royal Blue (B1b1 x B1b1), bạn sẽ nhận được 50% Royal Blue, 25% Steel và 25% Green. 1 điều đáng lưu ý nữa là có rất nhiều tế bào sắc tố đen bên dưới lớp ánh kim, các màu sắc trên than betta thường sẽ được tạo nên trên nền tối, nếu không có tế bào sắc tố đen bên dưới lớp ánh kim thì sẽ xuất hiện cá betta nền sáng (pastel) . Spread Iridocytes (gene qui định màu xanh dương ánh lam ngọc): gene mang sắc tố này làm cho betta có màu xanh ánh kim giống như kim loại (turquoise), nó mang đặc trưng ánh tinh thể và đã tạo ra ánh kim đặc biệt của màu xanh trên thân betta. Spread Iridocytes được qui định là gene SiSi, có tác dụng làm tăng số lượng ánh kim xanh lá trên thân betta betta. Nói như vậy cũng không có nghĩa là chúng ta đã hiểu hết được về loại gene này, tổ hợp SiSi với gene sisi sẽ làm giảm mật độ ánh kim xanh. Với 1 số kết quả trong những những thí nghiệm lai tạo mình, chúng tôi nghĩ là cặp gene Sisi có thể tạo ra một tính trạng trung gian nào đó để chi phối mật độ ánh kim xanh , hoặc có thể có nhiều hơn một cặp gene có liên quan đã làm nên điều này. Gene non-Blue (gene làm cho tế bào không có sắc tố blue) là những gì chúng ta có có khi sở hữu được một con cá betta không có lớp màu blue trên thân. Hiện chưa thể xác định chắc chắn được gene nào là nguyên nhân chính loại bỏ hoàn toàn lớp màu blue trên than betta. Có một số trại nuôi giống betta đã lai tạo được 1 dòng betta thuần không có bất kỳ dấu hiệu nào của lớp màu blue. Vì vậy, việc này trước đó đã gây tranh cãi. Tuy nhiên, trong trường hợp một cặp gene blbl kết hợp với cặp gene sisi, màu xanh của 1 lớp có thể được tạo ra rất hạn chế và chỉ còn lại một ít ánh bạc, và dĩ nhiên nó có thể không được công nhận là một màu Blue thực sự. Khi bạn thêm gene này vào gene cambodian, và tính trạng sáng/sạch (Bright / blond) ở màu vàng (yellows) và màu trắng (Whites), bạn có thể tạo ra hiệu ứng ghép màu ánh kim (steel -> opaque), và khống chế giới hạn của lớp màu xanh. Tuy nhiên, vẫn còn có thể có 1 gene chưa được nhận biết để tạo ra tính trạng non-Blue. 2/ Lớp màu đen: Melanophores (gene mang sắc tố đen), chứa những tính trạng: - Cambodian ( tính trạng này làm cho mình cá có màu thịt, đuôi vây kì màu đỏ) - Blond / Bright ( tính trạng này làm cho cá có màu đỏ tươi) - Melano (tính trạng này làm cho cá có màu đen) 3 tính trạng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lớp màu đen trên thân betta: Cambodian - Ngoài các phong cách truyền thống của cambodian betta, cơ thể màu thịt, đuôi vây kì màu đỏ, ngày nay bạn có thể tìm thấy nhiều loại betta được xếp vào loại: Cambodian. - Gene cambodian là cặp gene lặn, đặc trưng là cặp gene cc. Gene này sẽ loại bỏ tất cả màu đen tối trên thân cá. - Một số dạng Cambodian mới có màu xanh, màu xanh lá cây, trắng, và thậm chí có cả màu tím. Blond / Bright (sáng/sạch) cũng là cặp gene lặn, ký hiệu vn. Tác dụng của gene này được nhìn thấy rõ rang nhất ở cá betta màu đỏ, sự hiện diện của nó tạo ra một con cá betta màu đỏ tươi sáng. Nếu không có sự hiện diện của gene này, thì con cá sẽ có màu rất tối, hỗn tạp, khó xác định. Gene này cũng hiện diện ở cá betta màu xanh ánh kim, làm cho chúng trở thành màu pastel. Melano (màu đen), đó là cặp gene lặn, ký hiệu mm, làm tăng mật độ sắc tố đen trên thân betta, như vậy. Thật không may, một điều gì đó đã xảy ra trong bộ mã gene đã làm hầu hết các cá mái mang gene melano bị vô sinh. Vì vậy, chúng ta phải lai tạo trống melano với mái màu xanh, hoặc