Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

cách xử lý rêu hại với chi phí cực rẻ ______________

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - thủy sinh' bắt đầu bởi hathuykhue, 9/7/15.

  1. hathuykhue

    hathuykhue Active Member

    hôm trước em đọc bài này trên web :

    Lọc bẫy rong, chắc hẳn mọi người chưa nghe qua loại lọc này vì nó ít phổ biến và hâu như chỉ toàn sử dụng cho hệ thống cá biển. Qua tìm hiểu và quan sát ( Youtube ), cháu thấy cái này bọn tây lông sử dụng rất hiệu quả và theo đúng triết lý của tự nhiên ( năng lượng không sinh ra và tự mất đi, nó chuyển từ dạng này sang dạng khác ). Áp dụng vào nguyên tắc lọc nước cho bể cá thì chỉ cần chúng ta chuyển được từ NO3 sang một dạng năng lượng khác không còn gây độc hại cho cá nữa => cá không bị stress => cá không bị bệnh => cá sẽ sống khoẻ mạnh ( tư duy con heo ) :31: Ở đây, chúng ta sẽ chuyển đổi NO3 thành "rong", sau đó chúng ta sẽ dễ dàng loại bỏ rong ra khỏi bể cá.

    Nguyên tắc hoạt động
    Đi vào nguyên tắc của lọc bẫy rong thì lọc bẫy rong sẽ dùng dòng chảy của nước kết hợp với ánh sáng và NO3 ( chất thải hữu cơ của cá + thức ăn thừa ) nhằm giúp phát triển rong trên giá thể. ( nước + ánh sáng + no3 => rong ). Sau khi rong đã phát triển kín trên giá thể, ta chỉ cần đem giá thể đi rửa sạch, loại bỏ hết rong đi, sau đó lắp giá thể lại vị trí cũ để chạy tiếp chu trình mới. Lọc bẫy rong gồm có 3 bộ phần chính: bơm, đèn và giá thể.

    Ưu điểm:
    - Giúp loại bỏ nhanh chóng NO3, phải nói là rất nhanh ( cứ cân lượng thức ăn cho cá trong 2 tuần, rồi cân số lượng rong được loại bỏ trong 2 tuần ), kết hợp với lọc vi sinh thì tuyệt vời ông mặt trời :31:
    - Có thể thiết kế gọn gàng để nằm trong bộ lọc tràn dưới ( lọc thô -> lọc vi sinh -> lọc bẫy rong -> bơm ).
    - Đơn giản, dễ sử dụng, không gặp vấn đề rò rĩ nước :21:

    Nhược điểm:
    - Tốn thêm tiền điện.
    - Phải vệ sinh giá thể mỗi 2 tuần.
    - Giá thành hơi cao ( nếu DIY thì quá tuyệt, cũng dễ lắm ).
    - Có thể bẫy rong sẽ hấp thụ vài chất vi khoáng nhưng chúng ta có thể khắc phục bằng việc thay nước hoặc châm nước.

    Videos về lọc bẫy rong:
    https://www.youtube.com/watch?v=wD6kA3xDPaM
    https://www.youtube.com/watch?v=RAqCZlR_Un8
    https://www.youtube.com/watch?v=dONo2di57fo
    https://www.youtube.com/watch?v=68YDW23qmM0

    Các câu hỏi:
    - Nguyên tắc lọc như thế này ở đâu ra: Dạ từ trong sách và trong tự nhiên ra, mọi người có thể nghĩ ngay đến rong đuôi chó, cây thuỷ sinh, bèo lục bình... cũng đều dùng nguyên tắc này. Sử dụng nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng ( NO3 ) để phát triển. Sau khi loại bỏ chúng ra khỏi bể cá, có nghĩa là ta đã loại bỏ được NO3.
    - Cháu đã thử nghiệm chưa? Hiệu quả thế nào?: Dạ cháu chưa có điều kiện thử nghiệm, cháu chỉ đọc tài liệu trên mấy forum tây lông và xem videos. Thấy bọn nó report là hiệu quả rất cao.
    - Cái này DIY có khó không? DIY thế nào?: Dạ cái này DIY không khó, ở trên cháu có link Youtube giúp DIY. Chỉ cần có bơm công suất nhỏ, dàn đèn lep chuyên phát triển thuỷ sinh, và một cái giá thể để rong bám là có thể DIY.
    - Cái này dùng riêng được ko? Kết hợp với loại lọc nào thì tốt? Không kết hợp với loại nào?: Dạ lọc bẫy rong này không nên dùng riêng, nên dùng kèm với lọc vi sinh để đảm bảo chất lượng nước. Không nên kết hợp lọc bẫy rong này với lọc hoá học ( Seachem Purigen ).
    - Chú không DIY được, mua cái này ở đâu?: Dạ ở VN cháu chỉ thấy mỗi trang này bán: Bẫy rong Ez-Aqua WF-2c
    Giá khá chát: 3tr5 :10: Nhưng nhìn qua thì đáng tiền thật :29:

    Hết

    P/S: Bài viết không mang tính chất PR, cháu chỉ muốn giới thiệu tới mọi người một loại lọc mới nhằm giúp mọi người trên forum có thể có được một bể cá với chất lượng nước tuyệt hảo nhất. Hạnh phúc là khi chúng ta có được những chú cá khoẻ mạnh, đầy sức sống. Link bên trên chỉ để giúp các chú, các bác không thể DIY có được một bộ lọc ưng ý. Cháu không phải là nhân viên của website kia :31:

    Qua bài viết trên em thấy nguyên nhân rêu hại do bật đèn quá nhiều , ánh sáng quá mạnh + chất độc NO3 trong bể cao/quá cao do bể bị chủ nhân bỏ hoang ,lười chăm sóc , vật liệu lọc quá yếu để xử lý chất độc trong nước .

    Khi ta đã biết được nguyên nhân thì cách xử lý cũng dễ dàng:

    Cách xử lý với chi phí cực rẻ : thay nước với số lượng lớn , tắt đèn hoặc chỉ bật tối thiểu + chia ra thành nhiều lần trong ngày . Nếu có sức thì thay nước liên tục đến khi rêu hại dần biến mất .

    cách vừa phải : trồng thêm cây thủy sinh cho dầy , cây TS phát triển tốt sẽ hấp thụ NO3

    1 cách nữa rất tốt + hơi tốn tiền : nâng cấp vật liệu lọc lên loại tốt để nhanh chóng xử lý các chất độc trong nước ( NO2 , NO3 ..... ) + bổ sung vi sinh lợi khuẩn thường xuyên theo khuyến cáo của nhà sản xuất để gia tăng khả năng lọc xử lý nước của vật liệu lọc .
     
    vnreddevil thích bài này.
  2. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Cám ơn bạn hathuykhue đã đăng bài viết rất hay này. Từ lâu mình đã mơ về một hồ cá có thể tự xử lý nitrat NO3 để không phải thay nước. Giải pháp trồng cây thủy sinh không hiệu quả vì nó sẽ nhanh chóng làm tắc hệ thống lọc. Bộ lọc này đưa ra một giải pháp hiệu quả là dùng tảo (algae). Tảo hấp thu NO3 và tăng trưởng, khi chúng ta "thu hoạch" tảo nghĩa là một lượng NH3 đã được lấy ra khỏi nước. Về mặt thuật ngữ, đây là bộ lọc màn tảo (algae scrubber) sử dụng tảo (algae) như là môi trường lọc chứ không phải rêu (moss) [và cũng không nên dùng từ “rêu hại” để ám chỉ đến tảo]. Màn tảo khuyến khích tảo tóc (hair algae) phát triển, nhưng đây là loại mà người chơi thủy sinh rất rất ngại, không rõ đã có ai sử dụng chưa?
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội