Bạch tuộc cải trang thành cá www.practicalfishkeeping.co.uk Trong số ra mới đây của tạp chí Natural History, các nhà sinh học Úc và Brazil đã phát hiện và mô tả về trường hợp bạch tuộc cải trang thành cá. Joao Krajewski và các đồng sự nghiên cứu và ghi nhận về tương tác giữa loài bạch tuộc Octopus insularis và cá mú Cephalopholis fulva qua các đợt lặn diễn ra trong 5 năm ở Fernando de Noronha Archipelago, cách bờ biển đông bắc Brazil 350 km, trong vùng nhiệt đới phía tây Đại Tây Dương. Các tác giả ghi nhận được 39 cá thể bạch tuộc kéo theo những nhóm từ 1 đến 14 cá thể cá mú, theo đó hầu hết bạch tuộc (33 con) kéo theo trên 5 con cá, luôn bơi ở chính giữa bầy cá. Mặc dù bạch tuộc vẫn giả trang khi nằm trên đáy biển, chúng còn biến đổi màu sắc và hình dạng tương tự với cá khi bơi cùng đàn cá, điều khiến cho bạch tuộc không thể bị phát hiện. Các tác giả ghi nhận 12 cá thể bạch tuộc không kéo theo đàn cá. Một lần nữa, chúng vẫn giả trang khi nằm trên đáy biển, nhưng có lẽ màu sắc lợt lạt kèm hoa văn sậm màu trông tương tự với bề ngoài của những con cá mú khi chúng bơi ngược bằng sức đẩy phản lực. Các tác giả giả thiết rằng kiểu hành vi và biến đổi màu sắc này ở bạch tuộc là một dạng giả trang khiến cho chúng trở nên không thể nhận biết được đối với những kẻ săn mồi. Các tác giả nói tiếp “hơn nữa, khi quan sát cận cảnh đáy biển, trong tầm nhìn của hầu hết các loài cá săn mồi tầng đáy (như cá chình moray, cá hồng và cá kẽm), loài bạch tuộc này thậm chí không thể bị phát hiện ra vì chúng luôn bơi ở chính giữa bầy cá với màu sắc, hình dạng và độ tương phản tương tự”. Để có thêm thông tin, hãy tham khảo: Krajewski, JP, RM Bonaldo, C Sazima and I Sazima (2009) Octopus mimicking its follower reef fish. Journal of Natural History 43: 185–190.