Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Cá mang ếch/mao ếch Allenbatrachus grunniens

Thảo luận trong 'articles archive' bắt đầu bởi vnreddevil, 22/11/10.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Cá mang ếch/mao ếch Allenbatrachus grunniens

    [​IMG]

    Bộ: Batrachoidiformes (bộ cá cóc - toadfish)

    Họ: Batrachoididae (cá cóc)

    Chi: Allenbatrachus

    Loài: Allenbatrachus grunniens (Linnaeus, 1758) (grunting toadfish)

    Phân bố: chủ yếu ở các thủy vực nước lợ, mặn và cũng có thể sống trong nước ngọt. Thế giới: Ấn Độ, Philippine, Thái Lan, Campuchia. Việt Nam: hạ lưu sông Cửu Long (có nhiều ở Cần Giờ và Vũng Tàu).

    Đặc điểm sinh học: chiều dài: 20 – 30 cm, nhiệt độ: 23 – 28 độ C, độ cứng: 15 – 25 dH, độ pH: 7,8 – 8,5. Loài ăn tạp, đẻ trứng, nước lợ, tầng đáy. Hiện chưa được sinh sản nhân tạo. Cá có khả năng phát ra tiếng kêu từ bóng bơi.

    Đây là loài cá dữ, ăn tạp thiên về động vật và thích ăn mồi di động. Cá hoạt động và ăn mồi chủ yếu vào ban đêm. Với tập tính nhút nhát, e dè, cá thích hợp sống đáy và có cơ quan hô hấp phụ nên có khả năng chịu được môi trường thiếu ôxy khá tốt. Điều kiện môi trường sống thích hợp: pH 6 – 8, nhiệt độ 28 – 320C, độ mặn 10 – 15‰.

    Cá thuộc loài đẻ trứng dính. Cá được khai thác quanh năm nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 6 đến tháng 10 dương lịch, với các phương tiện khai thác chủ yếu là giả cào, câu, lặn bắt, …

    Kỹ thuật nuôi: hồ có nền đáy cát mềm với đá cuội hay giá thể ẩn nấp. Cá thích hợp nuôi chung với các loài cá nước lợ có kích cỡ tương đương khác (nâu, mang rỗ, chim trắng ...). Môi trường nước lợ đến mặn nhẹ, có thể thích nghi ở nước ngọt. Cá ăn tạp thiên về động vật, ăn tôm tép, trùng, cá nhỏ, thức ăn đông lạnh ...

    Trong hồ kính, cá được thuần dưỡng từ độ mặn 10‰ với thang độ mặn 2‰ sẽ cho kết quả tốt. Cá thích nghi tốt với môi trường hồ kính: ánh sáng yếu, có nhiều cây thủy sinh, hòn non bộ… Tuy nhiên, với cách bố trí sinh cảnh hợp lý có thể làm thay đổi tập tính của cá, giúp cá trở nên linh hoạt, tự tin hơn, ăn mồi cả vào ban ngày. Thức ăn sử dụng là cá con, tuy nhiên để mở rộng phổ thức ăn và tránh hiện tượng nhàm chán của một loại thức ăn có thể sử dụng thêm tép bò để tạo cho cá có màu sắc đẹp, rực rỡ hơn. Tỷ lệ sống của cá sau khi thuần dưỡng khá cao.

    Đây là loài có tập tính chậm chạp, sống ở tầng đáy và thường thụ động nên có thể nuôi ghép cá sư tử với các loài cá khác như cá ông tiên (Pterophyllum sp.), cá hòa lan (Platypoecilus maculatus), cá vàng (Carassius auratus)… để tạo cho bể cá thêm phần hấp dẫn và sinh động.

    Bệnh thường gặp chủ yếu trong quá trình thuần dưỡng là bệnh đốm trắng (Ichthyopthiriosis), cách điều trị hiệu quả là tắm muối kết hợp với Tetracycline cho đến khi cá có biểu hiện mệt mỏi, tắm 1 – 2 lần/ ngày.

    Mặc dù sau khi thuần dưỡng cá có thể sống được trong môi trường nước ngọt nhưng nên tạo môi trường nuôi có độ mặn 1 – 2‰ sẽ thích hợp hơn cho cá, cá có màu sắc đẹp hơn và tỉ lệ mắc bệnh giảm đáng kể.

    Tham khảo
    http://www.fishviet.net/fishviet/index.php?page=news&content=6&article=148
    http://www.eol.org/pages/207739
    http://www.fishbase.org/Summary/SpeciesSummary.php?id=6391
    http://www.vnsay.com/ca-canh/323-ca-mang-ech-ca-su-tu-frog-fish-grunting-toadfish.html

    Hình sưu tầm trên mạng:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Món ăn:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/11/10

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội