Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Chăn nuôi gà theo lối tự nhiên: Nguồn Carbohydrates

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - gà' bắt đầu bởi vnreddevil, 8/10/15.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Chăn nuôi gà theo lối tự nhiên: Nguồn Carbohydrates
    Larry Locara (SuperMax) - http://larry-simplybusiness.blogspot.com

    Việc chăn nuôi gà có thể tốn kém khi cá nhân hay hộ chăn nuôi dựa vào nguồn thức ăn công nghiệp. Không có thức ăn thay thế và phương pháp chăn nuôi, giá thành thức ăn có thể chiếm đến 70% tổng giá thành sản xuất. Do đó, để đáp ứng nhiều lời yêu cầu trên chương trình phát thanh thường lệ của chúng tôi tại khu vực RMN Sa Uma ni Pinoy (8:30 đến 9:00 tối từ Thứ Hai đến Thứ Bảy), chúng tôi xin trình bày một số loại thức ăn thay thế và chương trình chăn nuôi cho những ai cần chuyển đổi sang những phương pháp tự nhiên hơn nhằm hạ giá thành sản xuất gà thịt.

    Hướng dẫn chăn nuôi cơ bản

    [​IMG]

    Thể loại và chất lượng thức ăn dành cho gà thay đổi tùy theo độ tuổi và giai đoạn phát triển. Thông thường, gà như mọi động vật cần hàm lượng protein cao và thức ăn dễ tiêu hóa vào giai đoạn đầu đời của chúng và khi chúng lớn lên, nhu cầu protein giảm xuống. Gà một ngày tuổi được nuôi bằng thức ăn chất lượng cao bao gồm 20-22% protein và gà đang tăng trưởng, thường từ 2 đến 5 tháng tuổi được nuôi bằng 16-18% protein trong khi gà trưởng thành có thể chấp nhận khẩu phần với hàm lượng protein thấp từ 14-16%.

    Thức ăn công nghiệp bình thường chứa khoảng 3,200 kilo calory mỗi kg. Thấp hơn con số đó chứng tỏ rằng thức ăn chứa nhiều chất xơ và dinh dưỡng bị ảnh hưởng. Nhu cầu calory của gà con khoảng 20-40 calory trong khi gà trưởng thành cần khoảng 200 đến 320 calory mỗi ngày.

    Gà vườn có thể chấp nhận thức ăn chất lượng kém nhất là khi được chăn thả tự do. Lối thực hành thông thường ngày nay bởi các nhà chăn nuôi nhỏ là dùng cám gà con (starter ration) bao gồm 20% protein cho gà con kể cả mái mẹ để cho chúng một khởi đầu sớm sủa. Lối thực hành này thường kéo dài khoảng 30 ngày khi gà con mọc lông để bao phủ toàn bộ cơ thể và bảo vệ chúng khỏi cái lạnh khắc nghiệt vào ban đêm. Thức ăn công nghiệp cân bằng về dinh dưỡng và bao gồm những amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng. Những amino acid này thường khó kiếm trừ phi gà được chăn thả. Nguyên nhân đằng sau việc cho mái mẹ ăn cám chất lượng cao là để nó phục hồi nhanh hơn và bắt đầu đẻ trứng trở lại khi gà con chỉ hơn một tháng tuổi. Bằng cách này, mái có thể đẻ và ấp khoảng 5-6 lần mỗi năm.

    Một khi gà con đủ lớn chúng được chăn thả tự do trong khuôn viên trại. Lối thực hành thông thường dành cho người chăn nuôi là cho một nửa nhu cầu thức ăn và để gà kiếm ăn trong đám cỏ và xơi côn trùng, lá cỏ, giun và những nguồn thức ăn khác mà chúng có thể kiếm ra. Cũng vậy, lối thực hành thông thường của các nông dân là trồng nhiều loại cây cho hạt và cây lương thực để gà có thể ăn thoải mái trong ngày. Một số cây lương thực có thể trồng tại nhà hay trang trại gồm:

    Bắp:

    [​IMG]

    Đây là loại cây thông dụng nhất và nguồn carbohydrates hay năng lượng tốt nhất dành cho gà. Cám thương mại chứa đến 45% bắp như là nguồn năng lượng. Tuy nhiên, bắp cần được kiểm soát mạnh mẽ nhằm tạo trái lớn (large ear) và có thể cần được xịt thuốc sát trùng để khống chế địch hại. Bắp chứa đến 9% crude protein [đạm thô] và thiếu những amino acid như lysine và tryptophan và phải cân bằng nhờ những nguồn protein như bột cá và đậu nành.

