Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Tiêu Chuẩn đánh Giá

Thảo luận trong 'CLB La Hán Sài Gòn' bắt đầu bởi CLB CLH SGO, 19/2/09.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. CLB CLH SGO

    CLB CLH SGO Active Member

    ANH EM XEM VÀ CHÚNG TA SẼ THẢO LUẬN TRONG LẦN OFF NÀY LUÔN NHA

    Tiêu chuẩn đánh giá cá La Hán
    CLB CLH SGO - cập nhật 2/2009

    I. ĐẶC ĐIỂM LOẠI

    Cá sẽ không được dự thi nếu bị liệt vào một trong các đặc điểm loại sau đây:

    - Gù không đạt tiêu chuẩn: tái phân loại hay loại.
    Tiêu chuẩn về kích thước gù: 40% < HH/WH < 60% (xem mô tả ở đây).

    - SL nhỏ hay lớn hơn so với quy định về thể loại: tái phân loại hay loại.
    SL = standard length (chiều dài chuẩn): đo từ miệng đến gốc đuôi.

    - Cá có dấu hiệu bệnh lý (nổi mụn, mất màu, đờ đẫn, mất thăng bằng).
    - Khuyết tật nặng (mất/khuyết vây, mù mắt, méo miệng, vẹo xương sống, đuôi sụp, vênh mang, vây chẵn bất đối xứng).
    - Cá quá nhát (mất màu, sọc dưa và hoảng hốt khi thấy người).

    Trường hợp cá dự thi không đủ điều kiện/lợi thế đối với lớp & thể loại đăng ký (chẳng hạn không đủ kích thước), Ban tổ chức có toàn quyền tái sắp xếp vào lớp & thể loại phù hợp (và có lợi thế nhất).

    II. PHÂN LOẠI

    Cá không nằm trong diện mang "đặc điểm loại" sẽ được phân vào các lớp và thể loại tương ứng.

    Tổng cộng có 3 lớp, mỗi lớp chia làm 2 thể loại.

    Ban tổ chức có toàn quyền quyết định về vấn đề phân loại.

    Lớp (class)
    - Lớp A: cá La Hán truyền thống dựa trên đặc điểm chính là hoa (hay chữ).

    - Lớp B: cá La Hán cải tiến dựa trên 3 đặc điểm chính gồm vây kín, miệng bằng và mắt "lõm".

    - Lớp C: bao gồm a) cá không thuộc hai lớp trên, b) cá có đặc điểm cực kỳ đặc biệt hay xuất sắc nhưng không đủ điều kiện hay lợi thế khi tham gia vào hai lớp kể trên chẳng hạn như bonsai (thân ngắn), châu bạc (châu bệt toàn thân), không hoa (flowerless), không gù (kokless)...

    Ghi chú: Đặc điểm của lớp B tức lớp La Hán cải tiến được xây dựng dựa trên đặc điểm của dòng Kamfa (Kim Hoa) mà các bạn có thể tham khảo ở đây. Cũng xin lưu ý rằng có rất nhiều tranh cãi về vấn đề tên gọi (kim hoa, kamfa, king kamfa) mà chủ yếu là do thiếu kiến thức và khác biệt về quan điểm. Chúng tôi mong muốn xây dựng một tiêu chuẩn đánh giá dựa trên những tiêu chí cụ thể mà không phụ thuộc vào các tên thương mại hay nguồn gốc của cá.

    Thể loại (type)
    - Thể loại dành cho cá bán trưởng thành: 15<SL<18 cm

    - Thể loại dành cho cá trưởng thành: SL> 18cm

    III. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

    Tiêu chí đánh giá

    Tỷ lệ điểm giữa Lớp A - Lớp B

    Tổng thể 10 - 10
    Trình diễn 5 - 5
    Thân 10 - 10
    Mắt 5 - 5
    Vây 10 - 20
    25 - 20
    Màu sắc 10 - 10
    Hoa văn (châu) 15 - 15
    Hoa (chữ) 10 - 5

    Lỗi

    Có 4 cấp độ lỗi:

    - LỖI NHẸ: trừ 10% số điểm của tiêu chí đánh giá
    - LỖI VỪA: trừ 30% điểm của tiêu chí đánh giá
    - LỖI NẶNG: trừ 50% điểm của tiêu chí đánh giá
    - LỖI NGHIÊM TRỌNG: trừ 100% điểm của tiêu chí đánh giá

    IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

    Bao gồm những tiêu chí đánh giá chung đối với mọi lớp và thể loại.

    Tổng thể

    Đặc điểm "tổng thể" thể hiện mức độ hài hòa chung của con cá.

