Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Cách muối sung

Thảo luận trong 'articles archive' bắt đầu bởi vnreddevil, 14/8/12.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Cách muối sung

    Sung là món ăn rất bổ dưỡng, lại là thực phẩm "sạch". Có lần ở Hà Nội, ngày nào mình cũng được thưởng thức món này ở các quán cơm bình dân nên đâm ghiền. Loại sung dùng để muối là "sung nếp" (loại "sung tẻ" bở hơn chỉ dùng để muối xổi). Nhân vừa xin được mấy ký sung, xin ghi lại cách muối như sau:

    1) Chọn sung nếp, đem rửa sạch.
    [​IMG]

    2) Chuẩn bị chậu nước, thêm ít muối.
    [​IMG]

    3) Bứt sung bỏ chậu để ngâm cho ra hết nhựa (độ nửa tiếng) rồi rửa lại cho sạch.
    [​IMG]

    4) Chuẩn bị lọ muối: nước đun sôi để nguội, thêm vào vài lát tỏi và riềng cho thơm, thêm vào 2-3 muỗng đường để hỗ trợ lên men (chứ ko phải cho ngọt).
    [​IMG]

    5) Bỏ sung vào lọ, chèn bằng bịch nước (nước đã đun sôi để nguội) rồi đậy nắp hay màng co.
    [​IMG]

    6) Đặt nơi mát mẻ.
    [​IMG]

    7) Sau 3 ngày sung bắt đầu chua, có thể dùng được rồi.
    [​IMG]

    Với dưa cải hay cà pháo muối chua, một khi đã đủ độ chua, nếu muốn để lâu thì bạn phải vớt ra khỏi nước và trữ trong tủ lạnh. Nhưng với sung muối, bạn có thể để bao lâu cũng được nhờ chất chát trong vỏ sung hạn chế quá trình hóa chua.

    Các vị chát, bùi và chua của sung muối hòa với cay, mặn, nồng của chén nước mắm ớt tỏi làm thành một hương vị tuyệt vời. Ăn một lần là sẽ không bao giờ quên :)

    --------------------------------------------------------

    Tản mạn bên dĩa sung muối:

    *Ta chẳng bao giờ thấy “hoa sung”. Nếu quan sát kỹ thì ngay từ đầu, thân cây đã nảy ra những chùm “quả sung”. Thực ra, “quả sung” là một tập hợp gồm rất nhiều “hoa sung” với phần nhụy cuốn vào giữa. Khi bổ quả sung chúng ta sẽ thấy vô số nhụy hoa bên trong. Như vậy, “quả sung” mà chúng ta thấy chính là “hoa sung”! Nói rộng ra, đây là đặc điểm chung của chi sung (Ficus) bao gồm khoảng 850 loài. http://en.wikipedia.org/wiki/Ficus

    *Các loài thuộc chi Ficus ở nước ta:
    Sung (Ficus racemosa) (tên đồng nghĩa Ficus glomerata, dân gian thường phân làm hai loại là sung nếp và sung tẻ)
    Ngái (Ficus hispida)
    Vả, ngõa, sung mật (Ficus auriculata)
    Sung ngọt, sung Mỹ (Ficus carica)
    ------------------------------------
    Sanh (Ficus benjamina)
    Si (Ficus microcarpa)
    Gừa (Ficus retusa)
    Thằn lằn, trâu cổ (Ficus pumila)
    Bồ đề (Ficus religiosa)
    Sộp sẻ, sộp lá nhỏ, đa đậu, túc (bonsai) (Ficus pisocarpa)
    Sộp trâu, sộp lá lớn, sung xanh, sộp (bonsai), white fig, pikhan (Ficus virens)
    Đa (Ficus bengalensis)

    *Khi bổ quả sung, chúng ta thường thấy cơ man nào là các con bọ nhỏ li ti bay ra. Chúng là loài gì? Làm sao chui vào được quả sung? Bọ sung thực ra là một loài ong nhỏ thuộc họ Agaonidae chuyên sống trong quả sung. Ong cái chui vào quả sung qua một khe hở gọi là ostiole và đẻ trứng. Sau đó trứng nở thành vô số ong con. Ong con lớn lên giao phối với nhau. Ong cái chui khỏi quả sung và lại tìm quả khác để đẻ trứng. http://en.wikipedia.org/wiki/Fig_wasp

    *Các nốt sần trên lá sung không phải là hình thái tự nhiên mà do một loài côn trùng ký sinh thuộc họ Psyllidae gây ra. Nếu muốn lá sung hết sần, người ta phải phun thuốc. Đôi khi người ta căn cứ vào các nốt sần này để xác định cây sung có ra quả hay không. http://en.wikipedia.org/wiki/Jumping_plant_louse
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/10/23

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội