Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Ảnh hưởng của độ cứng đến sự trưởng thành của cá dĩa

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá Dĩa' bắt đầu bởi vnreddevil, 1/11/11.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/11/11
  2. thangogpe

    thangogpe Active Member

    Hay wá, thk bác nhiều
     
  3. PhanAnhQuan88

    PhanAnhQuan88 Active Member

    Nghiên cứu công phu quá . Hay !
     
  4. quangem

    quangem Active Member

    từ lý thuyết vào thực tiễn quá khó =)))))))))
     
  5. kitax

    kitax Active Member

    Phải nói là lý thuyết luôn trái ngược với thực tế hehe.
    Có vẻ tác giả đang cố chứng minh sự "lợi hại" của độ cứng nhưng chỉ nuôi cá đĩa trên giấy nên đưa ra những con số trong "tưởng tượng" hehe

    Kỳ này mấy ông bán lọc + vật liệu lọc sẽ giàu to đây
     
  6. happyhero

    happyhero Active Member

    bài viết rất là hay,cám ơn đóng góp của a.Nhưng mà ở đây còn nhìu điểm chưa chính xác lắm,như số lần thí nghiệm chỉ 1 lần chưa thể khẳng định chính xác dc.cá trong bầy có con to con nhỏ chia ra như thế cũng k thể nào nói chính xác dc. 2 là dh 8-8.5 thì chưa gọi là mềm.hiện nc máy bi giờ mêm cũng fai 3-4dh chứ 8 có vẻ còn khá cao.rồi kết luận nuôi nc cứng tốt bằng cách use nc giếng thì k chính xác vì thực tế nhìu ng nuôi nc giếng k bằng nc máy và nếu nói nc giếng cứng cao cá lớn về chiều dài vậy cá sẽ k tròn nữa vậy đâu gọi là cá dĩa nửa
     
  7. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    @all: Bài báo này được dịch từ tài liệu nước ngoài. Có thể việc dịch thuật không thật sát nghĩa lắm. Báo không đăng nguồn nên cũng chẳng biết đường nào mà tra cứu. Tóm lại đây là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Các bạn dùng làm tài liệu tham khảo thôi nha.

    @kitax: nâng độ cứng thì chỉ cần CaCl2 hoặc san hô vụn (nâng luôn pH) thôi mà anh :)

    @happyherro: người ta lựa 100 con cá bằng trạng để thí nghiệm mà. Độ cứng 8-8.5 là mức trung bình, không thể gọi là mềm (<4), theo mình đây là lỗi dịch thuật, đọc vẫn hiểu. Tóm lại trong thí nghiệm người ta dùng nước cứng (=15 dh) và nước trung bình (=8 dh) thì thấy cá phát triển tốt hơn trong nước cứng. Trong khi nguồn nước ở miền nam nước ta mềm (<4). Nếu muốn so sánh một cách chính xác thì phải phân làm 3 nhóm: mềm, trung bình và cứng. Rồi có khi phải làm như happyherro: lặp lại thí nghiệm nhiều lần trên nhiều dòng cá dĩa khác nhau!
     
  8. kitax

    kitax Active Member

    Dùng CaCl2 hoặc clorua vôi (Ca(OCl)2) không ổn đâu anh, vì nó sẽ khuyến mãi thêm ion Cl- làm nguồn nước thêm ô nhiễm. Còn san hô vụn muốn nâng dH lên 15dH thì vất vả lắm anh. Mà sau đó chỉnh pH trở về ngưỡng của cá đĩa cũng là một vấn đề rất lớn.

    Một vấn đề nữa là em đã từng thử nghiệm với rất nhiều cá, với rất nhiều khoảng dH từ 4 - 15 và nhận thấy rằng cá hầu như không hoặc ít phát triển ở dH 15, nó sống tốt ở khoảng dH 6-8

    Nếu đây là bài dịch thì cũng có thể tác giả có sự nhầm lẫn giữa độ cứng, độ dẫn diện và tổng khoáng, giống cái topic tranh luận với anh Triton lúc trước.
     
