Phân cách giới tính tự nhiên ở cá mập www.practicalfishkeeping.co.uk Theo nghiên cứu được công bố trên số ra gần đây của tạp chí Biology Letters, một lý do khiến các loài cá mập và cá nhám bị sụt giảm nghiêm trọng về số lượng là vì “đường phân cách” giới tính. Nghiên cứu thực hiện bởi Gonzalo Mucientes và các đồng sự chứng minh rằng đường phân cách nằm ở phía nam Thái Bình Dương trong vùng phân bố của loài cá nhám bơi nhanh nhất thế giới, cá nhám mako vây ngắn (shortfin mako shark - Isurus oxyrinchus), điều gián tiếp cho rằng ngành công nghiệp đánh bắt tác động đến số lượng cá mập. Các tác giả nghiên cứu loài cá nhám mako vây ngắn và cá mập xanh (blue shark - Prionace glauca) trên các tàu đánh bắt ở đông nam Thái Bình Dương trong thời gian 3 tháng, ghi chép địa điểm đánh bắt và giới tính của cá. Các tác giả cũng kiểm tra dữ liệu đánh bắt của hai loài cá này ở Thái Bình Dương trong suốt 54 năm qua. Các tác giả đã phát hiện rằng cá mập phân cách về giới tính trong suốt thời gian nghiên cứu, với cá mập đực chiếm đa số ở phía tây và cá mập cái ở phía đông. Nguyên nhân của sự phân cách này vẫn chưa được biết, các tác giả đưa ra một số giả thuyết như vùng săn mồi, nhiệt độ bề mặt đại dương hay ưu tiên sinh sản. Các tác giả phỏng đoán rằng cá nhám mako vây ngắn cái có lẽ lẩn tránh sự quấy nhiễu của cá đực; cá nhám mako vân ngắn đực rất hung dữ, thậm chí kể cả khi sinh sản (cá đực thường cắn cá cái bị thương trầm trọng trong thời gian này). Các tác giả cho rằng bởi vì sự phân cách giới tính này, vùng diễn ra hoạt động đánh bắt mạnh mẽ có thể gây ra sự mất cân đôi nghiêm trọng về tỷ lệ đực cái. Việc khai thác cá mập vào mùa diễn ra sự phân cách giới tính có thể là nguyên nhân chính trong việc số lượng cá mập bị sụt giảm. Các tác giả cũng phát hiện bằng chứng về sự phân cách giới tính của loài cá mập xanh ở vùng đông nam Thái Bình Dương. Bởi vì đa số cá bị đánh bắt là con đực trưởng thành, điều này cho phép dự đoán rằng sự phân cách diễn ra trên quy mô rộng hơn so với vùng nghiên cứu của các tác giả. Để có thêm thông tin, hãy tham khảo: Mucientes, GR, N Queiroz, LL Sousa, P Tarroso and DW Sims (2009) Sexual segregation of pelagic sharks and the potential threat from fisheries. Biology Letters 5, pp. 156–159.