Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Sổ Tay Triển Lãm IBC - Chương 3: Trọng Tài IBC

Thảo luận trong 'articles archive' bắt đầu bởi vnreddevil, 29/4/09.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    [​IMG]

    Chương 3: Trọng Tài IBC
    Cập nhật 8/2014

    THUẬT NGỮ

    Định nghĩa của một thuật ngữ được cho bởi Tiêu Chuẩn Trưng Bày (Exhibition Standards) có thể khác với những định nghĩa gốc khác: một ví dụ là “Cambodian”. Định nghĩa di truyền và định nghĩa Tiêu Chuẩn không giống nhau. Ví dụ nữa là về định danh loài (species designations). Ban Trọng Tài IBC không phải là một tổ chức khoa học và không gắn chặt với định nghĩa khoa học về các loài thuộc chi (genus) Betta. Do vậy, khi sử dụng thuật ngữ Betta imbellis, nó có thể hay không chỉ đến một loài. Nó chỉ đến một loại (type) betta được công nhận bởi IBC. Trong khi đánh giá một triển lãm, định nghĩa Tiêu Chuẩn Trưng Bày được ưu tiên.

    BAN TRỌNG TÀI (JUDGING BOARD)

    Ban Trọng Tài Hội Đồng Betta Quốc Tế (International Betta Congress Judging Board) là một trong hai ban quốc tế được bầu chọn bởi thành viên Hội Đồng. Ban kia, Ban Quản Trị Quốc tế (International Executive Board), chịu trách nhiệm điều hành IBC như là một tổ chức. Ban Trọng Tài Quốc tế bao gồm Trưởng Ban (Chairperson) và sáu (6) thành viên [có quyền] biểu quyết (voting member) khác. Thành viên Ban Quản Trị được chỉ định bởi Ban Quản Trị, phục vụ như là một đại diện của ban đó. Nếu thành viên đó là một Trọng Tài Bằng Cấp (Certified Judge), thì anh hay cô ta phải là một thành viên biểu quyết. Nếu không phải là một Trọng Tài Bằng Cấp, thì anh hay cô ta sẽ là một thành viên không-biểu quyết. Ban Trọng Tài chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì hệ thống triển lãm. Điều này được thực hiện một cách tự động thông qua sự phát triển và duy trì Sổ Tay Triển Lãm (Show Manual) và Sổ Tay Trọng Tài (Judge Manual).

    PHÂN BAN (COMMITTEES)

    ● Phân Ban về Bằng Cấp Trọng Tài: phân ban này điều hành mọi vấn đề liên quan đến Bằng Cấp Trọng Tài (Judge Certification) và Quy Trình Đánh Giá (Judge Procedures).

    ● Phân Ban về Đào Tạo Trọng Tài: phân ban này điều hành mọi vấn đề liên quan đến việc Đào Tạo Trọng Tài (Judge ‘s Trainning).

    ● Phân Ban về Tiêu Chuẩn: phân ban này điều hành mọi vấn đề liên quan đến những phần Tiêu Chuẩn Chung và Đặc Biệt thuộc sổ tay này.

    QUYỀN HẠN (AUTHORITIES)

    THỂ CHẾ IBC (CONSTITUTION)
    ● Tập hợp và bầu chọn Ban Trọng Tài

    ĐIỀU LỆ IBC (BY-LAWS)
    ● Trách nhiệm của Ban Trọng Tài
    ● Trưởng và Phó Ban
    ● Trách nhiệm của Phân Ban Tiêu Chuẩn
    ● Trách nhiệm của Phân Ban Đào Tạo Trọng Tài
    ● Trách nhiệm của Phân Ban Bằng Cấp Trọng Tài

    SỔ TAY BAN TRỌNG TÀI IBC
    ● Các quy trình được Ban Trọng Tài áp dụng.

    HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH

    Sổ Tay Hoạt Động Ban Trọng Tài (Judging Board Operational Manual), vốn là phần thứ 3 của Tiêu Chuẩn Trưng Bày này [không đăng ở đây], thường chỉ được phân phát cho các thành viên Ban Trọng Tài và phân ban của nó. Nó có thể được cung cấp thông qua Phân Ban Hỗ trợ Kỹ thuật (Technical Assistance Committee).

    THAM DỰ CUỘC HỌP BAN TRỌNG TÀI (BOARD MEETINGS):
    Mọi cuộc họp Ban Trọng Tài phải được mở cho cách thành viên Hội Đồng.

    KINH DOANH:
    Chỉ thành viên thuộc Ban mới có thể chính thức giới thiệu một hạng mục kinh doanh (business item), tuy nhiên, bất kỳ thành viên nào thuộc Hội Đồng đều có thể đệ trình những hạng mục kinh doanh dự kiến cho một thành viên thuộc Ban để giới thiệu. Thêm nữa, Ban phải siêng năng xem xét các hạng mục được đăng trên tờ FLARE! hay trên mạng, vốn thể hiện gợi ý về những hạng mục kinh doanh để Ban cân nhắc. Bất cứ khi nào có thể, những thay đổi được đề xuất về Tiêu Chuẩn Trưng Bày được công bố trên tờ FLARE! hay trên mạng trước cuộc biểu quyết Ban (Board vote) để khuyến khích ý kiến từ thành viên.

    THAY ĐỔI VỀ TIÊU CHUẨN TRƯNG BÀY VÀ LỚP TRIỂN LÃM

    Sự ổn định ở hệ thống lớp triển lãm là quan trọng. Tuy nhiên, Ban có thể thay đổi chỉ định (designations) lớp vào mỗi năm triển lãm. Khi xem xét việc thêm/bớt lớp, Ban sẽ cân nhắc:

    1. Tình trạng hạng mục lớp: Những lớp thường xuyên có dưới 4 hạng mục (entries) mỗi triển lãm bị coi là thấp về mặt tham dự, trên 12 là cao.

    2. Hệ Thống Phân Loại: Thay đổi phải phù hợp với tổ chức quan điểm (philosophical organization) của các biến dị (variations) betta.

    3. Đột Biến: Thận trọng với cảnh báo về đột biến (mutations) mới vốn đã được thiết lập (established) với những cái vốn đang phát triển. Khuyến khích sự thiết lập của chúng.

    4. Tác Động Triển Lãm: Chi phí và nhân công của câu lạc bộ đăng cai (host clubs) phải luôn được cân nhắc đến.

    TRỌNG TÀI

    Triển lãm phải được đánh giá bởi các Trọng Tài Bằng Cấp IBC!

    Trọng tài IBC có một nhiệm vụ chính: áp dụng Tiêu Chuẩn IBC chính thức khi đánh giá các hạng mục trong một Triển Lãm Betta Được IBC Chấp Thuận chính thức. Họ cũng có thể, thỉnh thoảng, mở các lớp huấn luyện và trình bày bài giảng theo yêu cầu của tổ chức quan tâm.

    Trọng Tài Trưởng Thỉnh Dự (Invited), theo thông lệ, được lo ăn ở trong thời gian triển lãm. Đôi khi, phí đi lại của trọng tài cũng được trả. Tuy nhiên, bất kỳ chi phí hay thù lao mà một trọng tài IBC nhận hoàn toàn là chuyện giữa trọng tài và Câu Lạc Bộ Đăng Cai. Một số trọng tài có thể chọn cách tự đến bằng tiền túi của mình – đây là lựa chọn của họ. Những trọng tài khác ngoài trọng tài trưởng được mong đợi để hiểu rằng tài nguyên triển lãm là có hạn và họ nên trợ giúp khi có thể.

    Việc lựa chọn Trọng Tài Trưởng Bằng Cấp được chính thức mời là quyền của Chủ Tịch Triển Lãm, và thông thường, không Trọng Tài Bằng Cấp hay Tập Sự bất thỉnh (uninvited) nào nhận phí hay thù lao. Không Trọng Tài Bằng Cấp hay Tập Sự bất thỉnh nào có thể bị từ chối quyền đánh giá trừ phi trọng tài đó tự làm mất tư cách (ineligible) bằng việc thực hiện hành vi phạm luật (unethical behavior) tại triển lãm. Trọng Tài Trưởng (Head Judge) có thể là Trọng Tài Thỉnh Dự hay Trọng Tài Bằng Cấp chuyên nghiệp nếu không có Trọng Tài Thỉnh Dự. Trọng Tài Trưởng sẽ có thâm niên (seniority) hơn bất kỳ trọng tài bất thỉnh nào và chịu trách nhiệm về các trọng tài và việc đánh giá triển lãm. Tốt nhất hãy dàn xếp đàng hoàng cho một trọng tài trước triển lãm và cũng vậy, đảm bảo rằng cả Câu Lạc Bộ Đăng Cai lẫn trọng tài đều hiểu rõ chi phí hay dịch vụ nào sẽ hay không được trả. Kém khôn ngoan nhất là đợi cho đến khi triển lãm bắt đầu mới đạt được thỏa thuận. Về vấn đề phép lịch sự, một trọng tài bất thỉnh nên lưu ý Chủ Tịch Triển Lãm về dự định đánh giá triển lãm của anh/cô ta trước khi đến.

    TRÁCH NHIỆM TRỌNG TÀI

    Phải công nhận rằng những khác biệt thực sự về quan điểm tồn tại ở nhiều lãnh vực của thú chơi betta: chỉ định “loài”, chỉ định “lớp”, di truyền betta và vân vân.

    Theo Tiêu Chuẩn: Trong khi những điều luật (rules) phát biểu đơn thuần có thể không giải quyết được những khác biệt quan điểm, một Trọng Tài IBC, qua bằng cấp được công nhận, phải áp dụng một cách đúng đắn Tiêu Chuẩn trong mọi Triển Lãm IBC. Tiêu Chuẩn cho phép sự đánh giá chủ động nhiều khía cạnh của việc đánh giá, nhưng chúng cũng cung cấp hướng dẫn cụ thể để làm theo trong hầu hết trường hợp. Ban Trọng Tài không thể bác bỏ quyết định của trọng tài trừ phi nó vi phạm một điều luật củaTiêu Chuẩn. Tuy nhiên, Chủ Tịch Triển Lãm có toàn quyền thông báo cho Ban về mọi vấn đề họ quan ngại với một trọng tài hay quy trình của anh hay cô ta để có hành động kỷ luật khả dĩ. Các trọng tài được mong đợi tuân thủ mọi Tiêu Chuẩn IBC hiện hành.

    LOẠI TRỌNG TÀI

    Có hai loại Trọng Tài IBC khác nhau:

    1. TRỌNG TÀI BẰNG CẤP (CERTIFICATED JUDGE):
    Một cá nhân, đã hoàn tất quá trình cấp bằng, người có quyền đánh giá mà không cần giám sát tại bất kỳ triển lãm được IBC chấp thuận nào. Ban Trọng Tài Quốc Tế sẽ hợp tác chặt chẽ với các đại diện Vùng để giúp xây dựng những chương trình cho việc cấp bằng trọng tài ở Vùng Đánh Giá (Judging Area) tương ứng. Những chương trình này có thể khác biệt về chi tiết tùy thuộc vào nhu cầu/thực trạng Vùng. Thành viên của các Vùng Đánh Giá này được khuyến khích phát triển xa hơn và duy trì những chương trình này. Mọi trọng tài bằng cấp đều có thể đánh giá ở bất kỳ triển lãm vùng (area show) nào. (Chẳng hạn, một trọng tài từ Vùng 2 có thể đánh giá các triển lãm ở Vùng 7, tuy nhiên, chúng tôi đề nghị rằng trọng tài Vùng 2 trước hết đánh giá cùng với một trọng tài Vùng 7 trước khi trọng tài Vùng 2 tự mình đánh giá một triển lãm Vùng 7).

    2. TRỌNG TÀI TẬP SỰ (APPRENTICE JUDGE):
    Một Trọng Tài Tập Sự không có quyền đánh giá các Triển Lãm IBC mà không qua giám sát của một Trọng Tài Bằng Cấp IBC. Về vấn đề phép lịch sự, một Tập Sự nên lưu ý Chủ Tịch Triển Lãm và Trọng Tài Trưởng về dự định đánh giá triển lãm của anh/cô ta trước khi đến. Không có quá 2 tập sự được phép cho mỗi trọng tài tại bất kỳ triển lãm được IBC chấp thuận nào.

    TRỞ THÀNH MỘT TRỌNG TÀI

    Trước khi bắt đầu chương trình Trọng Tài Tập Sự, một thành viên IBC trong giai đoạn hai (2) năm phải: A) Tham dự việc triển lãm betta được cản bởi thí sinh và lọt vào Nhóm A các lớp betta splendens chính thức trong ít nhất 2 triển lãm được IBC chấp thuận – phải giành được ít nhất 3 thứ hạng đầu tại các triển lãm; hay B) lọt vào top 20 trong bất kỳ năm triển lãm nào. (Các giải thưởng về Nghệ Thuật & Đồ Mỹ Nghệ, betta Loại Hoang Dã, Nhà Lai Tạo Mới hay nhóm Kinh Doanh sẽ không được tính vào yêu cầu).

    1. ĐIỀN VÀO BẢN ĐĂNG KÝ: Một Bản Đăng Ký (Mẫu IBC 10) được phát hiện ở cuối chương này. Bản này cần được điền vào và đệ trình cho một thành viên Ban Trọng Tài hay người được ủy nhiệm (designee) của anh hay cô ta trước khi bắt đầu sự kiện tập sự đầu tiên. Một Tập Sự có ba năm từ ngày bắt đầu chính thức để hoàn tất quá việc huấn luyện. Ngày bắt đầu chính thức là ngày của Hội Thảo (Seminar) cuối cùng được tham dự (trong chuỗi Hội Thảo Đánh Giá 1, 2 và 3).

    Khác đi, một cá nhân mong muốn tham dự Chương Trình Tập Sự (Apprentice Program) có thể làm tập sự một (1) triển lãm với Trọng Tài Bằng Cấp trước khi tham dự các Hội Thảo Đánh Giá (Judging Seminars). Bản Đăng Ký Tập Sự (Apprentice Application Form) phải được gửi đến cho Trưởng Phân Ban Cấp Bằng (Certification Chairman) ngay lập tức tiếp theo sự kiện, và triển lãm đó sẽ bắt đầu thời hạn ba năm chính thức của mình.

    2. THAM DỰ CÁC HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ (JUDGING SEMINARS): Ban Trọng Tài tổ chức ba Hội Thảo khác nhau tại mỗi Hội Nghị IBC. Các Hội Thảo có thể được mở vào những thời điểm khác trong năm bởi bất kỳ Trọng Tài Bằng Cấp nào với sự chấp thuận trước của Trưởng Ban Trọng Tài. Đề nghị các Hội Thảo nên được tổ chức cùng với một Triển Lãm Quốc Tế, Triển Lãm Phân Vùng hay Triển Lãm Chứng Thực để tập sự tương lai có thể thu thập kinh nghiệm với cá thực (live fish).

    Các Hội Thảo là:

    ● Hội Thảo I: Hội thảo này bao gồm giải phẫu tổng quát, danh pháp (nomenclature) và đặc điểm của cá betta. Nó cũng bao gồm một giảng giải về hệ thống đánh giá lỗi-giản lược. Hội thảo nhấn mạnh đến Tiêu Chuẩn Chung. (Xem Chương 5).

    ● Hội Thảo II: Ở đây, HỆ THỐNG PHÂN LOẠI là chủ đề chính với một vài giới thiệu về những loài Betta khác nhau. Hội thảo này nhấn mạnh đến Tiêu Chuẩn Đặc Biệt. (Xem Chương 6-9).

    ● Hội Thảo III: Hội thảo này được tiến hành tại phòng triển lãm trong khi đánh giá thực tế. Tập sự sẽ tháp tùng trọng tài để quan sát và tham dự vào việc đánh giá cá. Đây là cơ hội “thực hành” (hands on) để học hỏi cách đánh giá Betta. Trọng tài giải thích về suy nghĩ, xử lý và kỹ năng của mình (chẳng hạn dời lọ, sử dụng ống hút, chiếu đèn v.v.) khi từng con được khảo sát một cách cặn kẽ để xác định con đẹp nhất trong lớp.

    Cả ba hội thảo này đều hoàn toàn độc lập và có thể được thực hiện theo bất kỳ thứ tự nào, theo quyết định của giảng viên.

    3. PHỤC VỤ VỚI TƯ CÁCH TRỌNG TÀI TẬP SỰ IBC: Ngay khi ba Hội Thảo được hoàn tất và Bản Đăng Ký được Trưởng Phân Ban Cấp Bằng Trọng Tài chấp thuận, ứng viên chính thức trở thành một Trọng Tài Tập Sự IBC. Trọng Tài Tập Sự mới giờ phải phục vụ với tư cách một sinh viên dưới quyền một Trọng Tài Bằng Cấp khác tại mỗi trong ba Triển Lãm Quốc Tế hay Phân Vùng (hai phải là Triển Lãm Quốc Tế) và một Hội Nghị. Hội Nghị phải là triển lãm sau cùng được đánh giá; tuy nhiên, hạn chế duy nhất đó là nó không được là triển lãm đầu tiên được đánh giá.

    4. HOÀN TẤT BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NHÃN LỰC (VISUAL): Bài Kiểm Tra Đánh Giá Nhãn Lực được thực hiện trong triển lãm sau cùng của chương trình tập sự. Tập sự phải đánh giá bốn lớp. Tập sự phải: 1) thể hiện khả năng loại bỏ đúng đắn khi nhu cầu xuất hiện, 2) thể hiện khả năng nhận thức những khác biệt màu sắc phảng phất (subtle), 3) thể hiện khả năng tái phân loại thí ngư một cách đúng đắn, chẳng hạn như Trợ Giúp của Trọng Tài, và 4) xếp hạng 3 con đứng đầu (từ kết quả triển lãm thực tế) trong 4 vị trí đầu (1, 2, 3 và 4) ở tối thiểu 3 trong 4 lớp được đánh giá để vượt qua bài kiểm tra một cách thành công. Bài Kiểm Tra Đánh Giá Nhãn Lực được cung cấp tại Hội Nghị (và những triển lãm khác như được chấp thuận bởi Trưởng Ban Trọng Tài). Bài kiểm tra được chấm chỉ sau khi việc đánh giá triển lãm chính thức được hoàn tất để mà khi cá triển lãm được sử dụng thì chúng không bị làm phiền quá mức. Trọng Tài Tập Sự vốn rớt bài kiểm tra thị lực có thể thực hiện lại bài kiểm tra vào cơ hội kế tiếp.

    5. HOÀN TẤT BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIẾT (WRITTEN): Cũng vậy, sau khi hoàn tất việc đánh giá tập sự trong bốn triển lãm, Trọng Tài Tập Sự phải vượt qua bài Kiểm Tra Đánh Giá Viết một cách thành công (được mở sách, với giới hạn một giờ) bao hàm nội dung Sổ Tay Trọng Tài. Bài kiểm tra luôn được cung cấp tại Hội Nghị. Bài kiểm tra có thể sẵn sàng vào lúc khác với sự chấp thuận của Trưởng Ban Trọng Tài. Nếu trượt bài kiểm tra, ứng viên có thể tái kiểm tra vào sự kiện kế tiếp. 30% bài kiểm tra Viết bao hàm Chương 1-4. 70% sẽ bao hàm Chương 5-10. Tỷ lệ đậu sẽ là 70%.

    Việc tập sự tại Triển Lãm Hội Nghị Quốc Tế được Ban Trọng Tài xem xét như là một phần tổng thể của việc huấn luyện trọng tài. Sự xuất hiện trước một số lớn trọng tài từ khắp Vùng là một kinh nghiệm vô giá. Tuy nhiên, Trọng Tài Tập Sự có thể thay thế một Triển Lãm Quốc Tế hay Triển Lãm Hội Nghị Phân Vùng bằng một Triển Lãm Hội Nghị Quốc Tế một khi những yêu cầu bổ sung này được thỏa mãn:

    a) Ít nhất một trong những Triển Lãm được đánh giá phải có tối thiểu 300 thí ngư; và

    b) Một Triển Lãm Hội Nghị Quốc Tế phải được đánh giá trong vòng 2 năm kể từ khi được cấp bằng (certified). Nếu yêu cầu sau không thỏa mãn, trọng tài sẽ bị mất bằng và việc tái cấp bằng (recertification) chỉ có thể được tiến hành tại Triển Lãm Hội Nghị Quốc Tế.

    6. NHẬN BẰNG TRỌNG TÀI: Đây là trách nhiệm của tất cả các bên tham gia trong Chương Trình Cấp Bằng Trọng Tài nhằm đảm bảo rằng Trưởng Phân Ban Cấp Bằng Trọng Tài được thông báo về mọi sự kiện đã hoàn tất cho đến khi việc cấp bằng thành công. Thâm niên của Trọng Tài Bằng Cấp cũng là thâm niên của bằng. Danh sách định kỳ của các Trọng Tài Bằng Cấp được xuất bản trên tờ FLARE!

    Thời hạn của Bằng: Mọi Trọng Tài Bằng Cấp hiện hành và tương lai đều được cấp bằng trọn đời, nếu tư cách thành viên IBC của họ không bị gián đoạn trong hơn sáu mươi (60) ngày. Mọi Trọng Tài Bằng Cấp Hết được hết sức khuyến khích thường xuyên ôn duyệt Tiêu Chuẩn Đánh Giá IBC, và tự mình cập nhật những tiến bộ [của thú chơi] betta, bao gồm loại hoang dã. Việc gián đoạn tư cách thành viên trong hơn sáu mươi (60) ngày sẽ dẫn đến hậu quả mất bằng (decertification), cần hoàn tất yêu cầu tái cấp bằng để lấy lại bằng cấp trọn đời.