  9. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Cám ơn Kitax. Theo mình thì thông tin cá phát triển tốt ở 6-8 dH cũng rất có ý nghĩa vì nguồn nước ở Sài Gòn mềm (<4 dH). Trước đây mình nuôi cá dĩa thấy chậm lớn mặc dù chăm rất kỹ. Như bây giờ thì đã thử tăng độ cứng lên xem sao.

    Để mình tìm hiểu thêm về các cách nâng độ cứng. Kitax có thể chia sẻ với mọi người kinh nghiệm nâng độ cứng được không?
     
  10. kitax

    kitax Active Member

    Theo K thì:

    - Việc dùng vật liệu gì tăng độ cứng phải phụ thuộc vào kH nguồn nước để dể dàng chỉnh pH sau này đồng thời phải hạn chế tối đa các chất dư làm ô nhiễm nguồn nước.

    VD:

    - Nếu nguồn nước máy ở SG, kH tương đối cao (pH ổn định) thì mình nên dùng nước vôi trong để tăng dH vì nước vôi trong không làm tăng kH. Lúc này pH cũng sẽ tăng theo nhưng việc điều chỉ sẽ tương đối dể dàng.

    - Nếu nguồn nước giếng ở SG, kH tương đối thấp thì mình nên dùng đá nâng pH (99% là CaCO3 và Ca(HCO3)2) để tăng cả dH và kH, pH. Dùng san hô cũng OK nhưng sẽ chậm và tốn năng lượng nhiều hơn.

    Nhưng việc tăng dH chỉ nên thực hiện ở mức vài dH, chứ tăng nhiều quá thì việc điều chỉnh pH cũng sẽ gặp khó khăn.
     
  11. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Cả nước vôi trong Ca(OH)2 và đá vôi đều làm tăng pH. Theo mình biết thì độ kiềm kH là bộ đệm, nó giữ cho pH ổn định không biến thiên mạnh làm cá chết, nhưng ngược lại một khi độ kiềm cao rồi thì việc chỉnh pH (chẳng hạn như hạ xuống) sẽ khó khăn.

    Anh Kitax có thể chia sẻ thêm cho thành viên diễn đàn một số kinh nghiệm thực tế được không? Chẳng hạn anh nâng dH đến bao nhiêu, rồi pH bị tăng theo đến bao nhiêu, rồi dùng chất gì để hạ pH (ngoài tiệm cá có loại acid nhẹ dùng để hạ pH, phải loại đó không?)
     
  12. kitax

    kitax Active Member

    - Nước vôi trong làm tăng dH và pH nhưng không làm tăng kH anh. Và vì nó không làm tăng kH nên việc điều chỉnh pH sẽ đơn giản hơn. Còn đá vôi ngoài nâng dH, pH nó còn nâng thêm kH. Nếu nguồn nước có kH thấp thì dùng đá vôi tốt hơn nước vôi trong. Nhưng nếu nguồn nước kH đã cao rồi thì dung đá vôi sẽ làm kH cao thêm, khó chỉnh pH sau này.

    - Anh nói đúng, kH (buffer capacity) góp phần ổn định pH. kH thấp thì pH rất dể dao động, kH cao thì rất khó hạ pH. Do đó, khi nâng dH thì việc đầu tiên mình phải xem kH nước chỗ mình là bao nhiêu để có cách nâng dH phù hợp nhằm dể dàng điều chỉnh pH sau này.

    VD: Nguồn nước chỗ K dH khoảng 4 pH 6.8-7.0. K dùng đá nâng pH nâng dH lên khoảng 6-7 vì nước chỗ K kH tương đối thấp. Lúc đó pH khoảng 7.5. Rồi dùng H3PO4 hạ pH xuống khoảng 6.5 - 6.8.

    Cái axit nhẹ ngoài tiệm bán thực chất chính là H3PO4, anh chịu khó chạy ra chợ Kim Biên hoặc khu Tô Hiến Thành mua rẻ hơn nhiều.
     
  13. thangmt

    thangmt Active Member

    thank a Đại ,e đang dùng cái này (nâng độ cứng thì chỉ cần CaCl2 hoặc san hô vụn (nâng luôn pH) thôi mà anh)
     
    Last edited by a moderator: 4/11/11

Chia sẻ trang này