hihi! lâu lâu lấn sân 1 chút chơi! khoe em betta không đủ 180 độ nhá! anh em đừng đâm em! tội nghiệp em lắm! nhà nghèo nên chơi đỡ Super Delta vậy! chừng nào đủ tiền thì mua HMPK! mới về: sau khi về 1 tháng: sau hơn 2 tháng nuôi: chụp với 1 bóng Jebo và 1 Azoo! với 1 bóng Jebo chụp với không đèn và không flash!
Genta ơi. con KLHV của bạn có tương lai BQ, còn trẻ mà màu vàng đã chèo nên tới hàng vẩy thứ năm rồi.... Màu vàng em này sẽ cross qua lưng khi được 4-5 tuổi. Chúc mừng. Nên cho em này ăn nhiều tôm, tép vào.
"đại ca" gì mà ác quá nhỉ? dòng Kim Long mà bắt em nó đỏ như Huyết Long! chơi ác vừa thui nhá "đại ca" có nước nấu chín em nó thì may ra ...
vnreddevil. Cá của genta sẽ không bao giờ ra màu đỏ được tại vì KLHV là thuộc loại vàng. Hình minh hoạt trên giấy là trại cá họ dùng bằng tư cách là hình mẫu. Còn giống của cá của genta là R.T.G splendour. R.T.G có nghĩa là Red Tail Golden và splendour là hạnh chiến của trại này. Còn tiếng việt thường được gọi là Kim Long Hồng Vỷ Cao lưng. RTG thường thì màu chỉ ra tới hằng vẩy thứ tư nhưng Cao lưng thì màu nên tới hằng vẩy thứ năm hoạt sáu. Nếu màu nên tới hằng thứ sáu thì con cá của genta trờ nên thuột loại Quá Bối.
@genta: ủa, tại mình nhìn cái hình đỏ chót, rùi lại thấy có máu huyết long nữa... vậy chính xác em nó là (huyết long x quá bối) hay (huyết long x KLHV) đây? @kevdv: cách hiểu của mình có khác với kevdv một chút. Theo mình: - Cá kim long ở Indonesia là KLHV (Đây là loài riêng, có tên khoa học là Scleropages aureus) - Cá kim long ở Malaysia là QB (con nào màu kô lên đến hàng vảy thứ 5, thứ 6 cũng là... QB! Nhưng là quá bối loại 2) (Tên khoa học Scleropages formosus) Hai dòng cá này hoàn toàn khác nhau. Ai cũng nói quá bối có màu vàng "sang trọng" hơn. Quá bối màu không lên đến hàng vảy thứ sáu thì màu vàng 24 k cũng đẹp hơn cao lưng KLHV! Nhưng mình gặp một số bạn bè cũng nói như Kevdv í. Quá bối= màu lên hàng vảy thứ 6 Cao lưng=màu lên hàng vảy thứ 5 (có thể là loại cao lưng KLHV ở Indonesia hay Quá Bối Malaysia loại 2). Mình nghe nói có một số trại bán cá kim long Malaysia loại 2 như là cao lưng. Sự mập mờ này gây ra một số hiểu lầm khi có người bán "quá bối" nhưng một chuyên gia cá rồng khác lại phán "đấy chỉ là cao lưng" khiến người mua cá cảm thấy "bị lừa"! Thực ra đó là con kim long Malaysia (mà vị chuyên gia đánh giá là màu không thể lên đến hàng vảy thứ 6 được nên xếp thành "cao lưng"!). Ai cũng có lý cả.
theo như anh Mạnh Long thì trại OTF có thông tin về nó là con của Tongyan x kim long hồng vỹ! nếu em mà được con lai của HL x QB thì Ok rùi! HL x QB --> Tongyan! hay còn gọi là Crossback splendour! Tongyan x RTG --> RTG splendour http://www.otf.com.sg/newbreed.htm
Theo mình biết là con nào có màu leo lên lưng đều gọi là quá bối. Con này là kim long quá bối Indo. Cá quá bối của Malay đuôi vây đều màu vàng sáng bóng, dáng nhỏ con hơn. Quá bối Indo có vảy vàng, mang màu vàng cam, nuôi lớn vảy màu vàng viền vàng cam, đuôi, vây đỏ.
Thật sự thanh long, KLHV, huyết long và Quá bối đều là Scleropages formosus. 10 năm về trước KLHV màu vàng chỉ nên tới hàng thứ tư. Sau này tại vì sự cạnh tranh trên thị trường Loại KLHV cao lưng đã xuất hiện (sự lai tạo giữa KHLV và Quá Bối). Kevdv không biết các trại cá rồng khác thì sao nhưng riêng trại Sialon thì giá của KLHV Cao lưng bằng với KLHV thường. Giá khác biệt của KLHV và KLHV cao lưng là chỉ có tiện cá cảnh bán ra thôi. Hầu như thị trường bây giờ chất lượng KLHV đều là cao lưng. Nếu chủ tiện mang ra hay loại một là cao lưng với giá cao, hai là KLHV thường thì các bạn cứ mua KLHV thường. Đừng bị lừa. Còn vấn đề sự so sánh Quá Bối và KLHV thì Quá bối không những có màu đẹp mà còn giáng nữa. Nếu bạn nào đã nuôi Quá bối rồi thì sẽ biết ý của kevdv. Đây cũng là một lý do tại sao Quá bối còn mắt hơn cả huyết long.
Thông tin đó cũ rồi Kevdv. Từ năm 2003, các nhà khoa học đã xác định huyết long (Scleropages legendrei), thanh long Borneo (Scleropages macrocephalus) và kim long hồng vĩ (Scleropages aureus) là những loài riêng biệt. Kim long quá bối, thanh long Nami và thanh long vẫn dùng tên cũ là Scleropages formosus. Bạn có thể tham khảo ở đây: The different colour varieties of the Asian arowana Scleropages fomorsus (Osteoglossidae) are distinct species: morphologic and genetic evidences – Laurent Pouyaud, Sudarto and Guy Teugels, Cybium 2003.
Con này đc nuôi trên nóc toilet hả Genta , sao thấy mắt nó cứ liếc nhìn xuống thía COn này đẹp quá. Chẹp chẹp