Lai tạo Cá Thiên Đường Đuôi Tròn Macropodus ocellatus Steve Waldron (30/7/2015) - https://www.reef2rainforest.com/201...opodus-ocellatus-the-roundtail-paradise-fish/ Một cá đực Macropodus ocellatus khi rực rỡ nhất. Trở lại thời kỳ đen tối 2012, tôi chỉ có một camera số nhắm-và-bấm đơn giản. Tôi chưa vươn tới sự kỳ diệu của nhiếp ảnh cận cảnh (macro-photography) DSLR chi tiết. Tuy nhiên, cá của tôi vẫn liên tục đẻ, và tôi cố gắng ghi nhận hành vi của chúng bằng công cụ sẵn có trong tay. Đây là câu chuyện về dự án lai tạo hồi đó. Tôi có một chỗ đặc biệt trong tim dành cho cá mê lộ, những con dạng-cá vược (perch-like) thuộc phân họ Anabantoidei. Chúng chia sẻ cùng hành vi và sự thông minh sắc sảo với cichlids, dạng-cá vược, sống động hơn, trong khi bổ sung những tầng lớp thú vị dưới dạng phân hóa loài hoang dã, hành vi chăm sóc con (parental care) thú vị, và một vẻ đẹp vốn gợi nhớ đến Phương Đông kỳ thú, nơi hầu hết các loài anabantoids cư ngụ. Bên cạnh loài Betta splendens phổ biến và các loài sặc (gourami) cảnh chủ chốt, có nhiều loài cá mê lộ kém tiếng kích thích khẩu vị của những nhà thủy sinh nghiêm túc vốn sẵn sàng cho một thử thách mới. Một trong những loài như vậy là Macropodus ocellatus, Cá Thiên Đường Đuôi Tròn. Macropodus ocellatus là loài phương bắc, bản địa ở Trung Quốc, Nhật, Korea và Siberia. Nó có thể chịu được điều kiện mùa đông gần đóng băng và do đó là một đối tượng tuyệt vời cho hồ không sưởi hay ao lộ thiên vùng ôn đới. Ngoài tự nhiên, loài này được phát hiện trong các ruộng lúa, kênh chảy chậm và ao hồ; như các loài cá mê lộ khác, nó chịu đựng được nước với lượng ô-xy hòa tan hạn chế. Sự biến đổi nhiệt độ theo mùa từ lạnh lẽo của mùa đông đến nóng nực của mùa hè là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì loài cá này lâu dài. Trong việc lai tạo Macropodus ocellatus của mình, tôi thấy tốt nhất khi biệt dưỡng cá đực và cá cái riêng rẽ trong các hồ khác nhau. Tôi không muốn chịu rủi ro bị mất con mái duy nhất của mình vì cá đực quá dữ, và tôi cũng muốn chọn thời gian cho việc lai tạo chúng vào mùa hè, bởi vì tôi muốn nuôi một số cá bột ngoài trời. Cá đực được nuôi trong hồ vơi, không sưởi trong phòng ngủ của tôi qua mùa đông và mùa xuân, và khi nhiệt độ tăng lên vào mùa hè, tôi hy vọng rằng nó chẳng bao lâu sẽ sẵn sàng sinh sản. Hồ kiểu-đầm lầy (paludarium-style) của tác giả dành cho việc lai tạo Macropodus ocellatus. Chàng không phải thất vọng. Chừng nào mà tôi giới thiệu cá mái vào hồ của hắn, sự biến hình bắt đầu hé lộ. Màu sắc nhạt nhòa thường lệ của cá đực bùng nổ trong một vẻ đẹp vốn chỉ được thấy khi cá đang ve vãn hay chiến đấu. Khi cá mái M. ocellatus sẵn sàng đẻ, nàng sẽ biến thành màu be (beige) nhạt đồng nhất, rất tương phản với bộ cánh lòe loẹt của cá đực. Cá đực sau đó sẽ bắt đầu nhả một tổ bọt, phát minh kỳ lạ đó là độc đáo với nhiều loài cá mê lộ. Cá đực và cái Macropodus ocellatus thể hiện sự tương phản đáng kinh ngạc trong giai đoạn sinh sản. Ngoài giai đoạn này, cả hai đều trông nhạt nhòa như nhau. Rồi cá đực vênh váo bên dưới tổ bọt, lúc lắc thân bên dưới nó và phô trương với cá mái. Sau một hồi xem xét cá đực và tổ bọt, cá cái sẽ tham gia cùng cá đực trong một cái ôm sinh sản. Đây là loài cá rất dễ lai tạo. Giai đoạn đầu của một cái ôm sinh sản Macropodus ocellatus. Cá đực và cái ôm nhau và bắt đầu sinh sản bên dưới tổ bọt. Có một vài cảnh tượng hé lộ với nhà thủy sinh vốn xinh đẹp hơn cú ôm sinh sản chậm chạp của cá mê lộ. Sau mỗi cú ôm, cá mái sẽ xả trứng, cá đực sẽ thụ tinh cho chúng, và trứng sẽ trôi dạt trong cột nước. Rồi cá đực sẽ thoát khỏi cú ôm, hớp từng trứng vào miệng mình, và nhả chúng vào ma trận tổ bọt. Đó là một cảnh tượng để lưu giữ và có thể kéo dài hơn cả giờ. Cá mái sẽ quan sát và kiên nhẫn đợi cá đực quay trở lại cho cú ôm sinh sản kế tiếp. Sau khi sinh sản, cá đực sẽ chăm sóc bào thai đang phát triển một cách tận tình, và cá mái sẽ cố để tránh sự chú ý của nó. Trong hồ nhỏ, có lẽ tốt nhất nên bắt cá mái ra vào lúc này. Một tổ bọt Macropodus ocellatus đầy trứng. Macropodus ocellatus là loài mắn đẻ, và hàng trăm trứng có thể đẻ ra một lứa. Điều quan trọng là giữ cột không khí bên trên tổ được ẩm ướt, ấm áp để cá bột có thể phát triển bộ phận mê lộ một cách đúng đắn. Chẳng bao lâu sau, cá bột bắt đầu nở, và sau đó hàng tá em bé bu đầy bề mặt hồ. Vào lúc này, tôi múc nhiều tá cá bột và chuyển chúng sang ao nhỏ ngoài trời nơi chúng có thể xơi nước súp đầy vi sinh trong hồ. Nếu được cho ăn đầy đủ, cá đực sẽ hầu như không ăn cá bột, và một số có thể được để cùng nó trong hồ. Ngoài ao, cá bột sẽ tiếp tục phát triển qua mùa hè và mùa thu và có thể được để ngoài trời qua mùa đông hay ở một vùng được bảo vệ trong khí hậu cực lạnh. Cá bột Macropodus ocellatus mới nở phóng trên mặt hồ. Macropodus ocellatus là loài cá tuyệt vời với một vẻ đẹp đặc biệt vốn xứng đáng nhận sự quan tâm nhiều hơn từ các nhà thủy sinh. Khả năng chịu đựng của nó với điều kiện gần-đông cứng (37°F) là một đặc điểm hấp dẫn đối với nhà thủy sinh đang tìm kiếm một bổ sung độc đáo cho ao hay chậu nhỏ lộ thiên. Trong những năm gần đây, việc nhập khẩu cá này từ Trung Quốc là sẵn có trên thị trường, dẫu tôi không thấy nhiều sau đó. Điều có lẽ đòi hỏi nỗ lực cần mẫn của những nhà thủy sinh giỏi giang trong việc giữ cho loài này luân chuyển trong thú chơi. Tôi hy vọng bạn đã thưởng thức TBT này. Lần tới, tôi sẽ trở lại với một số hình ảnh chất lượng cao hơn!