    - Tỷ lệ giữa độ rộng thân và chiều dài chuẩn WH/SL = 3/4
    - Độ rộng đuôi = 7-9/10 độ rộng thân

    + WH/SL lớn hay nhỏ hơn 3/4: tùy mức độ
    + Độ rộng đuôi to hay nhỏ hơn 7-9/10 độ rộng thân: tùy mức độ

    (xem ví dụ ở đây)

    Trình diễn

    Đặc điểm "trình diễn" thể hiện sức khỏe, sự sung mãn cũng như dạn dĩ của con cá.

    + Cá xung nhưng hơi cảnh giác khi có người hoặc khi cho tay lại gần: LỖI NHẸ

    + Cá nhát khi có người hoặc khi cho tay lại gần: LỖI VỪA

    + Cá quá nhát (mất màu, sọc dưa và hoảng hốt khi thấy người): BỊ LOẠI

    Thân

    + Ức to hay teo: tùy mức độ
    + Xương sống cong: tùy mức độ
    + Thân có u lồi hay lõm: tùy mức độ
    + Vảy khuyết, không đều hay sứt sẹo: tùy mức độ

    Mắt

    + Mắt lồi: KHÔNG LỖI (lớp B: LỖI NGHIÊM TRỌNG)

    + Mắt có tật nhẹ: tùy mức độ

    [​IMG]
    Mắt lồi rất dễ phát hiện khi quan sát từ hướng chính diện. Đối với lớp La Hán cải tiến (tức lớp B) thì đây là LỖI NGHIÊM TRỌNG. Hình nhỏ bên trong mô tả dạng mắt phù hợp đối với lớp B là mắt bằng hay mắt "lõm".

    Vây

    + Vây hở: KHÔNG LỖI (lớp B: LỖI VỪA hay LỖI NẶNG)
    + Vây quá hở: LỖI NẶNG (lớp B: LỖI NGHIÊM TRỌNG)

    + Đuôi dài: KHÔNG LỖI (lớp B: LỖI VỪA hay LỖI NẶNG)
    + Đuôi quá dài: LỖI NẶNG (lớp B: LỖI NGHIÊM TRỌNG)

    + Đuôi hơi xoắn: LỖI NẶNG hay LỖI NGHIÊM TRỌNG
    + Đuôi sụp (cực xoắn): BỊ LOẠI

    + Các vây chẵn (vây ngực, vây bụng) không đều: LỖI NHẸ
    + Vây lưng gãy khúc: LỖI VỪA
    + Các tia vây cong vẹo: tùy mức độ
    + Vây bị sờn, rách, lỗ mọt: LỖI VỪA

    Hoa văn của vây
    Hoa văn và độ sáng của vây có ý nghĩa rất quan trọng nên được đánh giá một cách riêng rẽ.

    + Vây không hoa văn, tối, đen (thường là cá bệnh hay quá nhát): LỖI NẶNG hay LỖI NGHIÊM TRỌNG
    + Vây hơi tối (viền vây): LỖI NHẸ hay LỖI VỪA
    + Hoa văn "truyền thống" ở lớp B: LỖI NẶNG.
    + Hoa văn "cải tiến" nhưng không sáng: LỖI NHẸ

    (xem ví dụ ở đây)

    [​IMG] [​IMG]
    Các dạng hoa văn ("châu") trên vây: dạng "truyền thống" và dạng "cải tiến". Lưu ý, các lỗi như vây hở, đuôi dài và hoa văn "truyền thống" ở lớp B bị đánh giá nặng hơn so với những lớp khác.

    Miệng

    + Hàm dưới hơi trề: KHÔNG LỖI (lớp B: LỖI VỪA)
    + Hàm dưới trề: LỖI VỪA (lớp B: LỖI NẶNG)
    + Hàm dưới quá trề: LỖI NẶNG (lớp B: NGHIÊM TRỌNG)

    + Miệng nhọn: LỖI NẶNG
    + Miệng không khép được: LỖI NẶNG
    + Môi hơi không đều: LỖI VỪA
    + Miệng có tật nhẹ (khuyết, méo): LỖI NẶNG hay LỖI NGHIÊM TRỌNG

    (xem ví dụ ở đây)

    [​IMG]
    Miệng móm với môi dưới hơi trề và miệng bằng (hình nhỏ).



    Gù phải tròn, căng, đều và đối xứng (nhìn từ mặt chính diện).

    Đánh giá gù từ mặt bên
    + Gù đổ về phía sau: LỖI NGHIÊM TRỌNG
    + Gù đổ về phía trước quá miệng: LỖi NHẸ hay LỖI VỪA
    + Gù bẹt, lồi lõm, gãy khúc: LỖi NHẸ hay LỖI VỪA
    + Gù nhỏ: LỖI NẶNG
    + Gù hơi nhỏ hay hơi quá to: LỖI VỪA

    Đánh giá gù từ mặt chính diện
    + Gù không đối xứng: LỖI NẶNG
    + Gù lồi lõm: LỖI NẶNG
    + Gù không nở: LỖI NHẸ hay LỖI VỪA
    + Gù tóp: LỖI NGHIÊM TRỌNG

    Màu sắc/hoa văn của gù
    Màu sắc và hoa văn trên "gù" có ý nghĩa rất quan trọng nên được đánh giá một cách riêng rẽ. "Màu" ở đây được định nghĩa là các màu tươi như xanh, đỏ. Các màu đen/nâu được xem như là "không màu".

    + Gù không hoa văn, "không màu" hay "màu" chỉ lan đến hai bên đầu: LỖI NGHIÊM TRỌNG
    + "Màu" lan toàn bộ gù, hoa văn lan đến hai bên gù nhưng ít: LỖI NẶNG
    + Hoa văn lan đến hai bên gù: LỖI VỪA
    + Hoa văn lan toàn bộ gù ("châu quấn đầu") nhưng các nét mờ, không rõ ràng: LỖI NHẸ

    (xem ví dụ ở đây)

    Màu sắc

    Màu sắc trên đầu và vây được đánh giá riêng nên phần này chỉ đánh giá màu trên thân cá. Màu thân cá phải tươi, sáng. Những tông màu đen/nâu làm con cá trông tối đi. Yếu tố khác nữa làm màu cá bị tối là các mảng, vệt đen (không phải "chữ") chạy trên lưng và vây lưng cá.

    + Màu không tươi: LỖI NHẸ
    + Màu hơi tối: LỖI VỪA
    + Màu tối: LỖI NẶNG hay NGHIÊM TRỌNG

    Hoa văn (châu)

    Hoa văn trên đầu và vây được đánh giá riêng nên phần này chỉ đánh giá hoa văn trên thân cá. Hoa văn chính là "châu" hay dấu vết của châu sau khi cá lột.

    (xem ví dụ ở đây)

    V. PHỤ LỤC ĐÁNH GIÁ LỚP A

    Hoa

    Hoa (hay chữ) phải đậm, liền lạc, tách bạch và chạy từ gốc đuôi cho đến đầu.

    + Hoa chạy chưa đến giữa thân hay rời rạc (tức chỉ có 3 chấm): LỖI NGHIÊM TRỌNG
    + Hoa chỉ chạy đến giữa thân: LỖI NẶNG
    + Hoa không xuất hiện trên đầu (màng tang): LỖI NẶNG
    + Hoa không xuất hiện trên nắp mang: LỖI NHẸ

    + Không hoa: BỊ LOẠI hay tái phân loại

    + Hoa dính với nhau thành một vệt: LỖI VỪA
    + Lưng hoặc vây lưng đen: LỖI VỪA,
    + Hoa bị bể: LỖI VỪA

    (xem ví dụ ở đây)

    VI. PHỤ LỤC ĐÁNH GIÁ LỚP B

    + LỖI NGHIÊM TRỌNG ở hai trong ba đặc điểm bao gồm mắt, miệng và vây: BỊ LOẠI hay tái phân loại.

    VII. PHỤ LỤC ĐÁNH GIÁ LỚP C

    Trường hợp cá lột: lỗi thông thường là lột không sạch.

    + Dính đen trên đầu và mặt: LỖI NẶNG
    + Dính đen trên vây (nhất là vây lưng và đuôi): LỖI VỪA
    + Dính đen trên thân: LỖI NẶNG

    + Dính đen trên 10% tính tổng thể thân/vây: BỊ LOẠI

    (xem ví dụ ở đây)

    -----------------------------------------------------

    Ghi chú

    - Cá ở từng thể loại sẽ được chấm điểm dựa trên Tiêu chuẩn chung và Phụ lục của lớp tương ứng.

    - Tổng số điểm ban đầu của mỗi con là 100. Số điểm sau khi chấm của mỗi con sẽ là 100 trừ đi số lỗi. Con nào cao điểm hơn sẽ được xếp hạng cao hơn.

    Sau cùng, nguyên tắc đánh giá ở đây là TÌM LỖI, con nào ít lỗi nhất sẽ là con cá đẹp một cách toàn diện nhất. Đây là cách đánh giá phổ biến trong giới cá cảnh (nội địa và quốc tế) nhưng có thể KHÓ CHẤP NHẬN đối với một số người vì nhiều nguyên nhân. Xin các bạn hãy lưu ý vấn đề này trước khi quyết định đem cá dự thi.
     
    Last edited by a moderator: 28/2/09
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này