Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Bẫy Ổ - Công Cụ Bắt Buộc Trong Lai Tạo

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - gà' bắt đầu bởi vnreddevil, 8/1/19.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Bẫy Ổ - Công Cụ Bắt Buộc Trong Lai Tạo
    Harvey & Ellen Ussery – https://www.themodernhomestead.us/article/Trapnests+for+Improvement+Breeding.html

    Dưới đây là phiên bản gốc (được mở rộng) của bài viết của tôi “Cải Thiện Bầy Gà Của Bạn Bằng Bẫy Ổ”, đăng trên số tháng Tư/Năm 2017 của tờ Mother Earth News. Nó được đưa lên site vào tháng Ba 2018.

    Trong bài “Lai Tạo Gà Của Chính Mình” tôi thảo luận tại sao các lò ấp (hatcheries) đại-trà không phải là nguồn giống mạnh khỏe, mắn đẻ nhất đối với nông trại nhỏ và tự túc (homestead); và giải thích rằng một dự án “tự lai tạo” là ổn trong phạm vi của điều mà tôi gọi là chủ trại “tham vọng”, và nhất là bất kỳ chủ trại nhỏ nào nghiêm túc với việc cải thiện giống. Bài “Làm và Sử Dụng Bẫy Ổ” mô tả thiết kế và chế tạo từng-bước của bẫy ổ (trapnest) mà tôi từng sử dụng trong nhiều năm trời.

    Bài viết này chỉ ra rằng bẫy ổ là một công cụ chọn lọc không thể thiếu trong bất kỳ dự án lai tạo nghiêm túc nào, và cung cấp nhiều thông tin chi tiết về ứng dụng của nó. Bài viết cũng mô tả hai thiết kế bẫy ổ khác mà bạn có thể cân nhắc.

    Sao Phải Quan Tâm?
    Trong khi việc bẫy ổ có thể được áp dụng bởi nhà chăn nuôi tại gia hay chủ trại nhỏ như là bài kiểm tra cho việc xác định “ai đẻ ai không”, có những cách khác, ít tốn-công hơn để đánh giá hiệu suất tương đối ở gà đẻ cho mục đích kinh tế và thực dụng. Một hướng dẫn xuất sắc, miễn phí từ tổ chức Bảo Tồn Động Vật (The Livestock Conservancy), là “Tuyển Chọn theo Sản Lượng Trứng”. Kiểm tra thực tế - cho mồng và tích lớn, mềm; huyệt ẩm, to; không gian rộng rãi giữa xương ghim, và giữa vòm xương ghim (pelvic arch) và lườn (keel); và bụng dẻo, mềm, nở - tiết lộ mái nhiều khả năng là gà đẻ xuất sắc trong bầy.

    Tuy nhiên, với mục đích tuyển chọn trong lai tạo, có nhiều tính trạng về sản lượng-trứng (egg-production) mà chúng ta chẳng thể biết nếu không xác định chính xác gà nào đẻ trứng nào. Vâng, những mái với “huyệt ẩm, rộng” nhất là con đang đẻ. Nhưng một mái “ẩm, rộng” nhất định đẻ năm hay sáu trứng mỗi tuần? Với trọng lượng trung bình 57 hay 64 gram? Biết chắc những câu hỏi đó là cần thiết nếu chúng ta đang tuyển chọn gà đẻ làm giống – đó là, những mái mà mái con của chúng sẽ đẻ thậm chí còn nhiều hơn với kích thước lớn hơn. Việc nhắm đến những tính trạng trứng (egg traits) khác có lẽ cũng quan trọng không kém, chẳng hạn cường độ màu vỏ ở những giống được biết với màu sắc khác thường như Ameraucana, Marans và Welsummer. Và hình dạng trứng là gì? Hay hoa văn (texture), độ dày và sự toàn vẹn (integrity) của vỏ (không có những khiếm khuyết vốn làm suy yếu vỏ)? Tương tự tỷ lệ đẻ (rate of lay) và kích thước trung bình, chất lượng vỏ trứng như vậy là di truyền, do đó việc lai tạo để sản xuất trứng đáng-mong-đợi trong những năm sắp tới đòi hỏi loại bỏ những mái đẻ trứng kém hơn khỏi chương trình lai tạo hiện tại của chúng ta. Và điều đó đòi hỏi việc bẫy mái trong ổ với trứng mà nó đẻ ra, vì vậy chúng ta có thể xác định mái và đánh dấu trứng của nó trong sổ sách (records) của mình trước khi thả nó ra.

    Thiết Kế Bẫy Ổ
    Sa sút trong việc lai tạo gia cầm nghiêm túc ở quy mô nhỏ đã dẫn đến sự khan hiếm thông tin về bẫy ổ trong các văn bản đương đại. Tuy nhiên, việc tìm tòi cần mẫn trên mạng cho ra vài thiết kế bẫy ổ từ các văn bản canh tác tự túc và nông trại cũ. (Xem bản tóm tắt về một số thiết kế kiểu cũ – việc làm quen với các thiết kế đó sẽ giúp bạn chọn ra mẫu vốn phù hợp nhất với kiểu quản lý, bố trí nhà mái và tập hợp kỹ năng của mình. Lưu ý rằng một số thiết kế này khó hình dung và hình vẽ cũng mờ. Nhưng việc nghiên cứu cẩn thận làm hé lộ ý tưởng chính, mà với một chút khéo léo có thể xoay sở để phù hợp với thiết kế ưa chuộng của chính bạn).

    [​IMG]
    Bẫy Ổ Treo Tường (Wall Mounted). Việc làm bẫy ổ sẽ hiệu quả hơn với nhiều ngăn thay vì một. Và như bất kỳ hộp tổ nào cho gà, chúng nên được treo tường. Hộp tổ treo tường không chỉ tiết kiệm không gian sàn và giữ trứng sạch sẽ hơn, chúng còn giúp ngăn ngừa tật ăn-trứng: Nếu trống của bầy tò mò mổ lên trứng ở tổ dưới-sàn và làm nứt vỏ, gà mái cũng bắt đầu mổ vào vết nứt – và phát hiện có thứ gì đó ngon lành bên trong để xơi. Vì mái này học theo mái nọ, dịch ăn-trứng có thể hao tổn và rất khó loại bỏ.

    Nhiều thiết kế là khả dĩ, với hai yêu cầu chính: (1) một cửa ở lối vào vốn cho phép mái vào tổ ở vị trí “gài” (set) nhưng việc đó (2) kích đóng hay xoay cửa về vị trí đóng. Một số thiết kế khá phức tạp, chẳng hạn loại “bàn đạp” (treadle) với một mặt phẳng trên chốt (pivot) giữa lối vào và chính tổ: Khi mái bước lên mặt phẳng, sự đảo [vị trí] trên chốt kích xoay bàn đạp để đóng cửa. Những thiết kế phức tạp như vậy đòi hỏi chiều sâu bên trong để chứa bàn đạp. Bởi vì tôi thích gắn hộp tổ (nestboxes) của mình trên tường, hộp cần chiều sâu khoảng 24 inch là điều hiển nhiên.

    Yêu cầu quan trọng nhất của thiết kế là nó hoạt động – chính xác một trăm phần trăm. Dữ kiện từ việc bẫy ổ giúp xác định một cách chính xác những mái nào trở thành nền tảng con giống của bạn cho những thế hệ tương lai – và mái nào đi vào nồi. Mỗi thất bại của bẫy ổ trong việc bẫy mái đẻ đều dẫn đến trứng không danh tính, cắt giảm đặc tính cần thiết để đưa ra những quyết định được lưu ý đó.

    Dưới đây là mô tả tóm tắt về bẫy ổ mà tôi từng sử dụng, với mục đính minh họa những thành phần thiết kế cần thiết và các vấn đề tiềm tàng cần tránh.

    Mặt Bẫy Ổ Bán Sẵn

    [​IMG]
    Mặt Sợi Kẽm Bán Sẵn (Purchased Wire Fronts). Hai mặt bẫy ổ sợi kẽm bán sẵn, cái bên phải ở vị trí “gài”. Một cách lý tưởng, việc mái thúc vào đáy của khung sợi kẽm khi vào ổ kích nó bật về vị trí đóng (bên trái). Kết quả với mái Icelandics của tôi vượt xa sự mong đợi, dẫu bạn có lẽ cần nhiều may mắn với mái to, nặng hơn.

    Lựa chọn mua hàng duy nhất mà tôi biết là mặt bẫy ổ (trapnest front) được làm từ sợi kẽm lớn (heavy gauge wire), có sẵn với hai kích cỡ từ nhiều nhà cung cấp gia cầm. So sánh tiệm cho giá cả phải chăng, vốn thay đổi đáng kể với cùng một phần cứng. Thật lạ, cỡ nhỏ lại đắt hơn nhiều; và tôi thấy chi phí vận chuyển thay đổi đáng kinh ngạc tùy nhà cung cấp: Cùng một đơn hàng – sáu mặt cỡ lớn – có phí vận chuyển $132 từ một nhà cung cấp, nhưng chỉ $19 từ nhà cung cấp khác – mà cả hai đều ở Florida! Lưu ý rằng ngoài giá cả, mặt lớn có lẽ là lựa chọn tốt hơn cho dù bạn đang lai tạo giống gà nhỏ. Sau cùng, sẽ có ngày bạn muốn làm việc với giống lớn hơn; và rất dễ để điều chỉnh hộp tổ sao cho nó buộc một mái nhỏ đi vào nhằm tạo ra tiếp xúc cụ thể lên cửa lớn ở vị trí “gài” để kích hoạt nó đóng.

    Mặt ổ sợi kẽm này thực sự được thiết kế để vừa với loại tổ tấm-kim loại bán sẵn. Tôi tránh những tổ này – mấy cái duy nhất tôi từng sử dụng khá dỏm, và từ khi tôi bỏ chúng đã lâu, tôi chuộng các phiên bản tự chế cứng cáp hơn. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của các nhà lai tạo, những người từng gắn mặt sợi kẽm bán sẵn lên bẫy ổ tự chế của mình, tôi đã làm một bộ bốn ngăn cho riêng mình. Tôi không thể ủng hộ chúng.

    Vấn đề nằm ở lực mà gà mái tác động lên cửa, được gập vào vị trí “gài”, để kích nó đóng. Nhiều lần tôi thấy mái của mình vào tổ, tỳ vào cửa sợi kẽm nhưng không kích đóng. Tôi bổ sung thanh gỗ, giảm khoảng cách giữa mặt và cạnh tổ, và đòi hỏi mái tiếp xúc mạnh hơn khi nó lách qua – và đạt được tỷ lệ bắt khoảng 50%. Điều đó còn xa mới được gọi là tốt.

    Có lẽ tôi có thể tiếp tục cải tiến lối vào để đảm bảo đóng – và bạn có thể may mắn hơn với mái lớn con (mái của tôi đều là Icelandics, chắc chắn nhỏ). Nhưng tôi đã từ bỏ loại bẫy ổ thương mại khi chuộng phiên bản ít “trục trặc” hơn được làm và tinh chỉnh tại gia. Nếu cân nhắc giữa các lựa chọn này, nên nhớ rằng: Chi phí làm bẫy ổ của bạn tương tự trường hợp khác. Rồi bạn có thể chi $21 đến $39 mỗi mặt sợi kẽm cho mỗi tổ - hay kiếm loại cửa hoàn toàn miễn phí (sử dụng ván ép dư từ dự án).

    Các Biến Thể của Thiết Kế Cửa-Xoay
    Để đơn giản, rất khó đánh bại hai thiết kế trong cuốn Hướng Dẫn Nuôi Gà (A Guide to Raising Chickens) của Gail Damerow (trang 172-73). Tôi từng chế tạo và thử nghiệm nhiều biến thể, với những cải tiến của riêng mình.

    [​IMG]
    Chốt Cửa-Xoay: 3 Lựa Chọn. Ba (trong nhiều) lựa chọn cho việc giữ cửa đến khi gà mái chạm vào cạnh của nó khi vào tổ, kích hoạt đóng: (1) Làm một thanh chống từ hai que (dowel) gắn thành hình chữ L để giữ một góc cửa (như trong hình “Bẫy Ổ Cửa-Xoay Cải Tiến”) (2) Treo hờ một đầu dây kẽm bằng móc ở nóc hộp tổ, và uốn cong đầu kia để móc vào mép cửa. (3) Bắt ốc (bolt) một chốt V (notched pivot) vào vách tổ, được làm từ mảnh gỗ, ốc đủ lỏng để [chốt] xoay tự do. Điểm gắn chốt phải sâu trong tổ hơn cạnh cửa ở vị trí gài của nó; và ốc phải được định vị cao trên chốt so với điểm giữa của nó. Khi gà mái thúc mép cửa tuột khỏi khấc V của chốt, chốt đáy-nặng xoay về vị trí thẳng đứng, thoát khỏi quỹ đạo của cửa sập.

    Thiết kế cơ bản bao gồm một cửa vốn được treo bên trên lối vào tổ, được giữ ở vị trí “gài” nhờ một thanh chống (prop stick) từ bên dưới, một cọng kẽm trên được uốn cong ở đầu thành móc ngắn, hay bất kỳ kiểu cài đặt-khéo léo nào khác. Không giống như mặt sợi kẽm bán sẵn vốn đòi hỏi một lực đẩy đáng kể của gà mái, cửa có thể được gài để “kích nhạy” (hair trigger) – cú chạm nhẹ từ lưng gà mái khi nó vào tổ làm thanh rơi xuống, giải phóng để cửa xoay vào vị trí khóa đằng sau nó.

    Thuận lợi của thiết kế này là dễ làm. Thách thức lớn nhất là chỉnh cửa treo ở khoảng cách phù hợp bên trên cạnh tổ để đảm bảo việc ra vào dễ dàng và thoải mái trong khi vẫn đảm bảo mái không thể vào mà không tiếp xúc. Kích thước chính xác của khoảng mở có thể đòi hỏi việc thử nghiệm và điều chỉnh cho thiết kế riêng của bạn – và thậm chí cho kích thước trung bình của các mái mà bạn bẫy.

    Tôi từng thực hiện ba cải tiến cho thiết kế cơ bản của Damerow. Bởi vì cửa xoay vào bên trong để cài, dĩ nhiên độ sâu của tổ cần lớn hơn để đảm bảo mái vào sâu bên trong (nghĩa là vùng bẫy) trước khi cửa đóng. Nhưng như đã nói, chiều sâu quá lớn dẫn đến hộp tổ kềnh càng khó treo lên tường. Để giảm chiều sâu tổ, tôi cắt cửa làm hai và gắn bản lề các nửa. Bây giờ bán kính xoay cửa giảm còn một nửa và độ sâu bẫy ổ giảm đi nhiều. Bẫy cửa-xoay mà tôi làm sâu 16 inch, chỉ lố một chút so với độ sâu chuẩn 12 inch.

    Tôi không muốn mái ngồi trong tổ quá gần với lối vào – bởi nếu vậy, nó có thể kích hoạt đóng cửa trước khi vào đủ sâu bên trong để bị bẫy. Việc bị “đá” khỏi tổ bởi một cửa đóng sớm có thể khiến nó ngại vào tổ trong tương lai.

    [​IMG]

    Giải pháp của tôi là gắn một thanh chắn (strip) quá lối vào vài inch để giữ vật liệu tổ và xác định không gian tổ sâu hơn bên trong. “Hành lang” (vestibule) trống ngăn cản việc mái ngồi ở gần lối vào và lái nó vào sâu bên trong tổ trước khi cửa được kích hoạt.

    Như đã nói, thiết kế này phụ thuộc vào việc đóng cửa kích-nhạy. Nếu gà mái bay lên tổ gắn tường, cú đáp mạnh của nó ở lối vào, lực vỗ cánh, có thể kích hoạt đóng sớm. Điều quan trọng là cung cấp chạc mà nó có thể đậu lên trước, đảm bảo lối vào tổ của nó nhẹ nhàng hơn.