    Về khía cạnh nguồn protein, bắp là một lựa chọn tuyệt vời bởi vì giá trị năng lượng dồi dào của nó với 3,600 kilo calory mỗi kg hạt. Bắp vàng cũng giàu carotene, một dưỡng chất cần thiết để tạo màu lòng đỏ.

    Cao lương:

    [​IMG]

    Ngày nay việc trồng trọt hạt này là một phong trào. Một giống cao lương (sorghum) mới gọi là cao lương ngọt hiện đang được quảng bá bởi ICRISAT hay Viện Nghiên Cứu Mùa Màng Quốc Tế cho vùng Nhiệt Đới Bán-Khô Cằn lai tạo loại hạt hai mục đích này từ Châu Phi. Cao lương theo truyền thống là một loại lương thực dành cho con người và vật nuôi, người ta phát hiện rằng một số biến thể và dòng có hàm lượng sucrose [đường] cao và có thể được chiết tách để xử lý thành mật đường (molasses) hay một cách trực tiếp như là nguyên liệu trong sản xuất ethanol [cồn công nghiệp]. Do đó, phong trào sẽ khuyến khích thêm nhiều nông dân trồng loại hạt này cho gà và heo và như là một nguồn cành lá (stalk) để chế biến ethanol một khi có nhu cầu.

    Cao lương có thành phần dinh dưỡng cao hơn bắp. Nó có hàm lượng amino acid tốt hơn và giá trị protein cao hơn ở 13%. Nó cũng chứa nhiều calory với khoảng 3,500 kilo calory mỗi kg hạt. Tuy nhiên, có sự chậm trễ trong việc sản xuất cao lương nội địa khi những biến thể bắp lợi nhuận cao xuất hiện trên thị trường nhất là khi những công ty giống đa quốc gia tham gia với những biến thể biến đổi gien vốn kháng được địch hại trên bắp.

    Cao lương rất lý tưởng với sản xuất gia cầm quy mô nhỏ và gà vườn. Nó có thể được trồng trên những khoảnh đất nhỏ và có thể được trữ cả cây bằng cách gác cả chùm (panicles) lên trần nhà ở những nơi thuận tiện và cho ăn cả chùm một khi có nhu cầu. Nó cũng có thể được gặt đến bốn lần, nghĩa là, với chỉ một lần trồng, người ta có thể thu hoạch và cắt cây ở cách mặt đất khoảng bốn inch [10 cm] và nó mọc trở lại để nảy hạt trong vòng 60-75 ngày. Một chùm cao lương có thể nặng đến 250 gram và mỗi héc-ta, hạt cao lương có thể cho sản lượng từ 3.0 đến 4.5 tấn. Một bầy 100 đầu gà sẽ cần khoảng 2,000 mét vuông cao lương để đáp ứng mọi nhu cầu về năng lượng quanh năm.

    Người ta không cần phải xay cao lương bởi vì kích thước của hạt cao lương chỉ cỡ hạt đậu xanh và do đó, gà có thể mổ nó một cách dễ dàng từ chén ăn và từ mặt đất. Nó có thể được dùng khô hay ngâm nước trong khoảng tám giờ trước khi cho ăn và được trộn với những loại hạt khác như đậu hà lan và đậu xanh để hoàn tất tỷ lệ đạm-năng lượng (protein-energy ratio) cần thiết cho sự tăng trưởng.

