Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Nguồn nước TP.HCM: Nguy cơ khai mùi... nước tiểu

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi meduthu, 12/11/08.

  1. meduthu

    meduthu Moderator

    nguồn: http://www.xaluan.com/


    Nguồn nước ăn TP.HCM: Nguy cơ khai mùi... nước tiểu

    Tính đến tháng 7/2008, nồng độ amonia trong nước sông Sài Gòn (nhất là tại vùng thu nước thô) đã tăng gấp 20 lần so với tiêu chuẩn. “Việc xử lý chất amonia hiện nay gần như là bế tắc với chúng tôi!” - ông Võ Quang Châu, Phó Giám đốc Công ty Sawaco thú thật.


    [​IMG]

    Sông Sài Gòn, nguồn cung cấp nước sạch cho hơn 8 triệu dân TP.HCM.

    Đó là lời phát biểu của vị lãnh đạo công ty cấp nước cho TP.HCM tại buổi nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng thể và khả thi bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn đảm bảo an toàn cấp nước cho thành phố”, do GS TS Lâm Minh Triết, Viện Nước và Công nghệ Môi trường, chủ nhiệm.
    Nguồn nước khai mùi… nước tiểu

    Ông Triết cho rằng, chất lượng nước sông Sài Gòn, nhất là tại vùng thu nước thô diễn biến thất thường theo chiều hướng xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu cấp nước cho TP và các địa phương trên lưu vực.
    Theo đó, amonia có xu hướng tăng dần theo vị trí từ hạ lưu hồ Dầu Tiếng đến bến phà Bình Khánh. Vào mùa mưa, nồng độ mùi nước tiểu thường cao hơn so với mùa khô. Tính đến tháng 7/2008, nồng độ amonia đã tăng gấp 20 lần so với tiêu chuẩn nguồn nước loại A (nguồn phục vụ cho mục đích cấp nước). Amonia đang tiếp tục tăng sau khi tiếp nhận nước từ các kênh rạch thải ra, đặc biệt là rạch Bà Cô, rạch Bà Bếp, rạch Tra và sông Vàm Thuật.

    “Nhưng để xứ lý mùi nước tiểu này thì đến nay hầu như bị bế tắc!” - ông Châu, Phó Giám đốc Công ty Sawaco cho biết.
    Do chất lượng nước đầu vào diễn biến ngày càng xấu đi, nên nhu cầu sử dụng hóa chất Clo trong nhà máy nước Tân Hiệp ngày càng tăng cao. Hầu hết các chỉ tiêu pH, sắt, độ đục… đều vượt tiêu chuẩn mặt nước, chất lơ lửng tăng cao, mangan luôn tồn tại trong nguồn nước và có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là hàm lượng coliform, có lúc tăng gấp 50 lần (năm 2007) so với tiêu chuẩn.

    Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, trong trường hợp nguồn nước sông Sài Gòn tiếp tục ô nhiễm vượt quá khả năng xử lý của nhà máy nước Tân Hiệp, sẽ có hai phương án:
    - Cải tiến quy trình công nghệ, bổ sung công trình xử lý, hỗ trợ để xử lý đạt yêu cầu quy định. Chi phí hàng năm tốn gần 50 tỉ đồng (với công suất 300.000m3/ngày đêm).

    - Di dời trạm bơm cấp 1 lên hồ Dầu Tiếng. Tốn 212,22 tỷ/năm (với công suất 300.000 m3/ngày) và 565,75 tỷ (với công suất 900.000 m3/ngày). Chi phí này tương ứng với chi phí để xây dựng 4.224 và 11.315 căn nhà tình thương cho người nghèo (tính 50 triệu đồng/căn)."Trong tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới, đảm bảo an toàn nước phải bắt đầu từ nguồn, chúng có chứa chất độc hay không, là những loại gì,… Có bắt đầu từ gốc thì mới có thể nói nước ăn cho người dân đã đảm bảo an toàn hay chưa!” - bà Ngân, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM nói tại buổi nghiệm thu.
    Theo nhóm nghiên cứu, đến năm 2010, ô nhiễm vi sinh tiếp tục tăng đến mức báo động, một số vi khuẩn, virus gây bệnh liên quan đến nguồn nước sẽ xuất hiện. Dự báo xuất hiện các chất ô nhiễm mới: một số vi khuẩn và virus gây bệnh (noroviros, rotavirus, enterovirus, heptatitis A Virus)...

    "Lộ mặt" các "điểm nóng" gây ô nhiễm

    Nghiên cứu chỉ ra rằng, bên cạnh những nguyên nhân tự nhiên gây ô nhiễm nguồn nước sông Sài Gòn không đáng kể, phải nói đến nguyên nhân cơ bản là từ nguồn nước thải công nghiệp mà dân cư đổ ra sông Sài Gòn hàng ngày. Theo đó, hàng loạt điểm nóng cụ thể gây ô nhiễm trong phạm vi bán kính 15km quanh cửa lấy nước Tân Hiệp đến tháng 6/2008 bị chỉ điểm. Hàng loạt các con sông, rạch đang oằn mình hứng chịu hàng nghìn mét khối chất thải mỗi ngày.
    Rạch Bà Bếp bị ép “uống” 1.700m3 nước thải/ngày từ 16 doanh nghiệp của cụm công nghiệp Tân Quy. Rạch Tra mỗi ngày lãnh khoảng 1.800m3 nước thải từ 27/48 doanh nghiệp của Khu công nghiệp Tân Phú Trung, Tây Bắc Củ Chi, bãi rác Phước Hiệp. Rạch Bà Hồng thì bị hai cụm công nghiệp Quang Trung và Tân Thới Hiệp tống cho 1.600m3 nước thải sản xuất/ngày.


    [​IMG]

    Bè cá thả sông cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Kinh khủng không kém, đoạn kênh Tham Lương - Vàm Thuật tại khu vực quận 12 mỗi ngày phải “ngậm” nước thải sản xuất và sinh hoạt thải từ 76 cơ sở gây ô nhiễm cao như dệt nhuộm, xeo giấy, hóa chất, từ KCN Tân Bình, trong đó nhà máy dệt Thành Công là 2.850m3/ngày và Dệt Thắng Lợi là 3.600m3/ngày...
    Hàng loạt “tên nóng” khác cũng bị điểm mặt. Đó là các cơ sở chưa có hoặc chưa hoạt động hiệu quả hệ thống xử lý nước thải, gồm Công ty Giấy Công Thành, Cao su Phương Nam, Cao su Phú Bình, Cao su Long Hòa, Cao su Minh Tân…; các cơ sở có lượng nước thải phát sinh trên 2000 m3/ngày như Công ty TNHH Giấy Chánh Dương, TNHH thực phẩm San Miguel Fure Food, TNHH Nông sản Đài Việt, TNHH chăn nuôi Hanpork đang hủy hoại sông Thị Tính.
    Rạch Ông Bố thì bị các Công ty TNHH Giấy Lụa Newtoyo (5000m3/ngày); TNHH Dutch Lady VN (2000m3/ngày) đổ bẩn. Rạch Vĩnh Bình, cầu Võng cũng không thoát khỏi sự “chơi bẩn” của Công ty TNHH dệt nhuộm Lucertia Vietnam, TNHH Tân Hiệp Phát và hàng trăm cơ sở nuôi heo…



    *Nếu chuyện nầy thành sự thật thì anh em nuôi cá phải xử lí nước kỉ hơn nhiều lần so với trước đây, khổ ghê
     
  2. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

  3. Bettah Splendens

    Bettah Splendens Active Member

    Wowowww ... Đạt có cái link web site hết xảy nha :D :p
    làm gì mà bên đó có vụ này muh em lo Đạt :D :wallbash:


    @ Vnreddevil : Ủa ... sao bài phơi nắng này của Đại post hồi nào muh mình chưa đọc dzị ta :p :D :wallbash:
     
  4. meduthu

    meduthu Moderator

    hihi lo... giùm cho anh em, chứ em không có bị
    nước chổ em cũng ok lắm anh, mổi 6 tháng là thành phố gởi giấy báo về báo chất lượng của nước,mấy năm nay nước tốt có thể uống được không cần nấu.
     

Chia sẻ trang này