Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

“Ốc mượn hồn” ghi nhớ cảm giác đau đớn

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi vnreddevil, 9/4/09.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    “Ốc mượn hồn” ghi nhớ cảm giác đau đớn
    www.practicalfishkeeping.co.uk

    [​IMG]

    Theo một nghiên cứu mới nhất, cùng với cảm giác đau đớn, cua còn có khả năng ghi nhớ điều này.

    Nghiên cứu được thực hiện bởi các giáo sư Bob Elwood và Mirjam Appel, đại học Queen, Belfast, sử dụng dòng điện nhỏ để kiểm tra phản ứng của “ốc mượn hồn” (hermit crab).

    Theo nghiên cứu này đăng trên tạp chí Animal Behaviour – cua không chỉ phản ứng tiêu cực khi bị điện giật mà còn cố tránh để khỏi bị giật về sau.

    Một nhóm “ốc mượn hồn” Pagurus bernhardus bị cho giật điện bên trong vỏ chỉ ngay dưới mức ngưỡng, trong khi nhóm ốc thứ hai không bị cho giật điện.

    Các nhà nghiên cứu quan sát thấy trong thời gian này, chỉ có những con cua ở nhóm bị giật điện mới rời bỏ vỏ ốc của chúng. Một số con còn có biểu hiện tấn công vỏ ốc mà chúng vừa rời bỏ.

    Cùng với việc cho điện giật, tất cả cua đều được cung cấp một vỏ ốc mới. Những con “ốc mượn hồn” bị cho giật điện đều có khuynh hướng thay đổi vỏ ốc.

    Thêm nữa, những con cua bị giật bỏ ít thời gian săm soi vỏ ốc mới hơn trước khi thay đổi – điều chứng tỏ rằng chúng mong muốn thay đổi thậm chí kể cả khi vỏ ốc mới không tốt bằng cái hiện tại.

    “Trong nghiên cứu trước đây, chúng tôi đã biết rằng chúng có thể phát hiện và trốn tránh khỏi những tác động bất lợi” giáo sư Elwood phát biểu với BBC “nhưng đó có thể là một phản ứng đơn giản không liên quan đến cảm giác đau đớn xuất phát từ bên trong”.

    “Nghiên cứu này chứng tỏ rằng đó không phải là một phản ứng đơn giản mà những con cua đã đánh đổi một cái vỏ chất lượng với việc trốn tránh khỏi những tác động bất lợi. Kiểu đánh đổi như thế này trước đây chưa hề được chứng minh ở những loài giáp xác. Các kết quả cũng củng cố cho lập luận rằng những con vật này cảm nhận được sự đau đớn”.

    Để có thêm thông tin, hãy tham khảo: Elwood, R.W., Appel, M. 2009. ‘Pain experience in hermit crabs?’ Animal Behaviour, doi:10.1016/j.anbehav. 2009.01.028
     
  2. minh_2008

    minh_2008 Active Member

    nghe nói bọn ni` cắn là chít phải hem nhểy?
     
  3. DrMartens

    DrMartens Active Member

    Bên Thái đang có phong trào chơi ốc loại này..nhưng đặc biệt là trên con ốc vẽ các hình hoạt họa rất sặc sỡ..trông rất lạ,giá rất chát :D
     
  4. banhbaotrungcut

    banhbaotrungcut Active Member

    hihi, hùi nhỏ mua tụi này về nui hoài mà, cho ăn củ sắn đó, nó kẹp mình thui, nhột nhột chút xíu chứ ko tới nỗi bị "chết" đâu Minh. :D
     
  5. minh_2008

    minh_2008 Active Member

    mình bít. hùi đóa cũng có nuôi nhìu lém nhưng ngoại mình nghe tin đóa đâu đó rùi sợ nên ...sạch:(
     
  6. nadmad

    nadmad Moderator

    Suy gẫm 1. Nhiều khi ở cái "nhà" này thấy tệ. Vội vội vàng vàng thay cái "nhà" khác. Còn te tua hơn. Bởi vậy nếu có chút đớn đau cũng nên cắn răng thích nghi. Thú đau đáng thương. Chậc.
     

Chia sẻ trang này