Lớp nhớt giúp cá chình nổi www.practicalfishkeeping.co.uk Cá chình Nhật Anguilla japonica. Loại “nhớt” tìm thấy trên mình ấu trùng cá chình Nhật có thể hỗ trợ cho cuộc sống của chúng bằng cách giúp chúng nổi gần mặt nước nơi có nhiều thức ăn. Các nhà nghiên cứu ở Đại học Tokyo so sánh trọng lượng riêng của loài cá chình Nhật, Anguilla japonica, với 25 loài sinh vật biển ăn phiêu sinh khác, và phát hiện rằng cá chình Nhật là một trong số những loài nhẹ nhất. Các nhà khoa học phát hiện thấy trọng lượng riêng của ấu trùng cá chình rất thấp – từ 1.019 đến 1.043 – tức là còn nhẹ hơn cả nước biển, với trọng lượng riêng khoảng 1.024. Với các loài sinh vật biển khác bao gồm sứa và sên biển Hydromyles, trọng lượng riêng của chúng từ 1.020 đến 1.425. Chiếc phao độc đáo Lý giải cho cơ chế nổi khó tin này ở ấu trùng cá chình là một ma trận keo dính trong suốt glycosamino-glycans chứa trong cơ thể chúng. Được điều khiển bởi sự thẩm thấu đều đặn (osmoregulation) qua lớp tế bào chloride (Cl-) bao phủ khắp cơ thể của ấu trùng cá chình, cơ chế nổi độc đáo này cho phép chúng nổi trên mặt biển nơi có nhiều thức ăn nhất. Các nhà nghiên cứu tin rằng lớp “nhớt” trong suốt này còn giúp ấu trùng cá chình sinh tồn bằng cách thoát khỏi sự truy đuổi của kẻ thù. Cá chình Nhật non sống ở nước lợ, khi trưởng thành chúng chuyển vào sống trong vùng nước ngọt trước khi quay về biển để sinh sản. Mãi đến năm 1893, ấu trùng của loài cá chình này vẫn được cho là một loài khác, và được đặt tên là Leptocephalus brevirostris. Để có thêm thông tin, hãy tham khảo: Tsukamoto K, Yamada Y, Okamura A, Kaneko T, Tanaka H, Miller MJ, Horie N, Mikawa N, Utoh, T and S Tanaka (2009) - Positive buoyancy in eel leptocephali: an adaptation for life in the ocean surface layer. Marine Biology, vol. 156, no. 5. pp. 835-846.
Bác post hình nầy lên làm thèm nồi canh chua quá chắc phải tranh thủ trong cuối tuần nầy rồi. thanks bác nhiều.