Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Báo New York Times 1971 - Đá gà vẫn bí mật hoạt động ở Sài Gòn dù bị cấm

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - gà' bắt đầu bởi dthong, 24/5/19.

  1. dthong

    dthong Moderator

    Bài viết cách đây gần nửa thế kỷ nhưng cho thấy hoạt động đá gà cũng không khác gì thời nay, bị cấm đoán nhưng vẫn hoạt động lén lút. Giới đá gà cũng đủ mọi thành phần. Bài viết có vài điểm quan trọng:

    1. Cho thấy việc lắp cựa nhân tạo đã có vào lúc đó.

    2. Trong bài viết “xóm gà của tôi” http://baotreonline.com/chuyen-xom-ga-cua-toi/ có đoạn “Nghe nhiều lính lác nói ông Kỳ thiết lập một trường gà ngay trong sân bay Tân Sơn Nhất. Chuyện hư thực thế nào chỉ có người trong cuộc hoặc người thân cận với ông Kỳ mới biết.” thì trong bài này làm sang tỏ điều này.

    3. Có nhắc tới 1 nhân vật Huỳnh Văn Lang, có thể đây là tác giả của cuốn “Cờ Bạc” viết về thú đá gà, đá cá trước 75.


    Đá gà vẫn bí mật hoạt động ở Sài Gòn dù bị cấm
    The New York Times - December 12, 1971, Page 22

    Theo một truyền thuyết phổ biến của Việt Nam, vào thế kỷ thứ 13, khi giặc Nguyên Mông lăm le xâm chiếm Việt Nam, vị tướng lừng lẫy Trần Hưng Đạo kêu gọi người dân của ông tạm gác niềm đam mê chọi gà. Người Việt Nam nghe theo và nhờ đó giặc Nguyên Mông đã bị đẩy lui về phần đất Trung Hoa.

    Trong những năm gần đây, chính quyền Sài Gòn, trong một nỗ lực tương tự để nâng cao tinh thần hy sinh và yêu nước đã chính thức quay lưng với môn chọi gà và cấm mọi cuộc thi đấu liên quan tới cá độ. Hai tháng trước, họ đã cho đóng cửa trường gà cũ nơi các con bạc vẫn thường cá độ cả chục ngàn đồng (đô ?) cho một trận đấu.

    Thế nhưng cứ vào mỗi thứ Bảy, nằm khuất trong một nghĩa trang lớn, một nhóm tướng tá, doanh nhân triệu phú, cảnh sát chìm và giới lao động bình dân xúm xít quanh một trường gà dã chiến để cá từ $20 đến $100 cho những chú gà ưng ý nhất có đủ các sắc xanh, đen, vàng mượt mà óng ả.

    Một Tổ Chức Ngầm

    Trường gà bí mật là một phần của một tổ chức ngầm chuyên tổ chức đá gà khắp nước mặc dù đã bị chính thức cấm. Cựu Phó thủ tướng Nguyễn cao Kỳ là một người mê đá gà, được biết là có mặt trong các trận đấu được tổ chức tại Tân Sơn Nhất, sân bay sầm uất của Sài Gòn.

    Môn đá gà từ lâu đã chiếm một vị trí trong văn hóa dân gian như môn bóng bầu dục ở Mỹ. Con gà đá, thường là đá tới chết, tượng trưng cho tinh thần võ sĩ.

    Tại trường gà trong nghĩa trang Sài Gòn, Huỳnh Văn Lang, một người giàu có và là nhà nhập khẩu xe gắn máy Honda có thú vui nuôi gà đá, ngồi trước một con gà sẫm màu, nhìn dữ tợn tên Blackie (Ô), săm soi da cẳng chân và nhìn vào mắt của nó.

    “Bạn có thể biết con gà có tốt không bằng cách sờ vào chân”, anh ta giải thích. Nó giống như coi bói vậy. Da phải láng và không bị nhăn nhẹo. Tôi cũng thích coi thử con gà có khôn không.”

    Cuộc khám nghiệm của anh đã hoàn tất, anh đặt $100 vào con gà của mình, một con gà non hơn, có màu sáng hơn. Cả hai con được chu đáo gắn cho cặp cựa bén bằng xương dài ba inches (phân Anh khoảng 7.62 cm) phía sau chân.

    Âm thanh cực đại của cá độ

    Để kích thích gà, người nài phun rượu lên chúng. Các khán giả bắt đầu hét to tiền độ với nhau tới mức cực đại. Bất thình lình hai con gà xông vô nhau, lông cổ xù lên như cái vòng cổ Elizabethan. Tung mình lên không trung, con Ô đá địch thủ vào họng với đôi cựa của nó.

    Những người cá độ la hét mỗi lúc mỗi to trong khi 2 con gà xoay vần, gằm ghè nhau. Với vài đòn đá sấm sét từ con Ô, gà của ông Lang gục xuống, máu phun ra từ cổ. Nó đã chết.

    Những người thắng độ, đứng trên các tấm bia mộ gần đó reo hò.

    Một người đàn ông đậm người với khuôn mặt vàng vọt láng bóng, có mái tóc chải ngược đi qua đi lại trong đám người cá độ để đảm bảo mọi người chung tiền. Ông Lang cho biết, người đó là “quản lý” của trường gà.

    Một người đàn ông khác giới thiệu mình là một thiếu tướng quân đội ngồi trên 1 ghế súp, vừa hớp nước dừa vừa nói “đá gà là một thú đam mê, ông anh ta nói với một chút tiếc rẻ “người ta không thể bỏ nó dù ở thời đại nào.

    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Last edited by a moderator: 14/12/19
  2. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Đúng là cụ Huỳnh Văn Lang, tác giả cuốn Cờ Bạc, có thời làm đại lý độc quyền của hãng Honda ở Sài Gòn. Dưới đây là đoạn trích dẫn lấy từ sách:
    co_bac.jpg
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/5/19
    dthong thích bài này.
  3. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Chuyện Xóm Gà của tôi
    By Trang Nguyên (February 3, 2017) - http://baotreonline.com/chuyen-xom-ga-cua-toi/

    [​IMG]

    Hồi nhỏ tôi thích gà đá (không phải đá gà), chỉ nuôi làm kiểng, thỉnh thoảng “xổ” vài ba chiêu với gà của mấy thằng bạn hàng xóm cho vận động xương cốt và nhất là nghe tiếng đập cánh phành phạch, giương cổ gáy ó o sau khi ngưng trận. Tiếng gáy ngân dài thánh thót nghe thật oai hùng, tưởng chừng lời thách thức của một võ sĩ hẹn tái đấu lần sau. Tôi thích gà tre, không thích gà nòi to con lông lá trụi lủi không đẹp mã bằng giống gà tre các loại, nhỏ con, lông dài, đuôi cong, bay cao tung đòn đẹp như vũ thuật hơn là các chàng “nòi” đô vật to con.

    Thuở đó, trong đầu tôi chưa có khái niệm đá gà là trò chơi truyền thống dân gian có từ ngàn xưa. Tôi chỉ biết trong cái xóm nhỏ lao động bình dân của mình có nhiều người lớn tuổi, thanh niên nuôi gà chọi và thường hay tổ chức đá độ vào cuối tuần và nhất là những ngày Tết đến, độ gà tổ chức liên miên khiến cả xóm náo nhiệt cả ngày. Nói là đá độ cho có vẻ “máu me” vậy thôi, chứ thường đá đòn “bắt xác”, tức là gà nào “chạy làng” thuộc về người thắng cuộc. Xem ra đá gà kiểu như vậy khá lành mạnh, không hơn thua bằng tiền bạc so với những sới gà chuyên nghiệp của các tay máu mặt bắt gà phải gắn cựa sắt giao đấu chí mạng ăn thua lớn tổ chức khắp nơi.

    [​IMG]
    Đá gà là môn cờ bạc bị cấm nhưng vẫn còn nhiều nước trên thế giới xem đó là môn giải trí hợp pháp. (Nguồn: Bluemountain)

    Nói đến tính chuyên nghiệp đá gà, là phải đấu theo hạng cân đàng hoàng và có thời gian hiệp đấu. Trước khi đấu, gà được cân theo đúng trọng lượng, hiệp đấu tính bằng cây nhang cột chỉ treo đồng xu, khi nhang cháy làm đứt sợi chỉ rớt đồng xu vào cái dĩa kêu cái “teng” là hết hiệp. Tùy theo phân loại hạng cân và bao nhiêu hiệp, người tổ chức sắp xếp và bắt đầu cho cáp độ. Trong khi đó, sới gà được quét sạch sẽ, quây tròn bằng lưới tre đan kín hoặc những tấm tôn uốn cong thành vòng tròn chừng hơn hai mét đường kính như một sân đấu quyết tử, không cho địch thủ tháo chạy. Chỉ khi nào “võ sĩ” không còn đứng lên được nữa, nằm lăn quay cán cuốc thì mới xem là trận đấu kết thúc.

    Đó là chuyện tôi nghe vài người lớn tuổi trong xóm kể về những trận cáp độ lớn mà họ từng được xem ở Bà Điểm, Hóc Môn hay Xóm Gà bên quận Gò Vấp ngày trước. Những địa danh này từng vang bóng một thời quy tụ các “sư kê” nổi tiếng mang gà đi đấu khắp Nam Kỳ hoặc tổ chức tại chỗ với những ông trùm lớn mang chiến kê từ nơi khác đến so cựa nhau ăn thua bằng vàng lượng.

    [​IMG]
    Trận đấu gà đòn không cựa mang tính chất giải trí, không ăn thua (Nguồn: gachoi.com)

    Nhắc đến Xóm Gà từng là vùng đất ngoại vi Sài Gòn ngày nay là một phần của quận Gò Vấp và quận Bình Thạnh, chính xác là khu vực Ngã Năm Bình Hoà, người dân sống bằng nghề chăn nuôi gia cầm gia súc từ trăm năm trước. Ngoài chuyện tụ họp các phiên chợ bán gà vịt, người ta còn bán các loại gà chọi được gây giống từ nhiều vùng chuyên nuôi gà đá ở miền Tây. Trong “Sài Gòn vang bóng” của nhà văn Phan Thứ Lang có nhắc đến chuyện này, và người đời sau xem đó như là một nơi nổi tiếng đá gà và cờ bạc của mấy tay giang hồ cộm cán. Nhưng theo tôi nghĩ, Xóm Gà nổi danh không phải là do cái tên Gà của xóm mà là vùng đất này có nhiều người nức tiếng trong làng văn chương chữ nghĩa như Tản Đà, Tế Xuyên, Ngô Tất Tố hay Bùi Giáng trôi dạt từ nơi khác đến ngụ cư, tạo nên cái bóng của Xóm Gà; chứ không phải Đơn Hùng Tín, Hai Phách hay Tư Ngọ… những tay anh chị giang hồ một thời làm nên tên tuổi.

    Những cái tên lạ lẫm này chỉ có ở xóm Vườn Tre của tôi, một khu lao động bình dân chừng trên trăm nóc nhà nhưng lại có đến hai chục nhà nuôi gà chiến. Tên gà được đặt theo nhân vật anh hùng, đặc tính của gà khi giao đấu, hoặc chính cái tên người chủ. Gà tre, gà nòi, gà lai được nuôi ở góc sân hay bị nhốt một mình trong cái bội đặt trước cửa rào. Tiếng gà gáy cất lên từ sáng đến tối xem ra không phiền lòng ai mà tưởng chừng đó chính là hơi thở của một trường gà thực sự. Tên Tư Ngọ của ông ngoại thằng bạn trở thành cái tên đặt cho con gà chiến vào thời vang bóng làm “sư kê” cho một trường gà ở Long An từ thập niên 50. Khi ông Tư Ngọ mang con cháu về định cư ở xóm nhỏ của tôi vào năm Kỷ Dậu 1969 thì ông không còn làm thầy gà nữa mà trở thành ông lão hằng ngày đạp chiếc xe đòn dông câu cá rong ở các mương rạch quanh thành phố. Đó không phải là thú tiêu khiển tuổi già mà là mưu sinh kiếm cá ăn cho một gia đình ba thế hệ.

    [​IMG]
    Ông Kỳ khi còn là Thiếu tướng Tư lệnh Không quân Tân Sơn Nhất thường về trường gà Long An xem đấu gà và tìm kiếm “thần kê” (Ảnh – Tư liệu)

    Ông ít nói, thường hay mấp máy cái miệng và chập chập ngón tay cái và ngón trỏ xòe xòe mỗi khi nhìn đàn gà chọi của thằng cháu ngoại đang nuôi. Má thằng Bi bạn tôi nói ông ngoại mắc bệnh nghề nghiệp do làm nhân viên đếm tiền trong ngân hàng. Lời nói chơi cho vui thôi, chứ tôi đã nghe thằng con bật mí chuyện ông ít nói là do kết quả đau thương trong trận chiến kê lớn ở Hóc Môn làm ông tán gia bại sản. Con gà chiến của ông tử thương ngay tại chỗ sau khi bị nhát cựa sắt của gà đối phương tẩm thuốc đâm trúng tim.

    Ông cấm không ai trong nhà được nhắc đến cú đau hơn cựa đâm vào tim nhớ đời đó và ông cũng chôn luôn nỗi uất ức trong lòng. Nhưng hễ khi nghe tụi tôi bàn tán tướng mạo con gà thì ông mở lòng kể nhiều chuyện hồi xưa và kinh nghiệm xem gà sành sỏi khiến nhiều người biết đến tên ông. Ngày đó, ông là một trong những người được chọn làm thầy gà săn lùng “thần kê” cho Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ khi ông tướng về làm chủ binh chủng không quân đóng tại sân bay Tân Sơn Nhất.