    Khoai lang:

    [​IMG]

    Khoai lang (sweet potato, camote) là một nguồn carbohydrate xuất sắc khác dành cho gà. Củ vốn có thể được thu hoạch trong khoảng 60-75 ngày cũng giàu carbohydrate cũng như protein cần thiết cho tăng trưởng. Tóm lại, nó là loại lương thực lý tưởng bởi vì nó có thể được thu hoạch sớm hơn những loại lương thực khác như bắp. Nông dân ở các vùng nông thôn có truyền thống chăn nuôi gà thả rông bằng khoai lang tươi vốn được băm nhuyễn hay vừa miếng và bỏ vào khay thức ăn vào chiều muộn nhằm dụ bầy gà về chuồng để tránh địch hại. Khi có sẵn dừa già (mature coconut), khoai lang trược trộn với dừa già theo tỷ lệ 75:25 (khoai lang-cùi dừa già) để cân bằng tỷ lệ đạm-chất béo-carbohydrate. Lá khoai lang khi băm nhỏ cũng là nguồn ăn dặm xuất sắc dành cho gà thả rông. Nó cũng chứa hàm lượng protein và beta-carotene cao vốn khiến lòng đỏ trứng đậm màu hơn.

    [​IMG]

    Các nghiên cứu tại VISCA ở Leyte đã chứng tỏ rằng khoai lang có thể thay thế đến 75% bắp trong các loại cám thương mại (commercial ration) và được đưa vào cám tự trộn (home-mixed ration) nhất là trong chăn nuôi gà cầm quy mô nhỏ bởi nó dễ trồng và có thể được thu hoạch lúc cần khi đủ tuổi. Nó cũng có thể được trồng làm lương thực kinh doanh (cash crop) cũng như lương thực thay thế cho các hộ nông dân.

    Khoai mì:

    [​IMG]

    Khoai mì (cassava, Manihot esculenta) là loại củ xuất xứ từ Nam Mỹ vào thời thực dân Tây Ban Nha khi những thuyền nhân (seafarer) mang theo những đốt của cây này để trồng trọt. Nó hiện trở thành loại lương thực chủ yếu và được chế biến thành những món ăn vặt ưa thích, nhất là với các nhà kinh doanh giá thành thấp (low end) ở Iloilo City. Nó cũng là nguồn thức ăn quan trọng cho vật nuôi và gia cầm.

    Khoai mì chứa khoảng 3,100 kilo-calories mỗi kilogram (kcal/kg) củ hay bột khô (bắp chứa khoảng 3,400 kcal/kg) nhưng hàm lượng đạm thấp khoảng 2.5% (http://betuco.be/manioc) và thiếu các amino acid methionine, lysine và có lẽ cả tryptophan. Một mùa vụ phổ biến quy mô nhỏ của các nông dân trên toàn quốc, khoai mì được trồng không chỉ làm lương thực mà còn là nguồn thức ăn cho vật nuôi, nhất là trong giai đoạn khan hiếm vào những tháng mùa hè hay khô hạn. Nó cũng là nguồn carbohydrate tuyệt vời và thay thế đến 50% tổng nhu cầu về bắp.

    Tuy nhiên, lá và cành khoai mì có hàm lượng đạm cao. Các nghiên cứu địa phương và quốc tế chứng tỏ rằng lá khoai mì chứa đến 20% đạm thô và đủ cho nhu cầu của gia cầm nhất là khi được xử lý hay nấu chín. Cũng được dùng làm rau xanh ở những xứ khác, nó ngon miệng đối với gia cầm khi được nấu chín và bổ sung vào khẩu phần hỗn hợp.

    [​IMG]

    Có nhiều cách để dùng khoai mì làm thức ăn cho gà. Trong thức ăn công nghiệp, khoai mì được sử dụng dưới dạng bột hay viên hoặc miếng khô. Ở các trang trại quy mô nhỏ và ở các hộ gia đình, khoai mì thường được cho ăn tươi hay nấu chín và trộn với những thành phần khác như lá khoai mì, củ và lá khoai lang và những nguồn đạm khác như ốc sên (kuhol, taklong hay African giant snails). Thông thường, củ khoai mì được bóc vỏ bởi vỏ có hàm lượng hydrocyanic acid cao điều có thể khiến vật nuôi hay gia cầm đột tử. Một khi đã bóc vỏ, phần củ trắng được băm nhỏ và cho ăn trực tiếp hay đôi khi được trộn thêm cùi dừa băm hay nạo vốn là nguồn đạm và chất béo tuyệt vời. Thông thường, khoai mì được nấu với ốc sên và những thành phần khác để dễ tiêu và an toàn hơn bởi việc nấu nướng trung hòa chất độc còn tồn đọng một ít bên trong củ.

    Việc bổ sung đạm vào thức ăn của gà, dù khô hay nấu chín, là cần thiết để cân bằng amino acid và đạm bởi khoai mì thiếu những dưỡng chất này. Trong thức ăn công nghiệp, các dạng amino acid tự do như lysine, methionine và tryptophan cũng được bổ sung. Tuy nhiên trong khẩu phần tự trộn tại gia, các amino acid này có thể được tìm thấy ở cá và thịt vụn vốn được bỏ vào thức ăn nấu chín hay thậm chí tươi sống để gà được cung cấp loại thức ăn càng cân bằng càng tốt.

    Khoai mì là nguồn carbohydrates lý tưởng cho các trại chăn nuôi gà quy mô nhỏ bởi nó dễ trồng và chăm sóc. Ở điều kiện đất đai bình thường, khoai mì không cần phải bón phân. Nó hòa nhập tốt với sinh thái và hệ thống trang trại quy mô nhỏ hay thậm chí hộ gia đình bởi nó không cần chăm sóc và bảo dưỡng gì mấy. Nó cũng là cây trồng hàng rào (fence crop) tuyệt vời và đóng vai trò che chắn hiệu quả khi mà nó chỉ mọc trong vài tháng. Nhu cầu quản lý và chăm sóc của nó cũng cơ bản và vốn đã sống sót sau ba tháng đầu tiên nếu cỏ dại được nhổ bỏ để nó có đủ không gian và ánh sáng. Khi đạt độ cao khoảng một mét, tuy không còn cạnh tranh từ đám cỏ dại thông thường nữa nhưng cần giữ không để các loài dây leo tấn công.

    Hầu hết các biến thể khoai mì đều trưởng thành trong từ tám đến mười tháng khi mà nó có thể sản xuất đến 40 tấn mỗi héc-ta. Tuy nhiên, có những biến thể phát triển nhanh vốn trưởng thành chỉ trong vòng 5 tháng, đạt 60% sản lượng của những dòng năng suất nhưng dài ngày hơn. Những biến thể hay dòng này được phát triển cho mục tiêu lương thực và về cơ bản, là mùa vụ cứu đói bởi nông dân có thể xác định thời điểm thu hoạch của mình khi mà những nguồn lương thực và thực phẩm khác đều khan hiếm. Cũng có những dòng vốn hanh vàng và nghe nói có chứa một ít beta-carotene và có thể giúp bổ sung dưỡng chất thiết yếu này vốn quan trọng, nhất là trong việc phát triển lòng đỏ trứng đậm màu hơn.

    Khoai môn:

    [​IMG]

    Khoai môn (gabi, palawan, dagmay, Colocasia esculenta) là một nguồn thực phẩm nội địa khác dành cho gà vườn. Mặc dù chủ yếu được dùng như là một loại rau, nhất là trong nước cốt dừa (coconut milk) hay trong mứt (jam) hay thạch jellies, khoai môn giàu carbohydrates so với khoai lang. Tuy nhiên, nó chứa một chất gây ngứa (irritant) gọi là Calcium oxalate vốn được loại bỏ khi nấu chín. Lá cũng là nguồn thức ăn dành cho gà khi nấu chín và giàu đạm với khoảng 18%. Palawan là dòng khoai môn cỡ lớn có ít Calcium oxalate hơn và có thể nấu chín hay phơi khô như là món ăn vặt (snack) hay nguồn tinh bột chính trong khẩu phần của người.

    Để làm thức ăn dành cho gà, củ thường được thu hoạch, băm nhỏ và nấu chung với lá và cả những nguồn đạm từ lá khác như keo dậu (ipil-ipil, leucaena) và chùm ngây (balunggay) và nguồn đạm động vật như ốc sên, cá và thịt. Tỷ lệ thông thường giữa khoai môn với những nguồn [thực phẩm] khác khi nấu chín vào khoảng 50% và những nguồn khác như lá và cám gạo (rice bran) có thể chiếm phần còn lại. Thành phần dinh dưỡng của cám-khoai môn nấu cũng được cải thiện một cách đáng kể cùng với việc bổ sung bã dừa sau khi vắt nước cốt bởi hàm lượng đạm và chất béo cao của nó. Việc bổ sung này sẽ tạo ra một thành phần dưỡng chất cân bằng hơn vốn là một thực phẩm thay thế chất lượng dành cho gà đang tăng trưởng.

    [​IMG]

    Khoai môn là một vụ mùa nhỏ và phụ trợ lý tưởng cho các vùng đất thấp, được trồng trọt ở những khu vực sâu trên đồng nơi vốn không thích hợp để trồng lúa. Nó cũng có thể được trồng dọc theo rãnh nước làm bờ bao ruộng lúa nơi nó dễ dàng được tiếp cận để thu hoạch mỗi khi cần đến. Nó cũng được trồng một cách dễ dàng từ cây con và trồng dày đặc ở khoảng cách 40 đến 50 cm. Thường mất 4-5 tháng, khoai môn cũng có thể được thu hoạch sớm, nhất là khi nguồn thức ăn trở nên khan hiếm. Một số biến thể cũng thích nghi với việc trồng trên cạn như palawan và mỗi cây sẽ sản xuất tương đương với khoai mì và với cùng khả năng tăng trưởng và sinh củ mà thậm chí không cần chăm sóc và quản lý gì nhiều.

    Nhiều biến thể cũng đề kháng với địch hại (pest) và bệnh tật, đó là lý do khoai môn là vụ mùa nhỏ lý tưởng vốn là nguồn lương thực và thực phẩm sẵn có. Nông dân thường trồng nhiều loại cho nhu cầu sử dụng gia đình và để bán kiếm tiền. Nguồn khoai môn chính được tìm thấy tại các chợ ở Iloilo City là Janiuay và Lambunao nơi mà các nông dân trồng loại cây lương thực này như là nguồn lợi nhuận phụ trợ.


    ==========================================


    Ghi chú

    *Bắp (corn, maize, Zea mays): xuất xứ từ châu Mỹ và có nhiều giống khác nhau. Các giống thông dụng mà nhiều người biết gồm bắp nếp (waxy corn), bắp nổ (pop corn), bắp ngọt hay thường gọi là “bắp Mỹ” (sweet corn) và loại bắp đá, bắp tím (flint corn) vỏ cứng, thường dùng cho vật nuôi.

    *Cao lương (sorghum): loại hạt này không hề xa lạ với những người từng trải qua thời đói kém hồi cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ trước dưới tên gọi “bo bo”. Nó là hàng viện trợ từ Liên Xô cũ. Đây là cách gọi sai, đúng ra phải là hạt cao lương. Bởi bo bo, hay ý dĩ, cườm thảo (Coix lacryma-jobi) là loại cây lương thực khác vốn được trồng từ lâu đời ở nước ta. Hai loại hạt này quả nhiên rất giống nhau. Hiện một số nơi trong nước có trồng cây cao lương, và nó được sử dụng phổ biến dưới dạng chè, chẳng hạn như sâm bổ lượng. Còn hạt “bo bo - ý dĩ” đương nhiên vẫn tồn tại, có lẽ đâu đó người ta vẫn trồng và thu hoạch. Nghe nói nó là vị thuốc thanh nhiệt, lợi sữa và người ta cũng cảnh báo coi chừng nhầm với “bo bo – cao lương” vốn đầy rẫy trên thị trường. Được biết, một số sư kê vẫn trồng loại cây này làm thức ăn dặm cho gà. Sự nhầm lẫn diễn ra lâu năm, kéo dài và lan rộng đến mức khi một người nhắc đến từ “bo bo” thì chúng ta không chắc người đó nói về “cao lương” hay “ý dĩ” nữa.

    *Khoai môn (taro, gabi, palawan, dagmay, Colocasia esculenta): cây thuộc họ Ráy (Araceae). Như bất kỳ loại cây lương thực nào, có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn. Khoai sọ và khoai nước cũng là khoai môn. Môn bạc hà (bạc hà) hay dọc mùng lại là một cây khác (giant elephant ear, Colocasia gigantea). Nhiều thông tin trên mạng cho rằng bạc hà và dọc mùng là hai cây khác nhau vì dọc mùng ngứa hơn. Thực ra, có thể hiểu bạc hà là một dòng Colocasia gigantea mà hàm lượng các chất kháng dưỡng (anti-nutrients) như Calcium oxalate, alocasin và sapotoxin thấp hơn dọc mùng.


    ==========================================


    Rau cỏ tươi làm thức ăn cho gà
     
    Last edited by a moderator: 13/3/16

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội