Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

@- Các Bước Thả Cá La Hán Vào Bể Mới

Thảo luận trong 'Tổng hợp - Kinh nghiệm về cá La Hán' bắt đầu bởi startrubyfish, 1/8/08.

  1. startrubyfish

    startrubyfish New Member

    XỬ LÝ BỂ CÁ MỚI
    Nếu bể cá của bạn là bể cá mới mua, trước khi cho cá vào nuôi phải tiến hành xử lý bể mới. Trước tiên phải xem chúng có bám dầu mỡ hay không, tốt nhất dùng khăn giấy lau sạch, sau khi cọ rửa sạch mới cho nước vào , sau đó xem bể có rỉ nước hay không. Nếu không thấy nước rỉ thì đổ hết nước đi. Lắp đặt những máy móc cần thiết vào bể, đổ đầy nước, thêm muối vào theo tỉ lệ 100g muối trong 100 lít nước, sau đó khởi động máy lọc, để bể cá phơi nướcắng mấy ngày. Nửa ngày trước khi thả cá vào bể, phải khởi động thiết bị tăng nhiệt để nước đạt đến nhiệt độ yêu cầu, và điều tiết nước đến độ pH lý tưởng. Như vậy, có thể an tâm thả cá vào bể. nuôi dưỡng vi khuẩn có ích: nếu có điều kiện, trước khi cho cá mới vào bể nên tiến hành nuôi dưỡng vi khuẩn có ích: thiết bị lọc, thiết bị chiếu sáng và thiết bị điều hòa nhiệt độ lắp đặt hoàn tất, thêm nước vào bể cá và mỗi ngày nhỏ vào vi khuẩn tiêu hóa thích hợp (trọng lượng có thể xem hương dẫn sử dung tren sản phẩm), co thể nuôi dưỡng vi khuẩn nitrat hóa để khống chế sự sinh sôi của vi sinh vật co hại, phòng bệnh cho cá mới.


    CHO CÁ MỚI VÀO BỂ
    Xử lý trước khi vào bể:
    Bề ngoài thân thể cá rất dễ nhiễm vi khuẩn do bề ngoài của cá thường có các vi sinh vật bám vào, có loại vô hại, nhung cũng có loại có hại đối với cá. Khi khỏe mạnh, bình thường, hệ thống miễn dịch của thân thể cá có thể đề kháng được mầm bệnh và sự xâm nhập của vi sinh vật. tuy nhiên, trong quá trình mua cá về nhà, cá bị hoảng sợ và kích động quá mức, làm khả năng miễn dịch giảm xuống, vi sinh vật và mầm bệnh rất dễ xâm nhập vào thân thể cá, khiến cá phát bệnh. Đây là lý do tại sao cá kiểng trong các cửa hàng khi mới mua rất hoạt bát, nhưng sao khi mua về nhà bắt đầu phát bệnh.

    Do đó, trước khi thả cá mới vào bể phải cho vào bọc cá chút muối ăn nồng độ 3%, ngâm trong 15 phút, diệt hết vi khuẩn và mầm bệnh o bên ngoài thân thể cá, sau đó có thể cho cá vào bể. Nếu bể đã tiến hành nuôi dưỡng vi khuẩn có ích, có thể đạt được tác dụng bảo vệ hai lần, giảm nguy cơ cá bị phát sinh bệnh ở mức thấp nhất.
    Cho cá vào bể:
    Cá muốn thả vào bể tốt nhất phải qua xử lý, vì thể chất nước trong bọc nylon và nước trong bể không giống nhau. Nếu đem cá trong bọc thả vào bể ngay rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá, nghiêm trọng còn khiến cá bị chết, phải để nước và nhiệt độ trong bể từ từ thích ứng là rất quang trọng.

    Trước tiên đem bọc nylon có cá ngâm vào trong nước ít nhất 20 phút, để nhiệt độ trong bọc và nhiệt độ trong nước thích ứng dần dần.

    Sau đó căn cứ vào tỉ lệ bọc cá, tăng thêm 20% lượng nước. Khi thêm nước, cần phải quan sát xem cá có hiện tượng nào khác thường hay không, nếu không có vấn đề gì thì trong vòng 20-30 phút có thể thêm nước trong bể và nước trong bọc theo tỉ lệ 1:1.