    [​IMG]
    Toàn quyền Đông Dương Pháp và viên chức Việt xem trận đấu gà ở miền Bắc vào năm 1951 (Ảnh – Ebay)

    Ông Kỳ đều đặn mỗi tuần lái xe Jeep về Tân An xem đá gà và nhờ chủ trường gà cho người về các tỉnh miền Tây săn lùng giùm ông những “thần kê” bằng mọi giá. Nghe nhiều lính lác nói ông Kỳ thiết lập một trường gà ngay trong sân bay Tân Sơn Nhất. Chuyện hư thực thế nào chỉ có người trong cuộc hoặc người thân cận với ông Kỳ mới biết.

    Xem đá gà để nghiệm ra quyền cước, binh pháp là chuyện không gì lạ vào thời xưa con người bắt chước những thế vồ mồi tấn công của hổ, rắn, khỉ, chim gà mà làm ra hổ quyền, xà quyền, hầu quyền, kê quyền thậm chí đam mê rượu chè, các ông thần lưu linh còn nghĩ ra các thế võ danh bất hư truyền tửu quyền bất bại trong các phim võ thuật Hồng Kông.

    Ông Tư Ngọ kể, có lần ông về Cao Lãnh tìm được con gà nòi xám có vẩy “yển long” mà ông Kỳ rất thích, mặc dầu “kinh kê” của ông Kỳ phải lần lượt: “Nhứt điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt”. Lần đó, ông Tư Ngọ được thưởng hậu hỉnh nhưng không biết trường gà của ông tướng bầu trời làm gì với nó. Nuôi để xem chân xem cẳng, để đấu nhau xem chơi cho vui không hấp dẫn bằng một trận cáp độ hơn thua. Gà hay một phần phải nhờ kỹ thuật huấn luyện giống như võ sĩ ngoài bản năng đấu võ phải có huấn luyện, chăm sóc bài bản thì mới có cơ hội chiến thắng trong các trận đấu trên võ đài.

    [​IMG]
    Trận gà ở Hậu Nghĩa năm 1969 (Ảnh – Jack Lyndon Thomas)

    Rồi một ngày, ông Tư Ngọ mang từ đâu về một con nòi ô, mỏ ngắn, dày nhọn như đầu mũi tên. Cả nhà ngỡ ngàng tưởng ông đã tởn lần thua ấy, từ bỏ thú đam mê từ thuở nào. Con gà toàn sắc lông đen mượt đúng là ô ướt, đẹp, vai to, cổ to, mắt to hơi lồi, đi đứng hiên ngang như một chiến binh từng xông pha trận mạc. Tiếng gáy vang mạnh chứng tỏ có một nội lực tràn đầy. Ông Tư dẹp chuyện đi câu, mỗi ngày chăm sóc cho con nòi ô từ miếng ăn bằng lúa ngâm hột gà cho đến tẩm da làm tăng sức mạnh gân cốt. Hôm tôi ghé chơi với thằng Bi, thấy ông mài nghệ già, giã phèn chua trộn rượu đế và muối trong cái lon sữa bò, rồi ngoắc tay kêu “tụi bây cho tí nước đái vào đây làm thuốc”.

    Sau mấy tháng, da con gà dày ra, lúc nào cũng ửng một màu đỏ chót. Dường như con ô biết nghe, nó biết né theo hai ngón tay ve ve của ông Tư, lúc bên phải lúc bên trái, lúc lên cao lúc xuống thấp. Thì ra cái miệng ông Tư thường hay mấp máy và ve ve hai ngón tay đếm tiền, là cách thức ẩn ngôn mà ông huấn luyện cho đám gà chinh chiến ngày nào. Tôi cắc cớ hỏi: “Ông ngoại huấn luyện nó sáu bảy tháng nay, sao không cho nó xổ để coi giò coi cẳng”. Ông bồng con gà lên vuốt ve, rồi nói gọn lỏn “sắp rồi”.

    [​IMG]
    Đá gà trong xóm Sài Gòn ngày xưa (Ảnh – John Downing)

    Rồi một hôm, ngày Hai tám Tết, tôi mới từ trường về nhà sau buổi liên hoan tất niên, chưa kịp thay quần áo thì thằng Bi chạy sang rủ tôi qua nhà nó ăn cà ri gà… nòi. Mặt tôi chưng hửng, “con nòi ô mắc toi rồi hả?”. Không phải. Nó đá gục đối thủ sáng nay ở Bà Điểm, bắt xác con nòi điều. Mà thật ra, con nòi ô đó là của người bạn ông ngoại gởi tiền tìm mua và chăm sóc nó cho trận gà độ lớn cuối cùng nhớ đời để hai ông già giải nghệ. Ông ngoại hứa cho tao con chiến kê ô ướt đó sau khi nó lành vết thương. Tôi đi theo thằng Bi huyên thuyên vào đến sân, thấy ông Tư Ngọ đang bồng con nòi nhìn ngắm rồi cất tiếng thơ: “Chân xanh mắt ếch lừ lừ / Đá chết không chạy gà dư gan lì”.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/12/19

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội