Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Chất sát trùng từ vỏ cam

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - gà' bắt đầu bởi vnreddevil, 23/9/10.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Chất sát trùng từ vỏ cam (Susan Burek)
    Susan Burek (Moonlight Mile Herb Farm) – www.backyardpoultrymag.com

    [​IMG]
    Nếu bạn gác cành cây làm chạc, lâu ngày chúng sẽ xuất hiện các kẽ nứt; nơi trú ẩn lý tưởng cho con ghẻ.

    Khi làm vệ sinh chuồng gà, chúng ta hầu như chỉ chú trọng vào nền hoặc lớp trải nền. Chúng ta cũng rửa khay nước và máng ăn cùng với những công việc khác. Những điều này đều quan trọng, nhưng còn những vấn đề khác mà chúng ta phải quan tâm. Chuồng gà cũng là nơi trú ẩn lý tưởng cho đám con ghẻ. Những côn trùng này hút máu bầy gà và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng. Trong bài viết “Kiểm soát ký sinh bằng dược thảo”, tôi đã thảo luận về cách chữa trị cho bầy gia cầm khi bị lây nhiễm và đề xuất cách sát trùng bằng rượu thuốc (liniment). Bài viết này sẽ thảo luận một cách chi tiết về cách sử dụng vỏ cam, chanh để khống chế ký sinh.

    Nhớ “ngày xưa”, nông dân định kỳ xông khói chuồng gà. Tức phủ kín chuồng gà bằng giẻ và đốt những chất tạo khói để xua đuổi côn trùng và chuột. Juliette de Bairacli Levy gợi ý xông hỗn hợp ớt cayenne, tỏi và phân ngựa (hay bò) khô. Nguyên tắc cần ghi nhớ đó là khói thâm nhập vào mọi ngóc ngách trong chuồng kể cả các kẽ hở và vết nứt. Mặc dù một vài người vẫn muốn thử nghiệm cách xông khói, tôi đề nghị chúng ta vay mượn ý tưởng xông khói và cải tiến bằng việc sử dụng dung dịch sát trùng.

    Nhiều côn trùng ký sinh, đặc biệt là ghẻ gà, sẽ đẻ trứng trong các kẽ hở và vết nứt trong chuồng và tiếp tục trong nhiều tháng. Hiểu biết về vòng đời của chúng sẽ giúp bạn tiêu diệt ký sinh trong trường hợp bị lây nhiễm. Tôi đã thảo luận về vòng đời của ký sinh trong bài viết trước đây và điều quan trọng là bạn phải xác định được loại ký sinh lây nhiễm và vòng đời của chúng. Nhưng nhìn chung, chỉ cần xịt một lần mỗi tháng để phòng bệnh, hoặc một lần mỗi tuần để trị bệnh là đủ. Tôi đơn giản chỉ cần bổ sung việc này vào quy trình vệ sinh chuồng trại.

    Cùng với việc sử dụng dược liệu có mùi, một phương pháp tự nhiên khác là sử dụng vỏ cam, mà nó chứa tinh dầu có tác dụng xua đuổi côn trùng rất hiệu quả. Điều này là đúng đối với mọi loại trái cây họ cam (citrus) bao gồm cam, chanh, chanh đà lạt (lime) và cam mỹ (grapefruit).

    [​IMG]
    Hai loại chất sát trùng tuyệt vời dùng cho chuồng gà. Bên trái: giấm vỏ cam. Bên phải: giấm thanh hao (sweet annie Artemisia annua).

    Chất sát trùng từ vỏ cam

    Vỏ cam là chất sát trùng rất tốt vì một số nguyên nhân. Thứ nhất, nó chứa một chất hóa học gọi là limonene. Vỏ cam có nhiều túi tinh dầu và nó chứa đến 99,4% d-limonene. Limonene là chất sát trùng. Thứ nhì, dung dịch ngâm bằng giấm chưng cất cũng có tính sát trùng mạnh. Giấm là acetic acid và những người bổ sung giấm nuôi vào nước uống cho gia cầm có thể thấy tác động của nó lên khay nước bằng kim loại. Sau cùng, khi ngâm xong, dung dịch giấm có lớp váng tinh dầu limonene trên bề mặt.

    [​IMG]
    Dung dịch sát trùng từ vỏ cam có thể trữ lâu. Để ý đến màu vàng tuyệt vời của vỏ cam. Khi xịt, không khí cũng phảng phất mùi cam.

    Áp dụng

    Cách làm chất sát trùng bằng vỏ cam rất dễ. Chỉ cần lột vỏ ngâm giấm chưng cất và để ba tháng để tan hết tinh dầu. Vào mùa đông lạnh lẽo ở Michigan, cam Clementine được bày bán ngoài chợ và là món yêu thích của tôi. Sau khi ăn, tôi bỏ vỏ vào hũ thủy tinh 3 gallon và đổ giấm lên. Đến mùa xuân, dung dịch đã sẵn sàng. Tôi đổ vào bình và đem xịt. Bởi trại của tôi không bị lây nhiễm nên tôi xịt mỗi tháng một lần khi thay lớp lót chuồng. Tôi xịt trên chạc, xung quanh sàn, cửa sổ và ổ đẻ. Cũng tốt nếu bạn chủ động bít kín các vết nứt và khe hở (bằng keo silicone) nhưng hơi xịt cũng đủ thâm nhập khắp ngóc ngách rồi.
     
    Last edited by a moderator: 5/3/16
    anhkiet thích bài này.

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội