Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Cá mặt trăng tự sưởi ấm não

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi vnreddevil, 13/2/09.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Cá mặt trăng tự sưởi ấm não
    www.practicalfishkeeping.co.uk

    [​IMG]

    Các nhà khoa học Mỹ vừa cung cấp bằng chứng cho thấy cá mặt trăng, một loài cá biển cỡ lớn sống ở tầng mặt, tự sưởi não và mắt ấm hơn so với nhiệt độ nước biển nơi chúng sống.

    Cá mặt trăng (moonfish) hay Opah, Lampris guttatus, là loài cá to, sặc sỡ và cũn cỡn sống ngoài đại dương và thường lặn xuống dưới vùng nước sâu, nơi nhiệt độ rất thấp.

    Nhiệt độ thấp có thể ảnh hưởng đến các chức năng thần kinh và thị giác của cá, vì vậy một số nhóm cá đã tiến hóa một cách độc lập với khả năng tự sưởi ấm mắt và não để hạn chế tác động kể trên (chẳng hạn cá kiếm cũng tự sưởi mắt để săn mồi tốt hơn).

    Rosa Runcie và các cộng sự thuộc Đại học bang California nghiên cứu một chức năng, gọi là “sưởi ấm hộp sọ” (cranial endothermy), bằng cách đo nhiệt độ hộp sọ của 40 con cá mặt trăng còn sống có kích thước từ 90 đến 100 cm.

    Phát hiện của Runcie, đăng trên số ra mới nhất của tạp chí Experimental Biology, cho thấy cá mặt trăng đã tiến hóa một số chức năng cho phép tạo ra nhiệt và ngăn nó thất thoát ra môi trường nước lạnh xung quanh.

    [​IMG]

    Qua kiểm tra, các mô cơ nằm phía sau mắt cá mặt trăng thường có nhiệt độ cao hơn 2.1 độ C so với các mô cơ thông thường – nhưng một số trường hợp lên đến 6 độ C.

    Runcie và các đồng sự của cô nói: “Gốc của cặp cơ hoành dường như là nơi phát ra nhiệt. Cơ này là cơ lớn nhất, nằm kế bên não và dây thần kinh thị giác và cách não một lớp xương mỏng. Gốc cơ hoành có màu đỏ bầm và là nơi xảy ra nhiều phản ứng tổng hợp citrate, làm phát sinh nhiệt lượng, hơn so với tất cả các loại cơ ngoài khác”.

    Các tác giả tin rằng, cơ được bọc bằng một lớp mỡ mỏng để cách nhiệt với nước lạnh trong khe mang, và một mạng lưới động tĩnh mạch bên trong tạo ra một “bộ truyền - dẫn nhiệt” mà mọi người cho rằng nó giúp cá mặt trăng duy trì nhiệt độ cao ở hộp sọ.

    Loài này có phân bố rộng trên toàn thế giới, trong vùng nhiệt đới và các vùng biển ấm. Chúng có thể đạt kích thước đến 2 m và nặng 270 ký.

    Loài họ hàng gần là cá mặt trăng miền Nam, Lampris immaculatus, phân bố ở các vùng biển Nam bán cầu và đạt đến kích thước 1 m.

    Để có thêm thông tin, hãy tham khảo: Runcie RM, Dewar H, Hawn DR, Frank LR and KA Dickson (2009) - Evidence for cranial endothermy in the opah (Lampris guttatus). Journal of Experimental Biology 212, 461-470 (2009).
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/2/09

Chia sẻ trang này