Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Nghiên cứu làm sáng tỏ về phát sáng sinh học

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi vnreddevil, 12/3/09.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Nghiên cứu làm sáng tỏ về phát sáng sinh học
    www.practicalfishkeeping.co.uk

    [​IMG]
    Cá rìu bạc Argyropelecus aculeatus, NOAA, Creative Commons.

    Nghiên cứu mới đây của một nhà khoa học Thụy Điển đã làm sáng tỏ về cơ chế phát sáng sinh học ở các loài sinh vật biển.

    Jenny Krönström vừa lấy học vị tiến sĩ ở Đại học Gothenburg nhờ đề tài nghiên cứu về các cơ quan phát sáng ở sứa, động vật thân mềm và cá biển (đề tài có tên: “Điều khiển sự phát sáng: Vận hành công tắc ánh sáng của tế bào quang học ở các sinh vật biển”). Cô phát hiện rằng tép krill có những cơ đặc biệt để duy trì cường độ phát sáng thông qua việc co dãn.

    Chất hóa học đóng vai trò quan trọng trong việc phát sáng của tép krill là ô-xit nitric (NO).

    Chất này được tạo ra từ những túi nhỏ cung cấp ô-xy cho tế bào phát quang (photocyte) của tép krill, và từ cơ vòng (sphincter) mà qua đó những túi này phân phối máu đến các tế bào phát quang.

    Qua điều khiển sự co dãn của những cơ vòng này bằng xúc tác hóa học, Krönström chứng minh rằng phát sáng ở tép krill khi cơ vòng dãn ra, có thể là nhờ sự gia tăng lượng máu giàu ô-xy đi vào các tế bào phát quang.

    Bởi vì sự phát sáng phát triển một cách độc lập qua những thời kỳ khác nhau, những loài khác nhau đều có cơ chế phát sáng và duy trì ánh sáng khác nhau.

    Nghiên cứu của Krönström cũng chứng minh rằng tác dụng của ô-xít nitric trên mỗi loài đều khác nhau, nó hạn chế sự phát sáng ở cá rìu bạc (Argyropelecus olfersii) trong khi lại kích thích phát sáng ở cá sinh viên hải quân (plain midshipman, Porichthys notatus).
     

Chia sẻ trang này