    Bằng có thể bị mất theo ba cách:

    1. Thất bại trong việc duy trì vị trí thành viên IBC hiện hành: Điều này có nghĩa sự gián đoạn về tư cách thành viên IBC trong hơn sáu mươi (60) ngày.

    2. Thất bại trong việc đánh giá ít nhất một Triển Lãm Quốc Tế được IBC chấp thuận trong hai năm triển lãm liên tục hay lọt vào top 10 điểm số cuối-năm.

    3. Hủy bỏ bởi Ban Trọng Tài:
    Bằng trọng tài có thể bị hủy bỏ bởi đa số biểu quyết trong Ban Trọng Tài. Ngày hiệu lực được chỉ ra trong một Thư Đăng Ký (Registered Letter) gửi đến trọng tài từ Trưởng Ban Trọng Tài hay được đăng trên tờ FLARE! Bằng trọng tài không thể bị hủy bỏ bởi Ban trừ phi trọng tài được cảnh báo về việc treo bằng (pending) và được cho ít nhất 60 ngày để thỉnh cầu.

    TÁI CẤP BẰNG (RECERTIFICATION):

    Nhằm lấy lại bằng cấp trọn đời, một cựu trọng tài phải là thành viên hiện hành của IBC và phải hoàn tất các Mục (1) hay (2), cùng với Mục (3) như sau:

    1. Vượt qua một bài kiểm tra mở sách (open book) về các Tiêu Chuẩn Đánh Giá và được cung cấp bởi Ban Trọng Tài,
    hay

    2. Tham dự bất kỳ hai trong ba (3) Hội Thảo Đánh Giá được tiến hành bởi một thành viên Ban Trọng Tài hay một Trọng Tài Bằng Cấp được Ban Trọng Tài cho phép.
    CÙNG

    3. Đánh giá một Triển Lãm Quốc Tế Được IBC Chấp Thuận như là Trọng Tài Tập Sự dưới [sự giám sát của] một Trọng Tài Bằng Cấp IBC và vượt qua bài kiểm tra nhãn lực.

    Cảnh Báo Treo/Hủy Bằng Trọng Tài:
    Nếu một trọng tài, người đã mất bằng đánh giá một triển lãm, kết quả sẽ không được công bố bởi Ban Trọng Tài trừ phi Chủ Tịch Triển Lãm đã được thông báo về tình huống nhưng vẫn cho phép trọng tài thực hiện. Tuy nhiên, trọng tài đó sẽ mất quyền tái cấp bằng theo bất kỳ quy trình nào trừ phi thỉnh cầu với Ban Trọng Tài hay tái khởi động toàn bộ chương trình tập sự.


    NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC DÀNH CHO TRỌNG TÀI IBC

    Trọng tài IBC, tập sự, và những ai sẽ trở thành trọng tài phải tuân thủ những tiêu chuẩn cao nhất về sự trung thực, liêm chính, thận trọng và mẫn cán. Họ phải luôn nhớ rằng mình đại diện cho câu lạc bộ trong hầu hết những hoạt động công khai và rằng câu lạc bộ được đánh giá thuận lợi hay bất lợi bởi hành động của mình. Dưới đây, dẫu không bao hàm-tất cả, là một chỉ dẫn cơ bản:

    Năng Lực – một trọng tài phải liên tục phát triển năng lực và hiểu biết của mình về cá betta và những Tiêu Chuẩn được xuất bản mà theo đó chúng ta đánh giá.

    Mẫn Cán – một trọng tài phải luôn đánh giá một cách công bằng và khắt khe theo Tiêu Chuẩn, bỏ qua sở thích cá nhân của mình.

    Rút Lui – một trọng tài phải rút khỏi việc đánh giá trong bất kỳ tình huống nào vốn cấu thành sai phạm (impropriety) hay biểu hiện sai phạm.

    Thận Trọng – một trọng tài phải tiếp cận các sự cố và tranh cãi một cách công bằng và với sự khách quan trong khi tìm kiếm những kênh phù hợp cho giải pháp, bao gồm những người trong Ban Trọng Tài hay Ban Quản Trị, thay vì chỉ đơn giản than vãn.

    Truyền Đạt – một trọng tài phải chia sẻ kiến thức của mình không chỉ với trọng tài và tập sự khác, mà với thành viên nữa.

    Cải Thiện IBC – một trọng tài phải luôn tìm kiếm cách thức để cải thiện Tiêu Chuẩn và những điều luật, quy trình và nguyên tắc khác mà theo đó IBC tồn tại và đề nghị những thay đổi phù hợp với Thể Chế IBC.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/7/18

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội