Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Quy định về kiểm dịch động vật của Bộ NN&PTNT

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi nhixuan, 30/11/07.

  1. nhixuan

    nhixuan Active Member

    BỘ NÔNG NGHIỆP
    VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
    ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ********
    Số: 15/2006/QĐ-BNN Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2006

    QUYẾT ĐỊNH
    BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUY TRÌNH, THỦ TỤC
    KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT; KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y

    BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

    Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;
    Căn cứ Nghị định số 33 /2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
    Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y”.
    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Quyết định số 389/NN-TY/QĐ ngày 15 tháng 4 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nhgiệp và Phát triển nông thôn) quy định về thủ tục kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y.
    Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

    KT. BỘ TRƯỞNG
    (Đã ký)

    Thứ trưởng Bùi Bá Bổng









    BỘ NÔNG NGHIỆP
    VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
    ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ********

    QUY ĐỊNH
    Về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật,
    sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08 tháng 03 năm 2006
    của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

    Chương 1
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi áp dụng
    1. Phạm vi áp dụng.
    Quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y;
    2. Đối tượng áp dụng.
    Quy định này áp dụng đối với:
    a) Các tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên lãnh thổ Việt Nam;
    b) Cơ sở chăn nuôi, thu gom, kinh doanh, giết mổ động vật; cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống;
    c) Cơ sở sơ chế, bảo quản, buôn bán sản phẩm động vật ở dạng tươi sống, sơ chế;
    d) Cơ sở tập trung động vật, sản phẩm động vật;
    đ) Cơ sở, khu cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật (sau đây gọi chung là khu cách ly kiểm dịch);
    e) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y;

    Điều 2. Giải thích từ ngữ
    Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Tạm xuất tái nhập: là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực Hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam;
    2. Tạm nhập tái xuất: là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực Hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam;
    3. Chuyển cửa khẩu: là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam để bán cho một nước, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
    Quy định này chỉ áp dụng đối với động vật, sản phẩm động vật chuyển cửa khẩu có làm thủ tục gửi hàng tại kho ngoại quan hoặc vận chuyển hàng trên lãnh thổ Việt Nam;
    4. Quá cảnh lãnh thổ Việt Nam: là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh.
    Điều 3. Quy định về việc xử lý động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo các yêu cầu về hồ sơ kiểm dịch.
    Khi phát hiện lô hàng động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo các yêu cầu về hồ sơ kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật xử lý như sau:
    1. Trường hợp không có giấy chứng nhận kiểm dịch:
    a) Hướng dẫn chủ hàng đưa động vật, sản phẩm động vật đến khu cách ly kiểm dịch để thực hiện kiểm dịch theo quy định;
    b) Đối với động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam thì trả về nơi xuất phát, hoặc tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định;
    2. Trường hợp có giấy chứng nhận kiểm dịch nhưng hết giá trị thời gian sử dụng hoặc có sự tẩy xoá, sửa chữa nội dung giấy chứng nhận kiểm dịch: Hướng dẫn chủ hàng đưa động vật, sản phẩm động vật đến khu cách ly kiểm dịch để kiểm tra, xét nghiệm lại động vật, sản phẩm động vật;
    3. Trường hợp có sự đánh tráo, lấy thêm, để lẫn với động vật, sản phẩm động vật chưa qua kiểm dịch hoặc để lẫn với hàng hoá khác có nguy cơ lây nhiễm:
    a) Hướng dẫn chủ hàng đưa động vật, sản phẩm động vật đến khu cách ly kiểm dịch để tiến hành kiểm tra, xét nghiệm lại đối với động vật, sản phẩm động vật đã đánh tráo, lấy thêm hoặc để lẫn với hàng hoá khác;
    b) Trường hợp số động vật, sản phẩm động vật phải kiểm tra, xét nghiệm lại phát hiện thấy mắc bệnh, mang mầm bệnh thuộc Danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật thì phải kiểm tra lại toàn bộ lô hàng.
    4. Hồ sơ kiểm dịch không hợp lệ, nội dung chứng nhận kiểm dịch không phù hợp:
    a) Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật có thẩm quyền nơi xuất hàng biết để kiểm tra lại, sửa đổi, hoàn chỉnh hồ sơ kiểm dịch;
    b) Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nếu chủ hàng có yêu cầu;
    5. Trường hợp động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong nước mà không xác định được chủ:
    a) Động vật, sản phẩm động vật sau khi kiểm tra, xét nghiệm: Nếu đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì cho phép sử dụng;
    b) Động vật, sản phẩm động vật sau khi kiểm tra, xét nghiệm: Nếu không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định;
    6. Động vật, sản phẩm động vật nhập vào Việt Nam: Nếu không xác định được chủ thì phải tiêu hủy.

    Chương 2
    QUY TRÌNH, THỦ TỤC KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
    Mục 1
    QUY TRÌNH, THỦ TỤC KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT,
    SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT VẬN CHUYỂN TRONG NƯỚC

    Điều 4. Kiểm dịch động vật vận chuyển trong tỉnh.
    1. Tổ chức, cá nhân (sau đây được gọi là chủ hàng) khi vận chuyển động vật với số lượng lớn ra khỏi huyện trong phạm vi tỉnh phải đăng ký kiểm dịch với Trạm Thú y quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được gọi là Trạm Thú y huyện) theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 của Nghị định số 33 /2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y (sau đây được gọi là Nghị định số 33/2005/NĐ-CP).
    2. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch gồm:
    a) Giấy đăng ký kiểm dịch động vật vận chuyển theo mẫu quy định;
    b) Bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của động vật (nếu có);
    c) Bản sao giấy chứng nhận tiêm phòng, phiếu kết quả xét nghiệm bệnh động vật (nếu có).
    3. Kiểm tra trước khi đưa động vật đến khu cách ly kiểm dịch:
    a) Kiểm tra nội dung đăng ký và các giấy tờ có liên quan tại khoản 2 của Điều này;
    b) Căn cứ tình hình dịch bệnh, kết quả tiêm phòng, kết quả xét nghiệm bệnh của động vật tại nơi xuất phát, cơ quan kiểm dịch động vật chuẩn bị các điều kiện để kiểm dịch;
    c) Trong phạm vi 02 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm thông báo về thời gian, địa điểm, nội dung kiểm dịch;
    d) Kiểm tra việc thực hiện các quy định về điều kiện vệ sinh thú y đối với khu cách ly kiểm dịch;
    đ) Hướng dẫn chủ hàng đưa động vật đến khu cách ly kiểm dịch và phải tiến hành kiểm dịch chậm nhất sau 02 ngày, kể từ khi động vật được tập trung tại khu cách ly kiểm dịch.
    4. Kiểm tra sau khi đưa động vật đến khu cách ly kiểm dịch:
    a) Kiểm tra số lượng, chủng loại động vật theo hồ sơ đăng ký kiểm dịch;
    b) Kiểm tra lâm sàng, tách riêng động vật yếu, động vật có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm;
    c) Lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo quy định trước khi vận chuyển động vật (đối với động vật sử dụng làm giống, lấy sữa); các bệnh theo yêu cầu của chủ hàng (nếu có);
    d) Tiêm phòng hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh khác đối với bệnh thuộc Danh mục bệnh phải tiêm phòng khi vận chuyển động vật (trừ động vật sử dụng với mục đích giết mổ) nếu động vật chưa có giấy chứng nhận tiêm phòng hoặc giấy chứng nhận tiêm phòng không hợp lệ; các bệnh theo yêu cầu của chủ hàng (nếu có);
    đ) Đối với động vật xuất phát từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh thì không phải làm xét nghiệm, áp dụng các biện pháp phòng bệnh đối với những bệnh được công nhận an toàn dịch bệnh;
    e) Diệt ký sinh trùng;
    f) Đánh dấu động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định.
    5. Sau khi thực hiện việc kiểm dịch, nếu động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, đã được tiêm phòng hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh khác và có miễn dịch thì kiểm dịch viên động vật thực hiện:
    a) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y trong phạm vi 24 giờ trước khi vận chuyển. Hồ sơ kiểm dịch cấp cho chủ hàng gồm: Giấy chứng nhận kiểm dịch; bảng kê mã số đánh dấu động vật theo quy định;
    b) Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo;
    c) Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc đối với phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo ít nhất 06 giờ trước khi bốc xếp hàng để vận chuyển;
    d) Trong ngày bốc xếp hàng, kiểm dịch viên động vật thực hiện: Kiểm tra lâm sàng động vật; kiểm tra, giám sát quá trình bốc xếp động vật lên phương tiện vận chuyển; niêm phong phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng (đối với động vật không áp dụng biện pháp đánh dấu); hướng dẫn chủ hàng vệ sinh, khử trùng tiêu độc khu cách ly kiểm dịch, nơi bốc xếp động vật.
    6. Trường hợp động vật không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.

    Điều 5. Kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển trong tỉnh.
    1. Chủ hàng khi vận chuyển sản phẩm động vật với khối lượng lớn ra khỏi huyện trong phạm vi tỉnh phải đăng ký kiểm dịch với Trạm Thú y huyện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 của Nghị định số 33 /2005/NĐ-CP;
    2. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch gồm:
    a) Giấy đăng ký kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển theo mẫu quy định;
    b) Bản sao phiếu kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y sản phẩm động vật (nếu có);
    c) Các giấy tờ khác có liên quan (nếu có).
    3. Kiểm tra trước khi đưa sản phẩm động vật đến khu cách ly kiểm dịch:
    a) Kiểm tra nội dung đăng ký kiểm dịch và các giấy tờ có liên quan tại khoản 2 của Điều này;
    b) Căn cứ tình hình dịch bệnh động vật tại nơi xuất phát, kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật chuẩn bị các điều kiện để kiểm dịch;
    c) Trong phạm vi 02 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm thông báo thời gian, địa điểm, nội dung kiểm dịch;
    d) Kiểm tra việc thực kiện các quy định về điều kiện vệ sinh thú y khu cách ly kiểm dịch;
    đ) Hướng dẫn chủ hàng đưa sản phẩm động vật đến khu cách ly kiểm dịch và phải tiến hành kiểm dịch chậm nhất sau 02 ngày kể từ khi sản phẩm động vật được tập trung tại địa điểm đã chỉ định.
    4. Kiểm tra sau khi đưa sản phẩm động vật đến khu cách ly kiểm dịch:
    a) Kiểm tra số lượng, chủng loại sản phẩm động vật theo hồ sơ đăng ký của chủ hàng;
    b) Kiểm tra tình trạng bao gói, bảo quản sản phẩm và kiểm tra cảm quan đối với sản phẩm động vật; kiểm tra dấu kiểm soát giết mổ, tem kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm tươi sống sau giết mổ;
    c) Lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật chưa xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy định hoặc chưa có dấu kiểm soát giết mổ, tem kiểm tra vệ sinh thú y; theo yêu cầu của chủ hàng (nếu có);
    d) Khử trùng tiêu độc đối với lô hàng theo quy định;
    đ) Đánh dấu, niêm phong bao bì chứa đựng đối với sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
    5. Sau khi thực hiện việc kiểm dịch, nếu sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, kiểm dịch viên động vật thực hiện:
    a) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y trong phạm vi 24 giờ trước khi vận chuyển;
    b) Theo quy định tại điểm b, c khoản 5 Điều 4 của bản Quy định này;
    c) Trong ngày bốc xếp hàng, kiểm dịch viên động vật thực hiện: Kiểm tra, giám sát quá trình bốc xếp sản phẩm động vật lên phương tiện vận chuyển; niêm phong phương tiện vận chuyển; thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc khu cách ly kiểm dịch, nơi bốc xếp hàng.
    6. Trường hợp sản phẩm động vật không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.

    Điều 6. Kiểm dịch động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh:
    1. Chủ hàng khi vận chuyển động vật với số lượng lớn ra ngoài tỉnh (theo quy định về số lượng động vật phải kiểm dịch và miễn kiểm dịch tại Quyết định số 47/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phải đăng ký kiểm dịch với Chi cục Thú y và thực hiện kiểm dịch theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 4 của bản Quy định này;
    2. Kiểm tra sau khi đưa động vật đến khu cách ly kiểm dịch:
    a) Theo quy định tại điểm a, b, đ, e, f khoản 4, khoản 6 Điều 4 của bản Quy định này;
    b) Lấy mẫu xét nghiệm các bệnh trước khi vận chuyển động vật nếu động vật chưa xét nghiệm bệnh theo quy định; các bệnh theo yêu cầu của chủ hàng (nếu có);
    c) Tiêm phòng hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh khác: Bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải tiêm phòng khi vận chuyển động vật nếu động vật chưa có giấy chứng nhận tiêm phòng hoặc giấy chứng nhận tiêm phòng không hợp lệ; các bệnh theo yêu cầu của chủ hàng (nếu có).
    3. Sau khi thực hiện việc kiểm dịch, kiểm dịch viên động vật thực hiện theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 4 của bản quy định này.

    Điều 7. Kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh:
    1. Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển sản phẩm động vật với khối lượng lớn ra ngoài tỉnh (theo quy định về khối lượng sản phẩm động vật phải kiểm dịch và miễn kiểm dịch tại Quyết định số 47/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phải đăng ký kiểm dịch với Chi cục Thú y và thực hiện kiểm dịch theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 5 của bản Quy định này;
    2. Kiểm tra sau khi đưa sản phẩm động vật đến khu cách ly kiểm dịch:
    a) Theo quy định tại điểm a, b,d, đ, khoản 4 Điều 5 của bản quy định này;
    b) Lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật chưa làm các xét nghiệm theo quy định; các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo yêu cầu của chủ hàng (nếu có).
    3. Sau khi thực hiện việc kiểm dịch, kiểm dịch viên động vật thực hiện theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 4 của bản quy định này.

    Điều 8. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại Trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông.
    Kiểm dịch viên động vật tại các Trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông thực hiện:
    1. Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch bao gồm giấy chứng nhận kiểm dịch và các giấy tờ khác có liên quan;
    2. Kiểm tra số lượng, chủng loại động vật, sản phẩm động vật theo giấy chứng nhận kiểm dịch; mã số của động vật; dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y; dấu niêm phong phương tiện vận chuyển và các dụng cụ, bao bì chứa đựng;
    3. Kiểm tra tình trạng sức khoẻ động vật, thực trạng vệ sinh thú y sản phẩm động vật;
    4. Kiểm tra thực trạng vệ sinh thú y phương tiện vận chuyển và các vật dụng có liên quan trong quá trình vận chuyển;
    5. Đóng dấu xác nhận vào mặt sau giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật có giấy chứng nhận kiểm dịch hợp lệ, phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
    6. Các trường hợp phải xử lý:
    a) Phương tiện vận chuyển, các vật dụng có liên quan không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, kiểm dịch viên động vật lập biên bản đồng thời tạm đình chỉ việc vận chuyển và yêu cầu chủ hàng thực hiện các biện pháp xử lý:
    Sau khi xử lý, nếu phương tiện vận chuyển và các vật dụng có liên quan đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y thì xác nhận vào mặt sau giấy chứng nhận kiểm dịch và cho phép tiếp tục vận chuyển;
    Sau khi xử lý, nếu phương tiện vận chuyển hoặc các vật dụng có liên quan vẫn không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y thì cơ quan kiểm dịch động vật: Yêu cầu chủ hàng phải thay đổi phương tiện vận chuyển, các vật dụng có liên quan, sau đó mới xác nhận vào vào mặt sau giấy chứng nhận kiểm dịch và cho phép tiếp tục vận chuyển;
    b) Khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển, các dụng cụ có liên quan trong trường hợp phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua vùng có dịch;
    c) Các trường hợp khác, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định.

    Điều 9. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại nơi đến.
    1. Cơ quan kiểm dịch động vật tại nơi đến chỉ thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trong các trường hợp sau:
    a) Không có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch động vật nơi xuất phát;
    b) Có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch động vật nơi xuất phát, nhưng không hợp lệ hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch hết giá trị thời gian sử dụng;
    c) Cơ quan kiểm dịch động vật tại nơi đến phát hiện có sự đánh tráo, lấy thêm hoặc bớt động vật, sản phẩm động vật hoặc thay đổi bao bì chứa đựng sản phẩm động vật khi chưa được phép của cơ quan kiểm dịch động vật;
    d) Cơ quan kiểm dịch động vật tại nơi đến phát hiện thấy động vật có biểu hiện mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm; sản phẩm động vật bị biến đổi chất lượng hoặc nghi nhiễm mầm bệnh.
    2. Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại nơi đến: Thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 6 đối với động vật hoặc khoản 2, 3 Điều 7 đối với sản phẩm động vật của bản quy định này.

    Mục 2
    QUY TRÌNH, THỦ TỤC KIỂM DỊCH
    ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT XUẤT KHẨU

    Điều 10. Kiểm dịch động vật xuất khẩu.
    1. Chủ hàng khi xuất khẩu động vật phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 30 của Nghị định số 33 /2005/NĐ-CP;
    2. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch gồm:
    a) Theo quy định tại khoản 2, Điều 4 của bản Quy định này;
    b) Bản sao yêu cầu vệ sinh thú y của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu đối với động vật xuất khẩu (nếu có);
    c) Bản sao hợp đồng mua bán (nếu có);
    d) Các giấy tờ khác có liên quan (nếu có).
    3. Kiểm tra trước khi đưa động vật đến khu cách ly kiểm dịch:
    a) Kiểm tra nội dung đăng ký kiểm dịch và các giấy tờ có liên quan tại khoản 2 Điều này;
    b) Căn cứ yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu về vệ sinh thú y đối với động vật xuất khẩu; tình hình dịch bệnh, kết quả tiêm phòng, kết quả xét nghiệm bệnh của động vật tại nơi xuất phát, cơ quan kiểm dịch động vật chuẩn bị các điều kiện để kiểm dịch;
    c) Trong phạm vi 05 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký kiểm dịch hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm vào sổ đăng ký kiểm dịch và thông báo về thời gian, địa điểm, nội dung tiến hành kiểm dịch;
    d) Thực hiện theo quy định tại điểm d, đ khoản 3 Điều 4 của bản Quy định này.
    4. Kiểm tra sau khi đưa động vật đến khu cách ly kiểm dịch:
    a) Theo quy định tại điểm a, b, e, f khoản 4 Điều 4 của bản Quy định này;
    b) Lấy mẫu xét nghiệm; tiêm phòng hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh khác theo quy định tại điểm b, c, khoản 2 Điều 6 của bản Quy định này và các bệnh khác theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu.
    5. Sau khi kiểm tra, kiểm dịch viên động vật thực hiện theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 4 của bản Quy định này;
    6. Trường hợp chủ hàng hoặc nước nhập khẩu không yêu cầu kiểm dịch xuất khẩu, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện kiểm dịch theo quy định tại Điều 4 hoặc Điều 6 của bản Quy định này tuỳ theo nơi xuất phát của động vật.

    Điều 11. Kiểm dịch sản phẩm động vật xuất khẩu.
    1. Chủ hàng khi xuất khẩu sản phẩm động vật phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của bản quy định này;
    2. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch gồm:
    a) Theo quy định tại khoản 2, Điều 5, điểm c, d khoản 2 Điều 10 của bản Quy định này;
    b) Bản sao yêu cầu về vệ sinh thú y của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu đối với sản phẩm động vật xuất khẩu (nếu có).
    3. Kiểm tra trước khi đưa sản phẩm động vật đến khu cách ly kiểm dịch:
    a) Kiểm tra nội dung đăng ký và các giấy tờ có liên quan tại khoản 2 Điều này;
    b) Căn cứ yêu cầu vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật của chủ hàng hoặc nước xuất khẩu, kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành kiểm dịch;
    c) Trong phạm vi 05 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký kiểm dịch hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm vào sổ đăng ký kiểm dịch và thông báo về thời gian, địa điểm, nội dung tiến hành kiểm dịch;
    d/ Theo quy định tại điểm d, đ khoản 3 Điều 5 của bản Quy định này.
    4. Kiểm tra sau khi đưa sản phẩm động vật đến khu cách ly kiểm dịch:
    a) Theo quy định tại điểm a, b, d, e, f khoản 4, Điều 5 của bản Quy định này;
    b) Lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước xuất khẩu.
    5. Sau khi kiểm tra, kiểm dịch viên động vật thực hiện theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 5 của bản Quy định này;
    6. Trường hợp chủ hàng hoặc nước nhập khẩu không yêu cầu kiểm dịch xuất khẩu, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện kiểm dịch theo quy định tại Điều 5 hoặc Điều 7 của bản quy định này tuỳ theo nơi xuất phát của sản phẩm động vật.

    Điều 12. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu tại cửa khẩu xuất hàng.
    Cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện:
    1. Theo quy định tại khoản 1, 2, 3, Điều 8 của bản quy định này;
    2. Hồ sơ kiểm dịch hợp lệ; động vật khỏe mạnh; sản phẩm động vật đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, được bao gói, bảo quản theo quy định, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu làm thủ tục cho phép xuất khẩu hoặc đổi giấy chứng nhận kiểm dịch nếu chủ hàng hoặc nước nhập khẩu có yêu cầu;
    Trường hợp phát hiện động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện hiện việc xử lý theo quy định.
    3. Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc đối với nơi bốc xếp, phương tiện vận chuyển, các chất độn, chất thải động vật và các dụng cụ có liên quan sau khi vận chuyển.
    Điều 13. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu qua đường bưu điện.
    1. Chủ hàng khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật qua đường Bưu điện phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 10 đối với động vật, khoản 1, 2 Điều 11 đối với sản phẩm động vật của bản quy định này;
    2. Nội dung kiểm dịch được thực hiện như sau:
    a) Đối với động vật: Kiểm tra lâm sàng; kiểm tra sổ theo dõi sức khoẻ của động vật (nếu có); làm xét nghiệm, tiêm phòng các bệnh theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu;
    b) Đối với sản phẩm động vật: Kiểm tra cảm quan, làm xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo yêu cầu vệ sinh thú y của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu;
    c) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện nhốt giữ động vật, bao gói sản phẩm động vật theo quy định, niêm phong hoặc đánh dấu hàng gửi và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, được nhốt giữ, bao gói theo đúng quy định;
    d) Hướng dẫn chủ hàng xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y để xuất khẩu.
    3. Trường hợp chủ hàng hoặc nước nhập khẩu không yêu cầu kiểm dịch xuất khẩu, tuỳ theo số lượng động vật, khối lượng sản phẩm động vật và tuỳ theo nơi xuất phát của động vật, sản phẩm động vật, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện kiểm dịch theo quy định;
    4. Cấm xuất khẩu qua đường bưu điện:
    a) Động vật, sản phẩm động vật thuộc Danh mục cấm xuất khẩu theo quy định;
    b) Sản phẩm động vật ở dạng tươi sống, sơ chế.

    Mục 3
    QUY TRÌNH, THỦ TỤC KIỂM DỊCH
    ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU

    Điều 14. Đăng ký kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật.
    1. Chủ hàng có yêu cầu nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch hoặc động vật, sản phẩm động vật lạ chưa có ở Việt Nam phải đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với Cục Thú y. Hồ sơ đăng ký gồm:
    a) Đơn đăng ký kiểm dịch nhập khẩu theo mẫu quy định;
    b) Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp);
    c) Giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định;
    d) Tài liệu liên quan đến việc kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật;
    Trong phạm vi 07 ngày (không kể ngày nghỉ) kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ tình hình dịch bệnh động vật của nước xuất khẩu và tình hình dịch bệnh động vật trong nước, Cục Thú y trả lời không chấp thuận hoặc chấp thuận và hướng dẫn việc kiểm dịch nhập khẩu.
    2. Sau khi được Cục Thú y chấp thuận, chủ hàng đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật được Cục Thú y chỉ định theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 30 của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP.
    Hồ sơ đăng ký kiểm dịch nhập khẩu gồm:
    a) Giấy đăng ký kiểm dịch nhập khẩu theo mẫu quy định;
    b) Văn bản chấp thuận của Cục Thú y về việc kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật;
    c) Bản sao giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu (nếu có);
    d) Các giấy tờ khác có liên quan (nếu có).
    3. Trong phạm vi 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kiểm dịch hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm thông báo cho chủ hàng địa điểm, thời gian, nội dung kiểm dịch; kiểm tra vệ sinh thú y khu cách ly kiểm dịch đối với lô hàng đưa về khu cách ly kiểm dịch để kiểm dịch.

    Điều 15. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu tại cửa khẩu nhập.
    Cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện:
    1. Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch nhập khẩu:
    a) Hồ sơ kiểm dịch nhập khẩu theo quy định tại điểm a, b, d khoản 2 Điều 14 của bản Quy định này;
    b) Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu (bản gốc);
    c) Giấy chứng nhận vệ sinh thú y khu cách ly kiểm dịch đối với lô hàng đưa về khu cách ly kiểm dịch để tiến hành kiểm dịch.
    2. Kiểm tra thực trạng hàng nhập; đối chiếu với giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu về số lượng, chủng loại hàng nhập;
    3. Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển; thực hiện hoặc giám sát chủ hàng xử lý chất thải, chất độn phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng;
    4. Nếu hàng nhập khẩu đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, giấy chứng nhận kiểm dịch và các giấy tờ khác có liên quan hợp lệ thì cơ quan kiểm dịch động vật làm thủ tục kiểm dịch nhập khẩu để chủ hàng làm thủ tục hải quan;
    5. Hướng dẫn chủ hàng những yêu cầu cần thiết trong quá trình vận chuyển hàng từ cửa khẩu đến khu cách ly kiểm dịch. Đối với động vật nhập khẩu để giết mổ được đưa thẳng đến cơ sở giết mổ đã được chỉ định hoặc khu vực nuôi nhốt cách ly chờ giết mổ;
    6. Đối với động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu không làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập mà chuyển làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu hoặc điểm thông quan khác, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập thực hiện:
    a) Theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, Điều này;
    b) Giám sát quá trình bốc xếp động vật, sản phẩm động vật lên phương tiện vận chuyển;
    c) Niêm phong phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật;
    d) Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung bốc xếp động vật, sản phẩm động vật;
    đ) Thông báo những thông tin cần thiết về lô hàng cho cơ quan kiểm dịch động vật phụ trách cửa khẩu đến.
    7. Trường hợp động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện xử lý theo quy định.

    Điều 16. Kiểm dịch động vật nhập khẩu tại khu cách ly kiểm dịch.
    1. Trước khi nhập khẩu ít nhất 10 ngày, cơ quan kiểm dịch động vật phải tiến hành kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y khu cách ly kiểm dịch;
    a) Hướng dẫn chủ cơ sở cách ly kiểm dịch hoàn thiện các hạng mục để đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y; vệ sinh, khử trùng tiêu độc khu cách ly kiểm dịch, các dụng cụ có liên quan ít nhất 06 ngày trước khi nhập động vật;
    b) Kiểm tra hồ sơ sức khoẻ của nhân viên chăm sóc động vật trong thời gian cách ly kiểm dịch;
    c) Cấp chứng nhận vệ sinh thú y đối với khu cách ly kiểm dịch.
    2. Trong ngày nhập động vật vào khu cách ly kiểm dịch:
    a) Hướng dẫn chủ hàng đưa động vật vào khu cách ly kiểm dịch; vệ sinh, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển, các dụng cụ có liên quan, chất độn, thất thải của động vật trong quá trình vận chuyển;
    b) Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch đã được xác nhận tại cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập;
    c) Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ để tiến hành kiểm dịch.
    3. Chậm nhất sau 03 ngày kể từ khi động vật được tập trung tại khu cách ly kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện việc kiểm dịch:
    a) Theo quy định tại điểm a, b, e, f khoản 4 Điều 4 của bản Quy định này;
    b) Lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo quy định; các bệnh theo yêu cầu của chủ hàng (nếu có);
    c) Tiêm phòng hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh khác (trừ động vật để giết thịt) đối với các bệnh trong Danh mục các bệnh phải tiêm phòng; các bệnh theo yêu cầu của chủ hàng (nếu có).
    4. Hết thời gian cách ly kiểm dịch, nếu động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, đã được tiêm phòng hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh khác và có miễn dịch thì kiểm dịch viên động vật thực hiện:
    a) Theo quy định tại điểm b, c, d khoản 5 Điều 4 của bản Quy định này;
    b) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu cho phép đưa vào sản xuất, sử dụng đối với động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y trong phạm vi 24 giờ trước khi vận chuyển về nơi tiếp nhận;
    c) Thông báo cho cơ quan thú y nơi tiếp nhận về tình hình dịch bệnh của động vật, kết quả xét nghiệm bệnh, kết quả tiêm phòng và các thông tin khác.
    5. Trường hợp động vật không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.

    Điều 17. Kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu tại khu cách ly kiểm dịch hoặc kho chứa hàng riêng biệt của chủ hàng hoặc tại cửa khẩu (sau đây gọi chung là khu cách ly kiểm dịch).
    1. Trước khi nhập khẩu ít nhất 05 ngày, cơ quan kiểm dịch động vật phải tiến hành kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y khu cách ly kiểm dịch và thực hiện các quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều 16 của bản Quy định này;
    2. Trong ngày nhập sản phẩm động vật vào khu cách ly kiểm dịch;
    a) Hướng dẫn chủ hàng đưa sản phẩm động vật vào khu cách ly kiểm dịch; vệ sinh, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển, các dụng cụ có liên quan, chất độn, thất thải phát sinh trong quá trình vận chuyển;
    b) Thực hiện theo quy định tại điểm b, c, khoản 2 Điều 16 của bản Quy định này.
    3. Chậm nhất sau 02 ngày kể từ khi sản phẩm động vật nhập được tập trung tại khu cách ly kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật phải thực hiện kiểm dịch hàng nhập:
    a) Theo quy định tại điểm a, d, đ khoản 4 Điều 5 của bản Quy định này;
    b) Kiểm tra tình trạng bao gói, bảo quản sản phẩm và kiểm tra cảm quan đối với sản phẩm động vật;
    c) Lấy mẫu làm xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy định; các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo yêu cầu của chủ hàng (nếu có).
    4. Sau khi kiểm dịch, nếu sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, kiểm dịch viên động vật thực hiện:
    a) Theo quy định tại điểm b, c khoản 5 Điều 5 của bản Quy định này;
    b) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu cho phép đưa vào sản xuất, sử dụng đối với sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y trong phạm vi 24 giờ trước khi vận chuyển về nơi tiếp nhận.
    5. Trường hợp sản phẩm động vật không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.

    Điều 18. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu gửi qua đường bưu điện.
    1. Chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với Cục Thú y theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 14 của bản Quy định này;
    2. Trong phạm vi 2 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm vào sổ đăng ký kiểm dịch và thông báo cho chủ hàng biết về thời gian, địa điểm, nội dung tiến hành kiểm dịch;
    3. Nội dung kiểm dịch:
    a) Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch theo quy định tại điểm a, b, khoản 2 Điều 15 của bản Quy định này;
    b) Kiểm tra thực trạng hàng tại cơ quan bưu điện với sự có mặt của chủ hàng và nhân viên bưu điện, đối chiếu với giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu;
    c) Lấy mẫu xét nghiệm, tiêm phòng các bệnh theo quy định; theo yêu cầu của chủ hàng (nếu có);
    d) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch khi hàng đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y để chủ hàng làm thủ tục hải quan, bưu điện.
    4. Trường hợp hàng không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định;
    5. Cấm nhập khẩu qua đường bưu điện:
    a) Sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế; sản phẩm nguồn gốc động vật (trừ các hàng công nghệ như dạ, len, quần áo lông, đồ mỹ nghệ bằng xương, sừng, ngà);
    b) Động vật, sản phẩm động vật thuộc Danh mục động vật, sản phẩm động vật cấm nhập khẩu theo quy định.

    Điều 19. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu mang theo người.
    Chủ hàng khi mang động vật, sản phẩm động vật theo người từ nước ngoài vào Việt Nam, thực hiện quy định như sau:
    1. Chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu và khai báo vào tờ khai xuất nhập cảnh, khi mang theo người động vật, sản phẩm động vật với số lượng, khối lượng như sau:
    a) Động vật: Số lượng không quá 02 con, với mục đích để nuôi làm cảnh, sinh hoạt trong gia đình, hoặc đi du lịch, công tác, quá cảnh và không thuộc Danh mục động vật cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định;
    b) Sản phẩm động vật: Khối lượng không quá 05 kg đối với thực phẩm chín có nguồn gốc động vật hoặc các sản phẩm có nguồn gốc động vật đã qua chế biến công nghiệp dùng để kinh doanh và không thuộc Danh mục sản phẩm động vật cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định.
    2. Chủ hàng không phải đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu, khi mang theo người sản phẩm động vật với khối lượng theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này; không dùng để kinh doanh; không thuộc Danh mục sản phẩm động vật cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định;
    3. Chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với Cục Thú y khi mang theo người động vật, sản phẩm động vật với số lượng, khối lượng trên mức quy định tại khoản 1 Điều này; thuộc Danh mục động vật, sản phẩm động vật cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định;
    4. Nghiêm cấm mang theo người sản phẩm có nguồn gốc động vật ở dạng tươi sống, sơ chế.
    5. Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định tại khoản 1 Điều này:
    a) Động vật: Kiểm tra sổ theo dõi sức khoẻ do cơ quan thú y nơi có động vật xuất phát cấp; giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu (nếu có); kiểm tra lâm sàng động vật; xét nghiệm hoặc tiêm phòng các bệnh (nếu cần thiết);
    b) Sản phẩm động vật: Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu; kiểm tra thực trạng hàng nhập, đối chiếu với giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu; kiểm tra cảm quan, tình trạng bao gói sản phẩm động vật;
    c) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y để chủ hàng làm thủ tục hải quan;
    d) Lập biên bản và tiêu huỷ ngay tại khu vực gần cửa khẩu đối với động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh truyền nhiễm, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;
    đ) Trường hợp giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu không hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lập biên bản tạm giữ hàng và xử lý theo quy định.

    Mục 4
    QUY TRÌNH, THỦ TỤC KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT,
    SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TẠM NHẬP TÁI XUẤT, TẠM XUẤT TÁI NHẬP, CHUYỂN CỬA KHẨU, QUÁ CẢNH LÃNH THỔ VIỆT NAM

    Điều 20. Đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
    1. Chủ hàng có yêu cầu tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật phải đăng ký kiểm dịch với Cục Thú y. Việc đăng ký kiểm dịch thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của bản Quy định này;
    2. Sau khi được Cục Thú y chấp thuận, chủ hàng phải đăng ký với cơ quan kiểm dịch động vật được Cục thú y chỉ định theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 30 của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP;
    Hồ sơ đăng ký kiểm dịch gồm:
    a) Giấy đăng ký kiểm dịch theo mẫu quy định;
    b) Văn bản chấp thuận của Cục Thú y về việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
    c) Bản sao giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu (nếu có);
    d) Các giấy tờ khác có liên quan (nếu có);
    Trong phạm vi 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm thông báo cho chủ hàng địa điểm, thời gian, nội dung tiến hành kiểm dịch.

    Điều 21. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm xuất tái nhập.
    1. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm xuất theo quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu;
    2. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tái nhập theo quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu.

    Điều 22. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất.
    1. Tại cửa khẩu nhập, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện:
    a) Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của bản Quy định này;
    b) Theo quy định tại khoản 2, 3, 7 Điều 15 của bản Quy định này;
    c) Nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, động vật, sản phẩm động vật đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu chứng nhận hoặc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch để chủ hàng làm thủ tục hải quan;
    d) Giám sát quá trình bốc xếp động vật, sản phẩm động vật lên phương tiện vận chuyển;
    đ) Niêm phong phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật;
    e) Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung bốc xếp động vật, sản phẩm động vật;
    f) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện các yêu cầu vệ sinh thú y trong quá trình vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam.
    2. Tại cửa khẩu xuất, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện:
    a) Theo quy định tại khoản 1, 3, 4 Điều 12 của bản Quy định này;
    b) Nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, động vật, sản phẩm động vật đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu xác nhận số hàng xuất khỏi Việt Nam để chủ hàng làm thủ tục hải quan.

    Điều 23. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật chuyển cửa khẩu.
    1. Trường hợp chuyển cửa khẩu có gửi kho ngoại quan nhưng không vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam:
    a) Thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 4, 7 Điều 15 của bản Quy định này;
    b) Thực hiện việc giám sát động vật, sản phẩm động vật trong thời gian lưu giữ tại kho ngoại quan;
    c) Trong ngày xuất hàng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện giám sát việc bốc động vật, sản phẩm động vật lên phương tiện vận chuyển;
    d) Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc kho hàng, nơi lưu giữ, nơi bốc xếp và các phương tiện, dụng cụ bốc xếp động vật, sản phẩm động vật.
    2. Trường hợp chuyển cửa khẩu có vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện theo quy định tại Điều 22 của bản Quy định này.

    Điều 24. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
    1. Tại cửa khẩu nhập, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện:
    a) Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của bản Quy định này;
    b) Kiểm tra việc thực hiện những quy định đã thông báo trước đối với chủ hàng;
    c) Niêm phong, kẹp chì phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật;
    2. Trong quá trình vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam:
    a) Chủ hàng phải thực hiện nghiêm túc các quy định của cơ quan kiểm dịch động vật trong quá trình vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên lãnh thổ Việt Nam;
    b) Các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn về mặt thiết bị kỹ thuật, không làm rơi vãi các chất thải trên đường vận chuyển;
    c) Không được tự ý bốc dỡ hàng hoặc tháo dỡ phương tiện vận chuyển khi chưa được phép của cơ quan thú y có thẩm quyền; việc thay đổi phương tiện vận chuyển trong thời gian vận chuyển phải được sự chấp thuận của cơ quan hải quan và cơ quan thú y có thẩm quyền;
    d) Không được tự ý thay đổi lộ trình hoặc dừng lại tại các địa điểm không được quy định trước;
    Trường hợp phương tiện vận chuyển không đi đúng lộ trình hoặc đỗ, dừng không đúng địa điểm quy định, chủ hàng phải giữ nguyên hàng hoá trên phương tiện vận chuyển và báo cho cơ quan thú y nơi gần nhất. Sau khi cơ quan thú y thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định thì mới được tiếp tục vận chuyển;


    e) Động vật chỉ được phép thả trên lãnh thổ Việt Nam để ăn, uống hoặc các trường hợp đặc biệt khác khi cơ quan thú y có thẩm quyền cho phép và giám sát không cho động vật tiếp xúc với động vật trong nước;
    f) Xác động vật, chất độn, thức ăn thừa của động vật, bao bì đóng gói và các chất thải khác trong quá trình vận chuyển không được vứt xuống sân ga, bến cảng hoặc trên đường vận chuyển mà phải được xử lý tại các địa điểm theo hướng dẫn của cơ quan thú y có thẩm quyền.
    3. Tại cửa khẩu xuất, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 22 của bản Quy định này.

    Điều 25. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật quá cảnh lãnh thổ Việt Nam vận chuyển bằng công-ten-nơ hoặc phương tiện có dấu niêm phong.
    1. Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của bản Quy định này;
    2. Kiểm tra niêm phong, kẹp chì, điều kiện vệ sinh thú y phương tiện vận chuyển;
    3. Nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, phương tiện vận chuyển đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y thì chứng nhận kiểm dịch và cho phép hàng qua cửa khẩu;
    4. Trường hợp phát hiện thấy động vật, sản phẩm động vật hoặc phương tiện vận chuyển, dấu niêm phong hoặc kẹp chì không bình thường, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện:
    a) Phối hợp với cơ quan hải quan lập biên bản yêu cầu chủ hàng mở công-ten-nơ hoặc dấu niêm phong, kẹp chì với sự chứng kiến của chủ hàng để kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với hàng hoá;
    b) Địa điểm mở công-ten-nơ phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, thuận lợi cho việc bốc dỡ hàng hoá do cơ quan thú y có thẩm quyền quy định;
    c) Trường hợp động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện việc xử lý theo quy định tại Điều 3 của bản Quy định này;
    d) Phương tiện vận chuyển và các vật dụng có liên quan không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu yêu cầu chủ hàng thực hiện các biện pháp khắc phục hoặc thay đổi phương tiện vận chuyển, thay thế các dụng cụ kèm theo.
    5. Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển và các vật dụng có liên quan; nơi bốc xếp động vật, sản phẩm động vật.

    Mục 5
    QUY TRÌNH, THỦ TỤC KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT THAM GIA
    HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM, BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT, THI ĐẤU THỂ THAO;
    SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THAM GIA HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM;
    GỬI VÀ NHẬN BỆNH PHẨM

    Điều 26. Kiểm dịch động vật tham gia hội chợ, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao; sản phẩm động vật tham gia hội chợ, triển lãm.
    1. Chủ hàng có động vật tham gia hội chợ, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao; sản phẩm động vật tham gia hội chợ, triển lãm phải tuân theo các quy định sau:
    a) Động vật, sản phẩm động vật trong nước phải được kiểm dịch theo quy định tại Điều 4, 5, 6, 7 của bản Quy định này;
    b) Động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài phải đăng ký kiểm dịch với Cục Thú y và được cơ quan kiểm dịch động vật có thẩm quyền thực hiện kiểm dịch theo quy định tại Điều 14, 15, của bản Quy định này;
    2. Chủ hàng phải đăng ký với Chi cục Thú y địa phương ít nhất 10 ngày trước khi khai mạc;
    3. Tại nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật, Chi cục Thú y thực hiện:
    a) Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y và tiến hành khử trùng tiêu độc ít nhất 03 ngày trước khi tập trung động vật, sản phẩm động vật;
    b) Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch và các giấy tờ khác có liên quan;
    c) Kiểm tra số lượng, chủng loại và thực trạng động vật, sản phẩm động vật, đối chiếu với giấy chứng nhận kiểm dịch;
    d) Hướng dẫn chủ hàng đưa động vật, sản phẩm động vật đến địa điểm tập trung;
    đ) Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển, các dụng cụ có liên quan, chất độn, chất thải trong quá trình vận chuyển;
    e) Giám sát động vật, sản phẩm động vật trong thời gian tham gia hội chợ, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao;
    4. Sau thời gian tập trung hội chợ, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao:
    a) Chi cục Thú y thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc toàn bộ khu vực tập trung động vật, sản phẩm động vật;
    b) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y để sử dụng trong nước;
    c) Nếu chủ hàng có yêu cầu xuất động vật, sản phẩm động vật ra khỏi Việt Nam thì phải làm thủ tục kiểm dịch xuất khẩu theo quy định tại Điều 10, 11 của bản Quy định này;
    d) Nếu động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định.

    Điều 27. Gửi và nhận bệnh phẩm.
    1. Chủ hàng có yêu cầu gửi bệnh phẩm ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam phải đăng ký kiểm dịch với Cục Thú y;
    2. Sau khi được Cục Thú y chấp thuận, chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật được Cục Thú y chỉ định ít nhất 05 ngày trước khi nhận hoặc gửi mẫu bệnh phẩm;
    3. Gửi bệnh phẩm.
    Cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện:
    a) Kiểm tra văn bản của Cục Thú y về việc cho phép kiểm dịch xuất khẩu bệnh phẩm và các giấy tờ khác có liên quan;
    Giám sát việc lấy mẫu bệnh phẩm; bao gói, bảo quản bệnh phẩm đảm bảo không để đổ, vỡ, phát tán mầm bệnh trong quá trình vận chuyển;
    b) Dụng cụ chứa đựng bệnh phẩm phải được niêm phong trước khi vận chuyển;
    c) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với bệnh phẩm được bao gói, bảo quản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y.
    4. Nhận bệnh phẩm.
    Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện:
    a) Kiểm tra văn bản của Cục Thú y về việc cho phép kiểm dịch nhập khẩu bệnh phẩm và các giấy tờ khác có liên quan;
    b) Kiểm tra thực trạng bao gói, bảo quản bệnh phẩm;
    c) Xác nhận để chủ hàng làm thủ tục hải quan khi hồ sơ hợp lệ, bệnh phẩm được bao gói, bảo quản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y;
    d) Trường hợp phát hiện bệnh phẩm nhập vào Việt Nam khi chưa được sự chấp thuận của Cục Thú y hoặc việc bao gói, bảo quản không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y và có nguy cơ gây phát tán mầm bệnh, ô nhiễm môi trường, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lập biên bản và tiêu huỷ toàn bộ bệnh phẩm tại khu vực gần cửa khẩu.

    Chương 3
    QUY TRÌNH, THỦ TỤC KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y

    Điều 28. Thẩm định điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở.
    1. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu lập cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở sản xuất con giống; cơ sở giết mổ động vật, cơ sở sơ chế, bảo quản sản phẩm động vật; khu cách ly kiểm dịch, nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật; cửa hàng kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; cơ sở sản xuất thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y (sau đây gọi chung là cơ sở) phải đăng ký thẩm định điều kiện vệ sinh thú y với cơ quan thú y có thẩm quyền theo quy định tại Điều 43 của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP.
    Hồ sơ đăng ký bao gồm:
    a) Công văn đề nghị khảo sát địa điểm lập cơ sở;
    b) Dự án hoặc kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở, thiết kế kỹ thuật;
    c) Các giấy tờ liên quan đến việc thành lập cơ sở.
    2. Trong phạm vi 07 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan thú y phải tiến hành khảo sát điều kiện vệ sinh thú y đối với địa điểm lập cơ sở, đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật liên quan và trả lời bằng văn bản;
    a) Nếu đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y, cơ quan thú y có thẩm quyền gửi văn bản cho chủ cơ sở và cấp có thẩm quyền là căn cứ để cấp có thẩm quyền cho phép thành lập và đầu tư xây dựng cơ sở;
    b) Nếu không đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y, chủ cơ sở thực hiện sửa chữa, khắc phục những nội dung chưa đạt yêu cầu và đề nghị kiểm tra lại.

    Điều 29. Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở.
    1.Tổ chức, cá nhân có yêu cầu đưa cơ sở mới thành lập vào hoạt động phải đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y với cơ quan thú y có thẩm quyền theo quy định tại Điều 43 của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP.
    Hồ sơ đăng ký bao gồm:
    a) Giấy đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y theo mẫu quy định;
    b) Giấy phép đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh (bản sao Công chứng);
    c) Các giấy tờ liên quan đến việc thành lập cơ sở.
    2. Trong phạm vi 05 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan thú y có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với cơ sở;
    a) Kiểm tra việc thực hiện các quy định về điều kiện vệ sinh thú y;
    b) Kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật về vệ sinh thú y;
    3. Trong phạm vi 10 ngày (kể từ ngày được kiểm tra), cơ quan thú y có thẩm quyền phải trả lời kết quả kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
    a) Nếu cơ sở đảm bảo yêu cầu về điệu kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan thú y có thẩm quyền cấp Chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y cho cơ sở và có giá trị 02 năm kể từ ngày cấp;
    b) Nếu cơ sở không đảm bảo yêu cầu về điệu kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, chủ cơ sở tổ chức sửa chữa, khắc phục những nội dung chưa đạt yêu cầu của lần kiểm tra trước và đề nghị kiểm tra lại.
    4. Trường hợp cơ sở tạm ngừng hoạt động, chủ cơ sở phải thông báo với cơ quan thú y có thẩm quyền;
    5. Trước khi hết thời hạn của chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y hoặc trường hợp cơ sở tạm ngừng hoạt động từ 03 tháng trở lên, khi hoạt động trở lại, chủ cơ sở phải đăng ký trước ít nhất 15 ngày với cơ quan thú y có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này để kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở;
    Đối với cơ sở giết mổ động vật, sơ chế, bảo quản sản phẩm động vật, trong quá trình kiểm tra định kỳ, cơ quan thú y có thẩm quyền tiến hành lấy mẫu để kiểm tra tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với sản phẩm của cơ sở.

    KT. BỘ TRƯỞNG
    (Đã ký)

    Thứ trưởng Bùi Bá Bổng
     
  2. nhixuan

    nhixuan Active Member

    Danh mục Động vật phải qua kiểm dịch - Bộ NN&PTNT

    QUYẾT ĐỊNH

    CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NNG NGHIỆP V PHT TRIỂN NNG THN
    SỐ 45/2005/QĐ-BNN NGY 25 THNG 7 NĂM 2005 VỀ VIỆC BAN HNH
    DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT;
    DANH MỤC ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THUỘC DIỆN
    PHẢI KIỂM DỊCH

    BỘ TRƯỞNG BỘ NNG NGHIỆP V PHT TRIỂN NNG THN

    Căn cứ Php lệnh Th y ngy 29 thng 4 năm 2004;
    Căn cứ Nghị định số 33 /2005/NĐ-CP ngy 15 thng 3 năm 2005 của Chnh phủ quy định chi tiết thi hnh một số điều của Php lệnh Th y;
    Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngy 18 thng 7 năm 2003 của Chnh phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn v cơ cấu tổ chức của Bộ Nng nghiệp v Pht triển nng thn;
    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Th y,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Điều 1. Ban hnh km theo Quyết định ny Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch.
    Điều 2. Quyết định ny c hiệu lực sau 15 ngy kể từ ngy đăng Cng bo. Những quy định trước đy tri với Quyết định ny đều bi bỏ.
    Điều 3. Cục trưởng Cục Th y, Thủ trưởng cc đơn vị, cc tổ chức, c nhn c lin quan chịu trch nhiệm thi hnh Quyết định ny.


    DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT;
    DANH MỤC ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THUỘC DIỆN
    PHẢI KIỂM DỊCH
    (Ban hnh km theo Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN
    ngy 25 thng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nng nghiệp v Pht triển nng thn)

    Mục 1
    DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
    A. VI SINH VẬT, K SINH TRNG GY BỆNH ĐỘNG VẬT
    Đối tượng kiểm dịch động vật bao gồm cc vi sinh vật, k sinh trng gy ra cc bệnh động vật dưới đy:
    I. BỆNH CHUNG CHO NHIỀU LOI
    Tn tiếng Việt Tn tiếng Anh
    1 Bệnh Lở mồm long mng Foot and mouth disease
    2 Bệnh Nhiệt thn Anthrax
    3 Bệnh Dại Rabies
    4 Bệnh Giả dại Aujeszkys disease
    5 Bệnh Sẩy thai truyền nhiễm Brucellosis
    6 Bệnh Lao Tuberculosis
    7 Bệnh Ph lao Johnes disease
    8 Bệnh Lưỡi xanh Bluetongue
    9 Bệnh Sốt thung lũng Rift valley fever
    10 Bệnh Xoắn trng Leptospirosis
    11 Bệnh Vim miệng c mụn nước Vesicular stomatitis
    12 Bệnh Vim da nổi cục truyền nhiễm Lumpy skin disease
    13 Bệnh Tch nước xoang bao tim truyền nhiễm Heartwater
    14 Bệnh Vim da Dermatophilosis
    15 Bệnh Toxoplasma Toxoplasmosis
    16 Bệnh Giun xoắn Trichinellosis
    17 Bệnh Nhục bo tử trng Saccasporidiosis
    18 Bệnh Cầu ấu trng Enchinococcosis/hydatidosis
    19 Bệnh Ghẻ Mange and scab

    II. BỆNH Ở LOI NHAI LẠI
    Tn tiếng Việt Tn tiếng Anh
    1 Bệnh Dịch tả tru b Rinderpest
    2 Bệnh Vim đường sinh dục truyền nhiễm Bovine genital campylobacteriosis
    3 Bệnh Vim phổi mng phổi truyền nhiễm b Bovine contagious pleuropneumonia
    4 Bệnh Vim no thể xốp b Bovine Spongiform Encephalopathy
    5 Bệnh Sốt Q Q fever
    6 Bệnh Cm b Bovine ephemeral fever
    7 Bệnh Bạch huyết b Enzootic bovine leukosis
    8 Bệnh Vim mũi kh quản truyền nhiễm ở b Infectious bovine rhinotracheitis
    9 Bệnh Tiu chảy c mng nhy do virut ở b Bovine viral diarrhoea/mucosal disease
    10 Bệnh Xạ khuẩn Actinomycosis
    11 Bệnh Ung kh thn Gangraena emphysematosa
    12 Bệnh Lot da quăn tai Coryza gangreanosa
    13 Bệnh Tụ huyết trng Pasteurellosis
    14 Bệnh Dịch tả loi nhai lại nhỏ Peste des petits ruminants
    15 Bệnh Vim phổi mng phổi truyền nhiễm d Caprine contagious pleuropneumonia
    16 Bệnh Đậu d v cừu Sheep pox and goat pox
    17 Bệnh Lở mp truyền nhiễm d Contagious ecthyma of goat
    18 Bệnh Cạn sữa truyền nhiễm d Caprine contagious agalactia
    19 Bệnh Vim khớp d Caprine arthritis
    20 Bệnh Sẩy thai truyền nhiễm cừu Enzootic abortion of ewes
    21 Bệnh Tin mao trng Trypanosomiasis
    22 Bệnh do Trichomonas Trichomonosis
    23 Bệnh L dạng trng Babesiosis
    24 Bệnh Bin trng Anaplasmosis
    25 Bệnh do Theileria Theileriosis
    26 Bệnh Gạo b Bovine cysticercosis

    III. BỆNH Ở NGỰA
    Tn tiếng Việt Tn tiếng Anh
    1 Bệnh Dịch tả ngựa chu Phi African horse sickness
    2 Bệnh Thiếu mu truyền nhiễm Equine infections anemia
    3 Bệnh Vim no tuỷ ngựa Equine encephalomyelitis
    4 Bệnh Vim no tuỷ Venezuela Venezuelan equine encephalomyelitis
    5 Bệnh Vim no Nhật Bản Japanese encephalitis
    6 Bệnh Tỵ thư Glanders
    7 Bệnh Vim hệ lm ba truyền nhiễm Epizootic lymphangitic
    8 Bệnh do Salmonella ở ngựa Equine salmonellosis
    9 Bệnh Đậu ngựa Horse pox
    10 Bệnh Vim phế quản truyền nhiễm ở ngựa Enquine rhinopneumonitis
    11 Bệnh Vim tử cung truyền nhiễm ở ngựa Equine contagious metritis
    12 Bệnh Cm ngựa Enquine influenza
    13 Bệnh Tim la ngựa Dourine
    14 Bệnh L dạng trng Enquine piroplasmosis

    IV. BỆNH Ở LỢN
    Tn tiếng Việt Tn tiếng Anh
    1 Bệnh Dịch tả lợn chu Phi African swine fever
    2 Bệnh Dịch tả lợn cổ điển Classical swine fever
    3 Bệnh Mụn nước ở lợn Swine vesicular disease
    4 Bệnh do virus Nipah ở lợn Nipah virus infection
    5 Bệnh Suyễn lợn Mycoplasma pneumonia of swine /Swine enzootic pneumonia (SEP)
    6 Bệnh Vim teo mũi truyền nhiễm Atrophic rhinitis of swine
    7 Bệnh vim mng phổi truyền nhiễm Pleuroncumonia
    8 Bệnh Vim no tuỷ lợn Enterovirus encephalomyelitis/
    Teschen disease
    9 Bệnh Vim dạ dy ruột truyền nhiễm Transmissble gastroenteritis of swine
    10 Bệnh ỉa chảy truyền nhiễm ở lợn Porcine epizootic diarrhoea
    11 Hội chứng Rối loạn đường h hấp v sinh sản Porcine respiratory and reproductive syndrome (PRRS)
    12 Bệnh Cm lợn Swine influenza
    13 Bệnh Vim ruột ỉa chảy do vi rt Porcine parvovirus infection
    14 Bệnh Hồng lỵ do Treponema Swine dysentery
    15 Bệnh Đng dấu lợn Erysipelas
    16 Bệnh Ph thương hn lợn Paratyphoid suum
    17 Bệnh Tụ huyết trng lợn Pasteurellosis suum
    18 Bệnh Ph đầu do Ecoli Head edema
    19 Hội chứng Gầy cm lợn con sau cai sữa Porcine circovirus - PCV
    20 Bệnh Đậu lợn Variola suum
    21 Bệnh Gạo lợn Swine cysticercosis

    V. BỆNH Ở GIA CẦM
    Tn tiếng Việt Tn tiếng Anh
    1 Bệnh Cm gia cầm Highly pathogenic avian influenza
    2 Bệnh Tn thnh g Newcastle disease
    3 Bệnh Vim thanh kh quản truyền nhiễm Avian infections laryngotracheitis
    4 Bệnh Vim phế quản truyền nhiễm g Avian infections bronchitis
    5 Bệnh Gumboro Infections bursal disease/Gumboro disease
    6 Bệnh Tụ huyết trng gia cầm Avian pasteurellosis
    7 Bệnh Bạch lỵ g Avian typhoid and pullorum disease
    8 Bệnh Vim mng no g Avian encephalomyelitis
    9 Hội chứng Giảm đẻ Egg drop syndrome 76 (EDS' 76)
    10 Bệnh Đậu g Fowl pox
    11 Bệnh Marek Avian mareks disease
    12 Bệnh Leuco g Avian Leucosis
    13 Bệnh do Mycoplasma Avian mycoplasmosis
    15 Hội chứng ph đầu Swollen head syndrome
    16 Chứng sổ mũi truyền nhiễm Infectious coryza
    17 Bệnh Dịch tả vịt Pestis anatum
    18 Bệnh Vim gan do vi rt ở vịt Duck virus hepatitis
    19 Bệnh Vim ruột do vi rt ở vịt Duck virus enteritis
    20 Bệnh Dịch tả ngỗng Pestis anserum
    21 Bệnh Cầu trng Coccidiosis
    22 Bệnh Sốt vẹt Psittacosis and ornithosis

    VI. BỆNH Ở ONG, TẰM
    Tn tiếng Việt Tn tiếng Anh
    1 Bệnh K sinh do Varroa Varroosis/Varroatosis
    2 Bệnh Thối ấu trng ong chu Mỹ American foulbrood
    3 Bệnh Thối ấu trng ong chu u (thối ấu trng tuổi nhỏ) European foulbrood
    4 Bệnh Ghẻ ở ong Acariosis of bees
    5 Bệnh ỉa chảy ở ong Nosemosis of bees
    6 Bệnh Thối ấu trng tuổi lớn Sacbrood
    7 Bệnh Vi ho ấu trng ong Lime brood
    8 Bệnh Chấy con ở ong Tropilaplase
    9 Bệnh Tằm gai Febrine disease of chinese silkwiren

    VII. BỆNH Ở CC LOI KHC
    Tn tiếng Việt Tn tiếng Anh
    1 Bệnh do virut Marburg ở khỉ Marburg virus
    2 Bệnh Mụn nước do virut ở khỉ Herpes virus
    3 Bệnh Vim gan do virut ở khỉ Viral hepatitis
    4 Bệnh Vim sởi ở khỉ do Paramyxo virut Measles
    5 Hội chứng Suy giảm miễn dịch ở khỉ Simian Acquired Immuno - Deficiency Syndrome (AIDS)
    6 Bệnh Ebola ở khỉ Ebola virus
    7 Bệnh Vim thanh quản do virut ở khỉ Simian adenoviruses
    8 Bệnh Vim đường h hấp do virut ở khỉ Miscellaneous respiratory viruses
    9 Bệnh Đậu khỉ Monkey pox
    10 Bệnh Ca r ở ch Canine distemper
    11 Bệnh Alcut ở chồn Aleurian disease of mink
    12 Bệnh U nhầy của loi gậm nhấm Myxomatosis
    13 Bệnh Xuất huyết ở thỏ Rabbit haemorrhagic disease
    14 Bệnh Tụ huyết trng ở thỏ Rabbit pasteurellosis
    15 Bệnh Bồ đo cầu trng ở thỏ Rabbit staphylococosis
    16 Bệnh do Listeria monocytogenes gy ra ở thỏ Rabbit listeriosis
    17 Bệnh Thương hn ở thỏ Rabbit typhoid
    18 Bệnh Ph thương hn ở thỏ Rabbit paratyphoid
    19 Bệnh Cầu trng ở thỏ Rabbit coccidiosis
    20 Bệnh Hoại tử Rabbit necrobacilosis

    B. VI SINH VẬT GY NHIỄM
    1. Vi khuẩn hiếu kh: Streptococcus spp, Staphylococcus areus, Escherichia Coli, Enterobacter, Klebsiella, Salmonella spp, Bacillus cereus, Campylobacter spp, Listeria monocytogenes, Yersinia spp, Pseudomonas aeruginosa, Shigella spp, Vibrio, Hepatitis v cc loại vi khuẩn hiếu kh gy nhiễm khc;
    2. Vi khuẩn kỵ kh: Clostridium spp v cc loại vi khuẩn yếm kh khc;
    3. Cc loại vi sinh vật gy bệnh cho người v động vật;
    4. Nấm mốc, nấm men.
    C. CHấT ĐộC HạI
    1. Nội độc tố v ngoại độc tố của vi trng;
    2. Cc chất hormon: kch thch sinh trưởng, kch dục tố v cc loại hormon khc;
    3. Chất khng sinh: Chloramphenicol, Nitrofuran, Tetracycline, Streptomycin v cc loại khng sinh khc;
    4. Độc tố nấm: Aflatoxin v cc loại độc tố nấm khc;
    5. Chất phng xạ;
    6. Kim loại nặng: Thuỷ ngn (Hg), Ch (Pb), Cadimi (Cd), Asen (As), Kẽm (Zn) v cc loại kim loại nặng khc;
    7. Ho chất bảo vệ thực vật: Carbaryl, Coumaphos, DDT, 2,4 D, Lindan, Trichlorphon, Dichlorvos, Diazinon, Fenchlorphos, Chlopyrifos v cc ho chất bảo vệ thực vật khc;
    8. Cc chất bảo quản v phẩm mu cấm sử dụng.
    D. CC ĐỐI TƯỢNG KHC
    Cc đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khc theo yu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của cc điều ước quốc tế m Việt Nam k kết hoặc gia nhập hoặc tuỳ theo tnh hnh dịch bệnh động vật ở trong nước v trn thế giới.
    Mục 2
    DANH MỤC ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THUỘC DIỆN
    PHẢI KIỂM DỊCH
    I. ĐỘNG VẬT
    1. Gia sc: Tru, b, lừa, ngựa, la, d, cừu, lợn, thỏ, ch, mo v cc loi gia sc nui khc;
    2. Gia cầm: g, vịt, ngan, ngỗng, g ty, đ điểu, bồ cu, chim ct, cc loi chim lm cảnh v cc loi chim khc;
    3. Động vật th nghiệm: chuột lang, chuột nhắt trắng, thỏ v cc loi động vật th nghiệm khc;
    4. Động vật hoang d: voi, hổ, bo, gấu, hươu, nai, vượn, đười ươi, khỉ, t t, cu li, sc, chồn, kỳ đ, tắc k, trăn, rắn, g rừng, trĩ, g li, cng v cc loi động vật hoang d khc;
    5. Cc loại động vật khc: ong, tằm, cc loại cn trng khc.
    II. SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
    1. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm v sản phẩm từ thịt, phủ tạng, phụ phẩm của động vật quy định tại mục I của Danh mục ny ở dạng tươi sống, hun khi, phơi kh, sấy, ướp muối, đng lạnh, đng hộp;
    2. Lạp xường, pat, xc xch, giăm bng, mỡ v cc sản phẩm động vật khc ở dạng sơ chế, chế biến;
    3. Sữa tươi, sữa chua, bơ, pho mt, sữa hộp, sữa bnh v cc sản phẩm từ sữa;
    4. Trứng tươi, trứng muối, bột trứng v cc sản phẩm từ trứng;
    5. Trứng gia cầm giống, trứng tằm, phi động vật, tinh dịch;
    6. Bột thịt, bột xương, bột huyết, bột lng vũ v cc sản phẩm động vật khc ở dạng nguyn liệu; thức ăn gia sc, gia cầm, thuỷ sản chứa thnh phần c nguồn gốc từ động vật;
    7. Bột c, dầu c, mỡ c, bột tm, bột s v cc sản phẩm từ thuỷ sản khc dng lm nguyn liệu để chế biến thức ăn chăn nui cho gia sc, gia cầm;
    8. Dược liệu c nguồn gốc động vật: nọc rắn, nọc ong, vẩy t t, mật gấu, cao động vật, men tiu ho v cc loại dược liệu khc c nguồn gốc động vật;
    9. Da động vật ở dạng: tươi, kh, ướp muối;
    10. Da lng, th nhồi bng của cc loi động vật: hổ, bo, cầy, thỏ, ri c v từ cc loi động vật khc;
    11. Lng mao: lng đui ngựa, lng đui b, lng lợn, lng cừu v lng của cc loi động vật khc;
    12. Lng vũ: lng g, lng vịt, lng ngỗng, lng cng v lng của cc loi chim khc;
    13. Răng, sừng, mng, ng, xương của động vật;
    14. Yến;
    15. Mật ong, sữa ong cha, sp ong;
    16. Kn tằm, tơ tằm sơ chế, phế liệu tơ tằm;
    17. Bệnh phẩm;
    18. Cc đối tượng thuộc diện phải kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khc theo yu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của cc Điều ước quốc tế m Việt Nam k kết hoặc gia nhập;
    Đối với sản phẩm động vật sử dụng lm thực phẩm đ qua chế biến được sản xuất, lưu thng, tiu thụ trong nước thuộc Bộ Y tế quản l.
    III. CC PHƯƠNG TIỆN, VẬT DỤNG C LIN QUAN ĐẾN VẬN CHUYỂN ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
    1. Cc phương tiện vận chuyển đường bộ, đường xe lửa, đường sng, đường biển, đường hng khng: my bay, tu hoả, t, tu thuyền;
    2. Cc phương tiện vận chuyển th sơ: xe my, xe xch l, xe b ko, cng nng v cc phương tiện vận chuyển khc;
    3. Cc vật dụng lin quan đến vận chuyển, bốc xếp động vật, sản phẩm động vật: cầu ln xuống tu, t, my bay;
    4. Lồng, cũi nhốt giữ động vật, bao b chứa đựng sản phẩm động vật vận chuyển, chất độn, chất lt trong qu trnh vận chuyển.
     

Chia sẻ trang này