Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Chăm sóc hậu trận

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - gà' bắt đầu bởi vnreddevil, 30/6/14.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    [​IMG]

    Đừng quá phấn khích sau khi chiến thắng một độ gà. Hay giữ bình tĩnh và ăn mừng một lúc. Sau mỗi trận thắng chúng ta đều hồ hởi nên quên mất tình trạng của gà nhà sau trận đấu. Chúng ta cần cung cấp chế độ chăm sóc hậu trận phù hợp điều mà chúng xứng đáng được hưởng.

    Ngay sau trận đấu, gỡ cựa dao (slasher) từ chân trái của chiến kê. Nếu nó vẫn còn sống, kiểm tra vết thương toàn thân xem nặng hay nhẹ. Kiểm tra chân, cánh, cổ, lưng và ngực. Đừng quên bầu diều, bụng và phần đuôi. Vết cắt trên da cần được thăm dò bằng que vô trùng (popsicle) để xem sâu đến đâu. Lấy một que vô trùng và đưa vào trong vết thương. Độ sâu hơn 1 inch [2.5cm] cần được kiểm tra kỹ hơn. Sử dụng thuốc sát trùng như thuốc đỏ (scarlet oil) hay betadine để làm sạch vết thương.

    Ở vùng cơ bắp như ngực, đùi và cánh, vết chém cần được khâu phù hợp để tránh tổn thương nghiêm trọng. Da không nên khâu liền với cơ bởi chúng sẽ dính vào nhau và làm da không còn lỏng và mềm. Nên nhớ rằng trong giải phẫu, da tách rời với cơ. Cơ cần được khâu trước bằng chỉ tự tiêu. Tôi sử dụng loại chỉ y khoa tự tiêu (hiệu Ethicon) mà nó có cả kim lẫn chỉ cỡ 3-0. Với da, sử dụng kim vát mép (cutting edge) và chỉ lụa. Kim vát mép dành riêng để khâu da bởi da gà rất dai và khó đâm lủng. Những loại kim và chỉ này có thể mua ở tiệm dụng cụ y khoa. Trong các trận đá cáp, hầu hết các “thầy lang” (manggagamot) sử dụng chỉ lụa khâu thảm (cỡ 5-0) để khâu. Tôi không phản đối cách làm này, nhưng bạn có nghĩ rằng chiến kê thắng độ của mình xứng đáng với điều tốt hơn? An toàn là trên hết. Hãy dùng dụng cụ thích hợp để đạt kết quả tốt hơn.

    Nếu gân chân hay cánh (litid) bị tang và đều nghiêm trọng, chắc chắn (80-90% trường hợp) chiến kê sẽ bị tàn tật. Nếu gân chân bị đâm, chiến kê không thể đá giải được nữa nhưng vẫn có thể dùng để cản mái.

    Vết thương nhẹ hay ngoài da chẳng hạn như vết đâm sượt da hay đâm trầy ngón thì không cần phải khâu nhiều. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng gạc thoáng khí (breathable) hay băng keo (Leukoplast) khi bạn băng hay quấn ngón chân bị thương. Việc này duy trì trao đổi khí trên da và giúp chóng lành.

    Sau khi khâu và băng xong, chích kháng sinh (ampicin 250mg hay penicillin 250 dạng chích) để chống viêm nhiễm. Trong trường hợp nhẹ hơn, bạn có thể cho uống viên kháng sinh. Viên ampicillin 250mg uống từ hai đến ba ngày liên tục.

    Một nguyên tắc rất quan trọng sau khi gà thắng trận “Đừng cho chiến kê bị tang ăn ngay vào ngày hôm sau trận đấu”. Hãy làm vậy bất kể vết thương có nghiêm trọng hay không. Với chiến kê bị thương ngoài da, có thể bắt đầu cho ăn ngay ngày hôm sau trận đấu bằng đồ ăn mềm vào các bữa thường lệ. Đồ ăn mềm có thể được chuẩn bị bằng cách trộn 25% thức ăn viên, 25% lòng trắng trứng và 50% cơm. Làm mềm hỗn hợp bằng sữa và nước điện giải. Khi vết thương lành hẳn, chuyển dần sang khẩu phần ăn bình thường. Với tang nặng, chỉ cho uống nước điện giải (ad lib) vào ngày đầu tiên. Nếu bầu diều hay cơ quan tiêu hóa bị thương thì ngưng cho ăn độ năm ngày và chỉ cho uống nước điện giải (3 ngụm mỗi ngày). Bạn cũng có thể truyền đường dextrose (qua tĩnh mạch) hay cho ăn bằng ống (hãy tư vấn bác sĩ thú y về việc này).

    Trường hợp xương chân/đùi bị gãy, chiến kê phải được đem tới bác sĩ thú y để điều trị trong vòng 24 giờ. Trong y khoa, chúng tôi có một thuật ngữ gọi là sự vôi hóa của tủy xương, nghĩa là tủy xương chảy ra từ bên trong xương cứng để hàn gắn những phần gãy lại với nhau. Như bạn có thể thấy, kể cả ở người, những phần xương gãy hấp thu can-xi khi chúng liền lại với nhau. Việc này xảy ra rất nhanh nên nếu bạn không xử lý trong vòng 24 giờ, dị tật sẽ trở thành vĩnh viễn. Việc nắn xương nên được thực hiện trên chiến kê để đưa xương trở lại hình dạng bình thường. Sau đó, treo chiến kê bằng cách bỏ nó vô tấm khăn hay túi vải treo lên nóc lồng. Cắt lỗ để xỏ chân qua và không để chạm đất cho đến khi bạn chắc chắn xương đã liền lại. Nếu không có nội thương, bắt đầu cho gà ăn đồ mềm.

    Với nội thương (nghiêm trọng) chẳng hạn vết cắt trúng nội tạng, chúng ta có nhiều cách xử lý. Nếu bị đâm trúng phổi, nó sẽ bị teo và túi khí ở những phần khác trong cơ thể gà sẽ tự động bù vào sự thiếu hụt nhưng điều gần như chắc chắn rằng gà của bạn sẽ bất lợi nếu bạn đá nó lần sau và trận đấu đi vào thế dằng dai. “Phong độ” đã bị suy giảm. Vết đâm trúng ruột, nhất là những vết lớn, có thể khâu lại nhưng việc này cần tiến hành giải phẫu. Các thầy lang ngoài trường gà sử dụng một cọng rau muống (kangkong stalk) để ghép phần ruột bị tang lại với nhau, rồi khâu nối ngoài mép. Dĩ nhiên, phải mổ bụng ra rồi khâu lại sau khi giải phẫu xong.

    Vết đâm trúng bầu diều cũng được coi là nội thương. Nếu không được chữa trị phù hợp, chiến kê sẽ bị chết dẫu vết thương dường như rất nhẹ. Ở đây, nên kiểm tra chính bầu diều xem có dính thêm tang nào khác hay không. Thành bầu diều phải được khâu trước bằng phương pháp thắt hầu bao (purse-string), rồi mới đến phần da bị thương. Một số người khâu một lần, cả da lẫn diều một lượt, nhưng để diều hoạt động bình thường sau khi lành, một lần nữa, da phải được khâu rời so với diều.

    Tang nặng ở thực quản hay khí quản có thể khâu tương tự như ruột và diều. Vết đâm trúng gan không phục hồi được nhưng phần còn lại vẫn hoạt động và giúp gà sống sót. Phần thương tổn sẽ teo lại và nên được cắt bỏ.

    Với những tang nghiêm trọng khác như vết đâm và cắt vào tim, mề và cột sống, cách xử lý duy nhất là chôn xác gà chết.
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/9/15

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội