Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Cá chống lại sâu quái vật

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi vnreddevil, 28/9/16.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Cá chống lại sâu quái vật
    http://www.advancedaquarist.com/blog/fish-against-monster-worms

    Eunice aphroditois, còn gọi là sâu Bobbit worm, chôn thân hình dài ngoẵng bên dưới lớp cát, chỉ ló cặp ngàm (claw) ghê gớm bên trên. Nó sử dụng thứ này để bắt những con mồi hớ hênh và lôi tuột vào hang của mình trong chớp mắt. Các nhà sinh học thuộc Đại học Basel đã quan sát cặn kẽ kẻ săn mồi ác độc và con mồi của nó và phát hiện một hành vi thú vị: cá mồi tự phòng vệ trước con sâu quái vật bằng cách phun nước tấn công nó và khiến nó bỏ trốn. Nghiên cứu được đăng trên Scientific Reports.

    image_large.jpg

    Sâu Bobbit (Eunice aphroditois) phục kích con mồi dựa vào khả năng ngụy trang siêu đẳng và yếu tố bất ngờ. Con sâu chôn mình trong cát ngập đến đầu và nằm đợi con mồi, dụ dỗ nó bằng những cái tua như con trùn. Bất kỳ con cá nào mon men lại gần đều bị tấn công chớp nhoáng bằng các ngàm của sâu Bobbit và bị lôi vào hang của nó. Những con quái vật này sống ngay bên dưới nền cát ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương và có thể đạt đến chiều dài 3 mét.

    Cá sử dụng chiến thuật “hùa” để chống lại kẻ thù siêu đẳng

    Lần đầu tiên, các nhà sinh học Jose Lachat và Daniel Haag-Wackernagel ở khoa Y Sinh (Biomedicine) thuộc Đại học Basel từng thấy cách mà loài cá Scolopsis affinis [threadfin bream – cá dơi tua] tại Eo Lembeh vũ trang chống lại sâu Bobbit. Nếu phát hiện thấy một con sâu Bobbit hay chứng kiến đồng loại bị bắt, nó sẽ khơi mào một hành vi mà trong sinh học gọi là “hùa” (mobbing), theo đó con mồi vốn không có vũ khí tự vệ chống lại kẻ thù của mình.



    Trong trường hợp của cá dơi Scolopsis, chúng bơi lại gần miệng hang của con sâu, giữ thân mình gần như thẳng đứng với đầu chúi xuống, và thổi luồng nước mạnh về hướng con sâu. Các thành viên cùng loài một khi chứng kiến hành vi này liền làm theo, bắn phá kẻ mai phục bằng tia nước cho đến khi nó phải rút vào hang. Một khi kẻ săn mồi bị phát hiện và định vị, cơ hội để thực hiện những cuộc phục kích khác coi như đổ bể.

    Thông minh hơn bạn nghĩ

    Các nhà nghiên cứu tin rằng hành vi này có thể được lý giải bằng cơ hội sống sót gia tăng một khi phát hiện địa điểm của sâu Bobbit, nhất là vì sâu thường có xu hướng ở yên tại một địa điểm. Đám đông không chỉ biết địa điểm của kẻ săn mồi để phòng tránh về sau, mà chúng còn phơi bày địa điểm của con sâu cho các loài cá khác trong vùng. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện một loài cá khác, có quan hệ họ hàng (Scolopsis bilineatus) [two-lined monocle bream – cá dơi kiếng] cũng thể hiện hành vi “hùa” tương tự.
    “Liên quan đến năng lực tâm lý của cá, chúng bị đánh giá rất thấp. Việc nghiên cứu hành vi của chúng trong địa bàn tự nhiên tiếp tục làm hé lộ nhiều bất ngờ,” Daniel Haag-Wackernagel thuộc Đại học Basel lý giải.

    image_full.jpg
    Sâu Bobbit săn mồi vào ban đêm: với cặp ngàm của mình, sâu Bobbit chộp con mồi bị dụ đến gần nhờ các tua.
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/10/16

Chia sẻ trang này