Cá rô thường "bò" lên đất liền để đi tìm vùng nước mới. (theo tiếng Anh, cá rô=climbing perch tức "cá vược leo").
Cá rô có một bộ phận thở phía trên nắp mang gọi là mê lộ (labyrinth), nó chỉ chết khô thôi chớ ko chết ngạt
Cá rô là vua "bò" mà. Chúng thường đi thành đàn, tạo thành đương mòn trên đất luôn đó. Phải quay luôn cảnh mấy e cá rô tôm tích vượt cạn nữa thì qua OK
ngoài bắc thường gọi là cá rô lách. vì cứ đến mùa hè hôm nào trời mưa rông có sấm sét thì chắc chắn cá rô sẽ lách lên bờ. hồi còn nhỏ tụi này lách qua sân nhà e xuốt chỉ cần lấy cái thúng ra sân nhặt về rán ròn thôi
Cá thòi lòi là "cá", không phải loài "lưỡng cư" như ếch nhái... dẫu nó có khả năng sống ở cả hai môi trường. Cá thòi lòi thuộc họ cá bống Gobidae, không rõ cơ chế thở trên cạn của nó như thế nào.
đầu mùa mưa, cá này tràn cả ra đường ở quê em, mấy ông chỉ việc nhặt bỏ bịch mang về...em cũng ham hố xách thùng ra lụm nhưng bị bà nội la, và kêu thả hết chúng hihi
Hình này mô tả bộ phận mê lộ (labyrinth) nằm ở phía trên nắp mang. Nhóm cá có mê lộ bao gồm nhiều loài từ cá rô, cá sặc, cá tai tượng cho đến cá cờ, bã trầu và lia thia (betta). Nhưng cá rô là dữ dằn nhất (như các bạn đã thấy ở video trên), chúng có bản năng định hướng để di chuyển qua nguồn nước mới (nên ko có chuyện bị lạc và chết khô đâu!) Mê lộ có vai trò như "lá phổi" của cá. Ô-xy từ không khí thẩm thấu trực tiếp vào máu qua mê lộ vì vậy cá có thể thở đc trên cạn. (Bình thường cá lấy ô-xy từ nước qua các lá mang). Về cá thoi loi, cá thoi loi đc gọi là "cá lưỡng cư" nhờ khả năng sống trên cạn của chúng. Cơ chế thở khác với cá có mê lộ. Chúng thở qua da và các màng nhầy ở miệng và cổ họng. Điều kiện để các loài cá có thể thở đc là "ẩm ướt". Mê lộ khô hoặc da khô là chúng toi ngay. Vậy nên chúng chỉ "chết khô" chứ không "chết ngạt"