    [​IMG]
    Bẫy Ổ Cửa-Xoay Cải Tiến. Một thiết kế bẫy ổ cửa-xoay: Lưu ý thanh chống, được làm từ hai que gắn thành hình chữ L, giữ cửa ở vị trí gài. Cũng lưu ý hai cải tiến cho ý tưởng cơ bản mà tôi làm nhằm giảm độ sâu tổ, đặc biệt quan trọng với bộ treo tường này: Tôi bổ sung một thanh chắn (strip) quá lối vào để giữ vật liệu tổ, tạo ra một “hành lang trống” vốn hướng mái nằm hẳn trong vùng bẫy trước khi cửa đóng. Tôi cũng cắt cửa làm hai và gắn bản lề chính giữa, giảm gần như một nửa bán kính xoay của cửa. Chạc được bổ sung trước lối vào không xuất hiện trong hình này: Bởi vì cửa được cài kích-nhạy, tôi không muốn mái đáp ở lối vào với rất nhiều lực quạt, mà tiến vào nhẹ nhàng hơn sau khi đáp lên chạc. Chút vụn ruột xe (inner tube) được gắn lên mép cửa làm giảm tác động của cửa sập.

    Thiết Kế “Chuồng Thỏ của Ông Nội”
    Khi tôi nhờ cha giúp làm bẫy ổ đầu tiên của mình, ông gợi ý dựa trên thiết kế “chuồng thỏ” mà ông nội sử dụng để bẫy thỏ hoang, bao gồm một “thanh chốt” (trigger stick) gắn mồi để giải phóng một cửa trượt treo bên trên lối vào. Trong phiên bản của tôi, không có mồi trên chốt, dĩ nhiên, nhưng gà mái kích nó bung ra khi ngồi lên tổ để đẻ, làm sập cửa (cách thực hiện từng bước được thảo luận và minh họa đầy đủ trong bài “Làm và Sử Dụng Bẫy Ổ” và trong Phụ Lục A cuốn sách của tôi The Small-Scale Poultry Flock).

    Thiết kế này – và những cái khác tạo ra một cửa sập, trên cùng mặt phẳng với lối vào – không đòi hỏi chiều sâu tổ. Nhưng tôi thích bổ sung thêm vài inch để tạo “hành lang” như mô tả ở trên để dụ mái tiến sâu vào vùng bẫy. Lưu ý rằng cửa được treo một cách chắc chắn ở vị trí mở bởi trọng lượng của chính nó, kéo về khấc (notch) trên thanh chốt ở đầu kia của dây. Nó chỉ bung khi việc ngồi của mái thúc thanh trật khỏi khấc.

    Thiết kế này khó làm hơn bởi cần nẹp trượt (tracking strips) để giữ cửa. Nhưng nó là thiết kế duy nhất mà tôi phát hiện là hiệu quả một trăm phần trăm – nó luôn bẫy được mái nếu được cài đúng cách. Chẳng thể nào khác được, nếu mái chiếm hết không gian bẫy (không chỉ trong quá trình tiến vào như ở thiết kế cửa-xoay) trước khi cửa được kích hoạt – và rằng thất bại trong việc thúc bung thanh chốt khi mái ngồi đơn giản là không thể.

    Lưu ý rằng việc định hướng (routing) sợi dây giữa cửa và thanh chốt qua một móc trên đầu là ổn với tôi nhờ bộ khung chuồng mái được định vị phù hợp. Tôi tin rằng những nhà chăn nuôi khéo léo mà thiếu tiện nghi đó, có thể dùng cách khác để kích hoạt cửa sập, có lẽ bằng cách luồn sợi dây qua một cái móc được khoan trên tường phía sau hộp.

    Ý Tưởng Thiết Kế Bổ Sung
    ● Mái có thể hoảng sợ nếu cửa sập quá ồn ào hay chói tai. Làm giảm lực tác động bằng vài loại “đệm”. Vụn ruột xe gắn vào mép là ổn.

    ● Đảm bảo rằng có thật nhiều thông khí ở hai bên, dưới đáy và trên nóc của bẫy ổ. Mái bị bẫy trong một phần tư giờ vào mùa hè sẽ chuộng thông khí tốt.

    ● Thiết kế cửa vốn dễ lắp đặt và tháo rời để cất kho, bởi vì bẫy ổ sẽ được sử dụng như hộp tổ bình thường vào hầu hết thời gian trong năm.

    Quản Lý Việc Bẫy-Ổ
    Bẫy ổ không phải là điều lúc nào cũng phải làm – điều đó quá phi thực tế, theo mức độ quan tâm cần thiết. Thay vào đó, lên lịch một giai đoạn gồm nhiều ngày tại một điểm trọng yếu trong chu trình đẻ. Thời điểm bạn quyết định bẫy ổ sẽ thay đổi tùy thuộc vào thông tin mà bạn đang cố nắm bắt. Bẫy vào mùa hè theo dõi sản lượng trứng ở đỉnh điểm của nó, trong khi bẫy vào mùa thu có thể cho ngày bắt đầu đẻ (onset of lay) chính xác với những mái nhất định. Bạn vẫn bẫy ổ vào mùa đông, dĩ nhiên, nếu bạn đang tuyển chọn mái vốn duy trì sản lượng tốt hơn vào mùa đông. Việc bẫy ổ như một phần của tuyển chọn sau cùng về mái giống phải thành lệ (routine). Bẫy ổ vào cuối đông/đầu xuân xác định mái nào đẻ tốt nhất trong những ngày ngắn ngủi đó – tương tự là những con đẻ tốt nhất vào thời gian còn lại trong năm.

    Bên cạnh giai đoạn bẫy ổ khi bạn có khả năng kiểm tra ổ một cách thường xuyên – mỗi mười lăm phút trong nhiều giờ khi mái nhiều khả năng đẻ nhất. Và đảm bảo có đủ bẫy ổ tỷ lệ với số mái đẻ mà bạn thử nghiệm – đại loại một bẫy ổ cho mỗi sáu mái. Sự đáng tin cậy của dữ liệu rút ra tùy thuộc vào việc bẫy từng mái đẻ cho đến khi bạn có thể lập bản ghi chép – trường hợp khẩn cấp những mái bị ngăn vào tổ sẽ đẻ trên vụn trải nền, đó là hao hụt không thể bù đắp về dữ liệu thu thập.

    Tránh bẫy ổ để theo dõi mức sản lượng khi thay lông. Bởi vì mái bỏ quá nhiều công sức vào việc thay lông, và những cá thể mái thay lông theo lịch trình khác nhau, dữ liệu đẻ trong giai đoạn này (điển hình vào đầu hay giữa thu qua đầu đông) là thiếu vững chắc.

    Bao nhiêu ngày mỗi lần nên dành cho việc bẫy? Nhất định nhiều hơn một hay hai ngày – đủ để trải qua một vài chu trình đầy đủ (full cycles) của thậm chí mái đẻ kém nhất. Nên nhớ rằng thậm chí mái đẻ tốt nhất cũng có một ngày “tái khởi động” (reset) định kỳ khi nó không đẻ trứng nào. Nếu ngày nghỉ của nó rơi vào giai đoạn kiểm tra, nó sẽ thể hiện sản lượng kém hơn mái mà ngày tái khởi động của nó nằm ngoài những ngày đó, cho dù sản lượng trung bình của cả hai là như nhau. Chiến lược tốt nhất đo đó là lấy trung bình kết quả của bạn bằng cách lên lịch hai cuộc kiểm tra hay nhiều hơn trong giai đoạn kiểm tra tổng thể, đại loại mỗi năm hay sáu ngày và cách nhau ba tuần.

    Bởi vì bẫy ổ đòi hỏi cam kết nghiêm túc về thời gian trong giai đoạn kiểm tra, nó có thể bị xem là lực cản về hiệu quả. Nhưng bẫy ổ thực sự có thể giai tăng hiệu quả chung. Hãy tưởng tượng, bạn có 25 mái trong chương trình lai tạo của mình. Bạn không bẫy ổ nhưng rõ ràng một mái thường xuyên đẻ trứng nhỏ; một, trứng dồ (lopsided); và ba mái khác, trứng với vỏ vốn mỏng hay gấp nếp (wrinkles) hay đường rạn (fracture) hay u lồi (bumps) kém bắt mắt. Được biết những tính trạng này là di truyền, bạn luôn loại bỏ chúng khi tuyển chọn để ấp. Vấn đề được giải quyết thông qua việc tuyển chọn nhằm loại bỏ những tính trạng không mong đợi này, nhưng… Có bao nhiêu mái giống mà bạn vẫn đang giữ? Hai mươi lăm? Tôi không nghĩ vậy: Bạn có hai mươi – cộng với năm kẻ ăn bám (freeloaders) trong chương trình lai tạo của mình! Tại sao không sử dụng bẫy ổ để loại bỏ ba cái đồ ăn bám đó và tăng cường hiệu quả?

    Ghi Chép
    Sự hữu dụng của dữ liệu bẫy ổ của bạn phụ thuộc vào việc ghi chép cẩn thận. Điều đó trước hết tùy thuộc vào việc chủ động nhận diện từng mái. Hai phương pháp mà tôi thấy là tốt nhất cho việc nhận diện trường kỳ là vòng nhựa (plastic bandettes) [gắn chân] và vòng cánh (wing bands) kim loại, mỗi thứ đều có nhiều màu và mã số liên tục.

    Kiểm tra mã số của mái trước khi thả khỏi bẫy, và đánh dấu trứng của nó (sử dụng bút chì, không dùng bút lông – marker) theo mã mái và ngày. Bây giờ bạn có thông tin cơ bản vốn sẽ định hướng việc tuyển chọn theo tính trạng trứng. Việc sử dụng dữ liệu thô của bạn dĩ nhiên phụ thuộc vào đặc điểm mà bạn theo đuổi. Cách thức bạn sử dụng dữ liệu bẫy ổ sẽ khác với cách của tôi.

    Nếu bạn quen với bảng biểu máy tính (digital spreadsheets), hãy lập một cái để tự động phân tích dữ liệu của mình. Bảng biểu có khả năng đánh giá ứng viên cho mỗi đặc điểm được nhắm đến đã lưu ý ở trên, với điểm cộng được gán cho tần suất đẻ và kích thước trứng, và điểm trừ cho các nhược điểm về vỏ hay màu sắc hình dạng không mong đợi. Nhập công thức để tự động tính tổng điểm cho mỗi mái.

    Tùy Chỉnh Dữ Liệu
    Các tính trạng trứng ở trên – theo sản lượng, chất lượng và kích thước – là những mục tiêu hiển nhiên cho việc tuyển chọn trong một dự án lai tạo cải thiện. Trong năm năm lai tạo ở đây, tôi hung hăng nhắm vào loại vỏ trứng và nhược điểm hình dạng đã thảo luận ở trên – đầu dồ, lồi (bulges), đường nứt và những thứ tương tự - và cả những trứng vốn quá tròn hay quá oval (không rõ vị trí túi khí, cần biết khi trữ trứng để ấp). Tôi đã tiến gần đến việc loại bỏ hẳn những nhược điểm này. Nhưng phức tạp mà với nó bạn có thể nhắm đến nhiều tiêu chí tuyển chọn khác sẽ được dẫn dắt bởi các mục đích lai tạo khác của bạn, và chỉ bị giới hạn bởi sự khéo léo của bạn.

    Chẳng hạn, việc lai tạo gia cầm hiện đại đã bỏ qua câu hỏi về tuổi thọ, không nói gì về sản lượng liên quan đến độ tuổi thích hợp của một mái đẻ. Nhưng giả sử bạn muốn cản theo tuổi thọ lớn hơn (liên quan về mặt di truyền đến sức sống, sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn, nhân tiện) trong khi vẫn duy trì một mức sản lượng cao khi mái già đi? Bẫy ổ sẽ giải cứu: Nếu Mái 106 và Mái 141 có cùng mức sản lượng nhưng con trước già hơn con sau một tuổi – đâu là ứng viên hiển nhiên để làm giống?

    Tôi phát hiện rằng, dẫu tất cả mái của tôi đều đang ăn giống như nhau, màu lòng đỏ ở trứng khác nhau đáng kể. Tôi bẫy ổ để xác định những mái vốn đẻ một cách thường xuyên với lòng đỏ nhạt màu, trái ngược với những mái vốn lòng đỏ cam-vàng đậm vốn bắt mắt bên cạnh món thịt lợn muối điểm tâm (breakfast bacon) của mình.

    Nếu bạn giống tôi, chuộng ấp nở bằng mái mẹ (mái “ấp”), nên nhớ rằng bạn phải thiết lập tính trạng ấp để đảm bảo duy trì nó trong bầy của mình. Tôi ghi chép rộng rãi về thực thi (performance) của “mái mẹ” của bầy mình. Bẫy ổ cho phép tôi tuyển chọn và ấp nở trứng từ những mái đã biết nhằm đảm bảo tính trạng vẫn mạnh mẽ ở ít nhất một tỷ lệ mái con của chúng.

    Quả thực, trong khi chúng ta tập trung vào những vấn đề liên quan đến cách thức đánh giá và phẩm chất trứng, bất kỳ tính trạng nào mà chúng ta thấy đáng cải thiện trong bầy của mình – đại loại, một lối tiếp cận thực sự “ráo riết” – có thể được nhắm đến một cách chính xác hơn bằng bẫy ổ nhằm đảm bảo việc ấp nở trứng của những mái mà chúng ta thấy là ưu việt.

    Nên nhớ rằng, dẫu trống không đẻ trứng, nó mang gien của mẹ mình về những tính trạng mà bạn đang nhắm đến. Vì vậy, việc lựa chọn trống giống có thể thúc đẩy thực thi của mái trong tương lai – nếu việc bẫy ổ chứng tỏ mẹ của nó có những tính trạng mà bạn đang tìm kiếm.

    Để kết luận: Không có phương pháp nào khác vốn tiến gần đến đặc tính (specificity) và quy mô (breadth) của dữ liệu thu thập như qua việc bẫy ổ. Nếu bạn đang nghiêm túc về lai tạo, bạn thực sự cần sử dụng công cụ này!

    =======================

    Làm và Sử Dụng Bẫy Ổ
    Các phương pháp đánh dấu gà

    =======================

    Ghi chú

    *Bẫy ổ (trapnest) được áp dụng trong lai đơn-bầy (single-flock mating) khi một trống được thả chung với nhiều mái và mỗi mái khi đẻ đều được bẫy lại để xác định trứng nào thuộc mái nào. Điều này là cần thiết nhằm xác định mái nào là hay nhất, những mái kém cỏi hơn đương nhiên là vô nồi! (Mái “hay nhất” theo quan điểm của các độc giả ở đây là mái cho tỷ lệ trống thắng trận cao nhất). Lai bầy tiết kiệm không gian và công sức so với lai đơn (single mating) một trống với nhiều mái. Những trứng không xác định được mái mẹ (đẻ lang hay trục trặc bẫy ổ) đều bị loại hoặc đánh dấu riêng. Trên thực tế, nhiều sư kê ở ta vẫn áp dụng hình thức lai bầy với mái là các chị em cùng bầy có tỷ lệ chiến thắng cao, nhưng chưa nghe trường hợp nào sử dụng bẫy ổ. Bài dịch ở trên giúp các bạn cải thiện phương pháp lai bầy của mình.

    *Các tác giả (Harvey & Ellen Ussery) đã nghiên cứu và thử nghiệm nhiều mô hình bẫy ổ khác nhau, sau cùng đi đến loại bẫy ổ đạt hiệu quả 100%, được cải tiến từ bẫy thỏ truyền thống. Chi tiết về cách làm loại bẫy ổ này được nói đến trong một bài viết khác (có dẫn link). Để thực hiện, bạn cần chút kỹ năng của thợ mộc hoặc lấy thông số và hình vẽ để đặt làm. Trên mạng có nhiều thông tin về các mô hình bẫy ổ khác nhau, nhưng xét về mức độ chi tiết (kể cả thảo luận về ưu nhược điểm) thì không thể bằng bài viết ở đây.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/1/19

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội