Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Cá cóc liên quan đến tiếng nói ở loài người

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi vnreddevil, 11/10/08.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Cá cóc liên quan đến tiếng nói ở loài người
    Nguồn http://www.practicalfishkeeping.co.uk

    Theo một nghiên cứu mới đây, phần não bộ điều khiển tiếng nói của chúng ta có thể được phát triển từ trên 400 triệu năm trước ở cá.

    Các nhà sinh học thần kinh Mỹ phát hiện rằng mạch thần kinh cho phép cá cóc Midshipman phát ra tiếng gầm gừ cũng nằm ở cùng vị trí trên não bộ như mạng thần kinh điều khiển âm thanh ở chim, lưỡng cư và động vật có vú.

    “Chúng ta sững sờ và nói “Trời đất, tất cả đều ở cùng một vị trí” tiến sĩ Andrew Bass phát biểu với đài BBC “Bạn có thể thấy rằng đó là một bộ phận rất cổ xưa thuộc hệ thống thần kinh mà mọi động vật có xương sống đều sở hữu”.

    Vị trí chung của phần điều khiển âm thanh này (nằm tại não sau và bên trên cột sống) ở tất cả động vật có xương sống cho thấy rằng nó được phát triển từ một tổ tiên chung trước khi các loài sở hữu chúng xuất hiện.

    Điều này kéo chúng ta trở lại thời kỳ tiến hóa của cá xương, khoảng 400 triệu năm trước.

    Giáo sư Bass phát biểu: “Tôi nghĩ hầu hết mọi người không hề biết rằng nhiều loài cá sử dụng âm thanh để giao tiếp”.

    “Chúng phát ra những loại âm thanh khác nhau trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Chẳng hạn chim sử dụng giọng hót này để hấp dẫn bạn tình và giọng hót khác để xua đuổi những kẻ cạnh tranh, cá cũng hành động theo cách hoàn toàn tương tự”.

    Cá cóc Midshipman sử dụng khả năng phát ra âm thanh của mình để lôi cuốn cá cái đến tổ của nó, dưới hình thức ngân nga kéo dài trong nhiều giờ, hay để cảnh cáo những con cá đực khác – nói ngắn gọn là tiếng gầm gừ sắc, đanh.
     

Chia sẻ trang này