tốt hơn nữa là 1 mái màu blace lace, màu black lace có nền đen, cũng có đuôi màu đen và gần như trong suốt . Mái black lace có thể sinh sản được và có khả năng đóng góp gene để làm ra màu đen. 3. Lớp màu đỏ: Erythrophores (gene mang sắc tố đỏ), chứa những tính trạng sau; - Extended Red (toàn bộ cơ thể và đuôi vây kì có màu đỏ) - Reduced Red (thân màu đen tối, màu xanh dương hoặc màu xanh lá cây, chỉ có đuôi vây kì là màu đỏ) - Non-Red (Không có màu đỏ) - Variegated Fins (đuôi bướm) 4 gene trên sẽ xác định màu đỏ trên thân betta: Extended Red, ký hiệu là R sẽ kiểm soát việc phân bố và mật độ của màu đỏ trên thân betta. Nếu betta được xếp vào dạng Extended Red, điều đó có nghĩa là màu đỏ sẽ bao gồm toàn bộ cơ thể và đuôi vây kì, 1 chú cá betta đỏ hoàn hảo. Gene R này là tương tự với những gene Si, còn có những thay đổi mức độ của màu đỏ. Nếu có một ít màu đỏ được phân bố trên thân betta, nó được sẽ được đại diện bởi cặp rr, trong khi có thêm một màu đỏ thì nó được đại diện bởi cặp RR. Cá betta reduced Red sẽ có một màu tối (màu xanh dương, màu xanh lá cây hoặc đen) với đuôi vây kì màu đỏ. Không có gene nào được xác định là gene làm giảm màu đỏ. Gene Non-Red là cặp gene lặn nrnr, và không có bất kỳ sắc tố màu đỏ nào. Hầu hết các nhà lai tạo đều tin rằng gene non-red làm cho màu đỏ chuyển thành màu vàng. Gene variegated Fins kiểm soát màu đỏ trong bộ đuôi vây kì và tạo hiệu ứng mà chúng tôi gọi là Butterfly. Tiến sĩ Gene Lucas phát hiện gene này và ký hiệu là VF, mà kiểm soát các đốm màu đỏ trong đuôi vây cá. Sự phân phối của màu đỏ trong đuôi vây có thể rất tốt. 4. Yellow Layer (Lớp dưới cùng) : Xanthophores (tế bào chứa sắc tố vàng), chứa những tính trạng sau: - Không có các lớp đỏ, đen, và ánh kim xanh. Cho đến nay, đã có xác định rằng không có gene kiểm soát sự phân bố mật độ của lớp màu vàng. Điều này có nghĩa là một con cá betta màu vàng có sắc tố cambodian (không đen) trong lớp màu đen, yếu tố non-red trong lớp màu đỏ , và yếu tố non-Blue trong lớp màu ánh kim xanh. Tuy nhiên, vẫn có 1 số ý kiến cho rằng, màu vàng có thề có lien quan đến 1 số gene Opaque (trắng sữa). Nguồn: Chris Yew - http://www.gmbetta.net Dịch: liathiatp - http://www.bettashow.com
Đây chỉ là phân tích sơ về màu thôi ... tương đối trừu tượng ... nếu có bài chi tiết hơn khả năng ráp các nucleotit của 2 gene khác nhau vào 1 mạch nucleotic để tạo ra 1 màu nào đó thì tuyệt vời
cái này mình đọc trên các trang nước ngoài cũng chưa thấy! tất cả chỉ dừng ở khảo sát và kinh nghiệm như vậy thôi! bạn khảo sát gen tới mức độ phân tử (nucleotit) thì quá cao siêu rồi, chưa có dự án nào triển khai giải mã bản đồ gen cá cả, người Thái chả cần hiểu gì về bản đồ gen nhưng mỗi năm cũng làm ra những con cá càng ngày càng "quái chiêu" đó! cả thế giới vẫn phải mắt tròn mắt dẹt mà ngó theo hoài.
Đây là những điều mấu chốt nhất mà mình tìm được, đọc hiểu nó sẽ giúp các bạn khái quát hơn về màu sắc cơ bản betta, giúp các bạn ko ít trong quá trình lai tạo. Còn nghiên cứu nó tới cả cấu trúc gene thì ... amen (chưa chắc có người hiểu biết để viết ra mà người đọc đã hiểu hết đâu ).
Ừa , 2 bác nói có lý ... đó là do các nước châu á nền khoa học nghiên cứu không được đầu tư ... như Mỹ và các nước khác thì chúng nó đầu tư rất sâu về khoa học ... nhất là công nghệ sinh học chúng nó rất mạnh ... nhưng thôi ... nếu mình ép hên xui 1 cặp cá mà ra cá đẹp hoặc lạ thì vẫn thích hơn là nghiên cứu tạo ra giống mới ... :football: