Thống kê những loài phân bố ở cả hai địa cực www.practicalfishkeeping.co.uk Cá băng Chionodraco hamatus có chất chống đông đặc biệt trong máu. Một trong những câu đố vui xưa nhất trong sách vở “Tại sao gấu bắc cực lại không ăn thịt chim cánh cụt?” có lẽ cần phải cân nhắc lại. Đến tận gần đây, rất ít loài được biết phân bố ở cả hai đầu địa cực. Điều này được cho là vì vùng nhiệt đới ấm áp có vai trò như một rào cản đối với những sinh vật thích nghi với môi trường vùng cực. Một số ngoại lệ đối với quy luật này bao gồm nhiều loài cá voi và một số loài chim di trú. Tuy nhiên, các nhà khoa học làm việc tại Census of Marine Life đã phát hiện ít nhất 235 loài phân bố ở cả Bắc cực lẫn Nam cực mặc dù khoảng cách giữa hai vùng là 11.000 km. Những loài cùng phân bố ở cả hai vùng cực bao gồm giun biển, hải sâm và chân cánh pteropod. Một trường hợp thú vị đó là ốc bướm “quét” lưới nhớt để bắt mồi, loài chân cánh ăn tạp này chuyên ăn những loài họ hàng và một loài giáp xác gọi là “chân chèo”. Các nghiên cứu đang được tiến hành bằng việc phân tích DNA của những loài ở hai vùng địa cực để xác định xem chúng có thực sự cùng loài hay chỉ có bề ngoài tương tự mà thôi. Nếu chúng là một thì sẽ có nhiều thuyết để giải thích làm sao mà chúng có thể phân bố quá xa nhau đến như vậy. Những thuyết này bao gồm ấu trùng từ Nam cực di chuyển lên Bắc cực dọc theo dòng hải lưu lạnh ở sâu dưới lòng đại dương do đó tránh khỏi vùng nước nhiệt đới ấm áp; trôi dạt trong thời kỳ băng hà; hay thậm chí được cá voi, chim hay tàu bè vận chuyển tới. Những phân tích xa hơn về mặt di truyền sẽ hé lộ câu trả lời cho những nghi vấn như thế này. Ngoài rất nhiều phát hiện khác, các nhà khoa học cũng ghi nhận bằng chứng về việc các loài ưa lạnh di chuyển về phía hai đầu địa cực để lẩn tránh hiện tượng ấm lên của đại dương. Khảo sát bổ sung ở Nam cực còn phát hiện một loài cá gọi là cá băng Chionodraco hamatus với chất chống đông đặc biệt trong máu cho phép chúng chịu đựng được nhiệt độ cực thấp vốn làm đông máu những loài cá khác. Công cuộc khảo sát hai vùng địa cực đến nay đã phát hiện được 7.500 loài ở Nam cực và 5.500 loài ở Bắc cực. Toàn bộ kết quả sẽ được Census of Marine Life công bố vào tháng 10 năm 2010. Trở lại câu đố ở trên, dĩ nhiên câu trả lời bao giờ cũng là “bởi vì gấu không thể mở được lồng…”
Chỉ là đố vui thôi, một loài phân bố ở Bắc cực (gấu) thì không thể ăn thịt loài phân bố ở Nam cực (chim cánh cụt) được...
thì em cũng nghĩ 2 con ở 2 nơi nên sao gặp nhau dc , nhưng tại anh Đại bảo là ... mở được lồng ...gì đó nên làm em cứ thắc mắc hoài haha