    Sau khi qua quá trình này, có thể đổ nước trong bọc đi, sau đó thả cá vào bể, tránh để nước trong bọc nylon đổ vào bể làm ô nhiễm bể.

    Sau khi thả cá vào bể, để cá nghĩ ngơi, đừng khuấy động chúng, lúc này không nên mở đèn.
     
  2. startrubyfish

    startrubyfish New Member

    Chăm sóc cá la hán con(TT)

    Tạo môi trường sống thích hợp cho cá lahán con
    Phương pháp chọn cá con là chọn những cá thể lớn, hoạt bát, hiếu chiến, trên vây lưng không có đốm đen. Bể cá thích hợp là 90x40x50(dài x rộng x cao), dùng tấm ngăn cách thủy tinh chia thành 6 khu vực, hai bên đầu lớn hơn 1 chút do đặt ống nước và máy lọc, phân thành 20cm và 15cm rộng, những khu vực khác rộng khoảng 12-13cm, mỗi khu vực nuôi 1 con. Hai bên đầu bể đặt 2 em lớn nhất. Tấm thủy tinh dùng giác mút hút vào thành bể, dưới đáy dùng miếng thủy tinh 3mm lót bên dưới, chất cặn bã sẽ đc lọc sạch qua khe hở bên dưới tấm thủy tinh. Nhiệt độ luôn giữ khoảng 31 oC. Để tăng dòng chảy mạnh và lọc sạch nên dùng máy lọc công suất lớn, mực nước trong bể là 34cm(khoảng 1200 lít), máy lọc nên dùng có công suất 1000lít/h. Mỗi giờ nước trong bể phải tuần hoàn ít nhất 7 lần. Lọc sinh hóa và lọc sinh học cũng rất quan trọng. Vật liệu trong máy lọc là 5 lớp bông lọc, 2 lớp bông sinh hoá, bông sinh hóa dày 4cm, cát san hô, lớp hỗn hợp vòng gốm.
    Chăm sóc cá con hằng ngày
    Thức ăn chính cho cá lahán con là tôm biển và thịt cá, tôm biển và thịt cá sau khi băm nát, trộn đều, đông lạnh. Phải đông lạnh là để tiêu diệt kí sinh trùng và vi khuẩn có khả năng tồn tại trong thức ăn. Không tùy tiện cho cá con ăn thức ăn sống chưa qua đông lạnh, tránh lây nhiễm kí sinh trùng. Khi cho ăn vo thức ăn thành từng miếng nhỏ, cho ăn đến khi cá không muốn ăn nữa thì dừng. Khi cho cá con ăn xong mới mở máy lọc. Không đc để chất thải quá nhiều, nếu máy lọc lọc không sạch phải dùng các biện pháp thủ công để tránh ảnh hưởng đến chất nước.
    Sau 1 tháng nuôi dưỡng(nếu chăm sóc tốt) cá lahán con sẽ khỏe mạnh, mập mạp, con lớn nhất có thể dài từ 5-8cm(gồm cả đuôi), phần đầu tròn đầy, mọc lên 1 cái bướu nhỏ, bên trong trong suốt, phát sáng, tuy vẫn chưa lớn nhưng sẽ lên đều, đốm châu trên thân cũng rất đẹp. Những con khác tuy chưa lên đầu nhưng vẫn tăng trưởng rất nhanh và vô cùng khỏe mạnh, chỉ có khuyết điểm màu sắc chưa đc tươi. Đợi đến khi cá khoảng 12-13cm thì bắt đầu chọn từ 6 con ban đầu 2 con đẹp nhất về dáng đầu, hoa văn, dàn châu để nuôi dưỡng
    :cool:

    Kiến thức cơ bản nuôi cá la hán

    Cá La hán có sức chịu đựng rất tốt và tương đối dễ nuôi. Tuy nhiên cũng có một số kỹ thuật và phương pháp cần được biết nếu như bạn muốn con cá mình có vẻ đẹp hoàn mỹ nhất.
    Nhiệt độ của nước
    Nhiệt độ từ 24 - 30oC, tốt nhất vào khoảng 26 - 28oC. Khi nuôi cá bột nên duy trì nhiệt độ tối ưu này trong hồ cá.
    Độ pH
    Độ pH trung hòa là từ 6 - 8. Khi nuôi cá bột nên duy trì độ pH từ 6.5 đến7.2. Việc thay nước hồ đều đặn 1 lần / tuần là để giữ cho độ pH ổn định. Nếu không thay nước hồ thường xuyên được, có thể thả san hô, sỏi vào trong hồ giúp hạn chế sự thay đổi quá lớn của độ pH trong nước, vì sự dao động của độ pH sẽ bất lợi cho cá. Nên có thiết bị đo độ pH trong nước sẽ giúp kiểm tra được độ pH được thường xuyên hơn.
    Thay nước hồ
    Nước quá trong hay quá sạch cũng không tốt cho cá, vì khó duy trì được nước trong mãi. Do vậy, không nên thay tất cả nước trong hồ một lần, mà hãy chừa lại một chút nước “cũ” trong hồ. Việc thay tất cả nước cùng một lúc sẽ làm cho môi trường sống bị thay đổi nhiều, cá bị stress vì phải luôn thích nghi với môi trường mới.
    Thiết bị lọc
    Phải có một máy lọc tốt cho hồ cá nếu không phân cá hoặc thức ăn sẽ tích tụ làm ô nhiễm nước. Máy lọc cần vệ sinh thường xuyên vì quá nhiều chất thải sẽ làm nghẹt. Máy lọc không thể lọc được tất cả phân và tảo bám ở các vách của bể cá, do đó việc thay nước hồ thường xuyên và xúc rửa hồ cá là cần thiết.
    Ô xy bổ sung
    Cọng ô-xy cần thiết cho sức khỏe của cá. Việc bơm không khí vào trong nước sẽ làm cho nước trong hồ luân chuyển êm đềm, nhiệt độ nước trong hồ đều nhau.
    Muối
    Muối rất tốt tạo sự ổn định cho hồ cá, giúp duy trì tình trạng tốt của nước, làm cho cá khỏe mạnh vì có tác dụng tẩy uế và diệt ký sinh trùng trong nước. Tỉ lệ muối 100g /100 lít nước.
    Trang trí
    Những tranh ảnh nhiều màu sắc tạo cảnh quan cũng có tác dụng trang trí cho hồ cá và làm cho cá lên màu xinh đẹp.
    Kiếng
    Việc bố trí những kiếng soi trong hồ cá thật sự là một kỹ thuật được sử dụng bởi những người nuôi cá để tham gia các cuộc thi.
    Thức ăn
    Cá La hán ăn nhiều, nên cho cá ăn số lượng ít, nhiều lần trong ngày, 4 lần khi cá còn nhỏ và giảm xuống 2 lần khi đã trưởng thành, nếu không cá sẽ bị béo phì. Thức ăn tươi sống gồm có tôm,tép, thịt ,trùn huyết, cá nhỏ, tôm, sâu gạo... Trùn huyết đông lạnh là thức ăn ưa thích của cá La hán. Thức ăn đóng hộp có nhiều protein, chất làm tăng sắc màu. Cần có sự cân bằng giữa thức ăn tươi và thức ăn chế biến sẵn.
    Có nên nuôi chung?
    Cá La hán thích chiếm cứ lãnh địa và hung hãn, không nên nuôi chung với cá khác. Nếu nuôi hai con cá La hán trong một hồ, cần phải ngăn hồ ra để cá khỏi đánh nhau. Kỹ thuật dùng vách ngăn hồ rất có ích nếu có ý định ép đẻ cá La hán. Việc nuôi một con cá La hán trống và một con cá La hán mái trong cùng một hồ có vách ngăn trong suốt sẽ làm cho hai con cá quen với nhau.
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/8/08
  3. son_te

    son_te Active Member

    nhiệt tình copy quá nhỉ? :D
     
  4. anhsangsao

    anhsangsao New Member

    Thanks startrubyfish!!!
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội