Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Gallus giganteus – Tổ tiên của Asil và mọi giống gà Phương Đông ngày nay

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - gà' bắt đầu bởi vnreddevil, 23/7/15.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Gallus giganteus – Tổ tiên của Asil và mọi giống gà Phương Đông ngày nay
    http://globalasilclub.blogspot.com/p/ancestors-of-todays-asils-and-all.html

    Có lẽ loài gà khổng lồ từng tồn tại là loài Gà Rừng có tên Gallus giganteus. Chả có mấy thông tin về nó. Nó bị tuyệt chủng từ lâu và được thấy qua Malay, một giống gà chọi cổ với chân dài, mỏ to, rộng và mồng trích. Có lẽ gà Malay chỉ có thể bắt nguồn từ Gallus giganteus, vốn lớn hơn nhiều, dẫu loại đầu cao đến 90 cm. Trong cuộc chiến trên đảo Saipan, phía nam Thái Bình Dương, tại một khu rừng hoang, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ phát hiện một loài gà chọi rất lớn. Ban đầu sau chiến tranh, một số cá thể được các Thủy Quân gửi về Bắc và Nam Mỹ, nhất là Brazil. Dr. JD Burnette ở Olmsted Falls (Ohio), một trong những nhà lai tạo và phân phối lớn nhất của giống gà này, đề cập đến hạng cân thực sự ấn tượng từ 4.36 đến 9.68 kg với trống và từ 2.9 đến 7.26 kg với mái. Cũng thời điểm này, Dr. Burnette coi Gà Rừng Saipan là bằng chứng sống cho thấy Gallus giganteus chưa bao giờ tuyệt chủng.

    Dẫu sao, công nhận ở bình diện quốc tế chứng tỏ rằng các hạng cân khổng lồ thực sự tồn tại. Hãy suy nghĩ về khía cạnh này, chênh lệch 5 kg giữa hạng cân lớn nhất và nhỏ nhất là điều không hề tồn tại ở những giống gà khác. Trong một số trường hợp, tạo ra gà Saipan với chiều cao 90 cm và đặc điểm mồng bẹt, đôi khi gần như không có. Mỏ màu sừng, rất sẫm màu. Cằm và tai nhỏ, đôi khi không có. Mắt màu vàng đậm và được che chở bởi mày nhô. Đầu mạnh và dài, lưng cũng thật dài. Lông đuôi dày tương đối phẳng, và thẳng ở gà mái. Vai nở nang và cánh giống như gà Malay ở phần lưng. Cặp cán dài màu vàng. Màu lông gồm hoàng kim (gold), bạch kim (platinum), nhạn và các màu khác.

    Gallus giganteus có lẽ trông như vậy, nhưng to lớn hơn nhiều.

    Gallus giganteus được thuần dưỡng trong khoảng từ tám đến mười ngàn năm trước đây, vào thời tiền sử. Nhiều khả năng, nó chỉ cư ngụ trên một hòn đảo ở Ấn Độ Dương, có lẽ thuộc quần đảo Andaman. Nó vốn đang trên đà tuyệt chủng, nhưng may mắn thay, được bảo tồn bởi những người đầu tiên đến cư ngụ trên đảo. Nó không hề sợ người, nên được thuần hóa một cách dễ dàng.

    Nó có màu sắc rất nổi bật vốn là chi phối của loài săn mồi; không phải là loài hữu nhũ, bởi nó không hề biết bay, mà dường như là một loại chim khác chẳng hạn như diều hâu (hawk) hay mòng biển (gull). Gà con có màu sắc riêng, hoàn toàn khác với màu “sóc chuột” (chipmunk) ở Gà Rừng Đỏ con, vốn được dùng để đánh lạc hướng và lẩn tránh.

    [​IMG]

    Có rất nhiều nghiên cứu về di truyền trên gà nhà trong mấy thập kỷ vừa qua. Bí ẩn về những thuyền nhân Austronesian đến các đảo Comoros, Madagascar và Reunion hàng thế kỷ trước bất kỳ ai khác, kể cả người châu Phi vốn sống rất gần những đảo này, đem lại nhiều điều thú vị cho các nhà nghiên cứu.

    Phân tích DNA trên [di cốt] heo và gà của họ, được khai quật từ những địa điểm khảo cổ xưa nhất – bằng phương pháp các-bon phóng xạ (radiocarboned), kết hợp với ngôn ngữ được dùng để gọi tên những vật nuôi này – đã hé lộ một số điều thú vị về người Austronesian và vật nuôi của họ.

    Phân tích DNA cho thấy những con heo xưa nhất được đưa tới đảo Madagascar bắt nguồn từ heo rừng bản địa ở quần đảo Comoros. Di cốt gà cũng được khai quật ở cùng địa tầng tại những địa điểm này. DNA của chúng không trùng với bất kỳ giống gà được biết nào – những giống gà nổi tiếng ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và những nơi khác. Tuy nhiên, dường như các giống gà chọi lớn con ở Malaysia, Indonesia, Saipan và Nhật Bản chia sẻ nhiều đặc điểm hình thái và di truyền với những bán hóa thạch (subfossil) được phát hiện trong các hang động đá vôi ở Madagascar.

    Người ta cũng phát hiện ra rằng loài gà từng hiện diện ở Comoros trước khi những người đầu tiên được cho là đến định cư trên quần đảo.

    Một trong những vấn đề của giống gà này, cùng với di cốt được phát hiện ở Bắc Trung Hoa vốn trễ hơn cả ngàn năm, đó là chúng khổng lồ - lớn hơn nhiều so với bất kỳ loài gà rừng hiện hữu nào. Niên đại các-bon phóng xạ cho thấy rằng di cốt gà được phát hiện ở Comoros, Madagascar và Bắc Trung Hoa vốn xưa hơn nhiều so với gà nhà – hoặc giả, sự phát triển về kích thước – là chưa biết vào thời thời đại cổ xưa này. Điều đó không có nghĩa rằng gà nhà không thể được thuần dưỡng sớm hơn nhiều ngàn năm so với dự đoán, mà chẳng có bằng chứng nào ủng hộ cho thuyết này. Bằng chứng đặt loài gà rừng khổng lồ vào tay của những cư dân Đông Nam Á (Austronesian) trước cả thời mà họ được cho là khởi đầu thời kỳ Đồ Đá Mới (Neolithic) của mình, còn mạnh hơn.

    Người Austronesian thuần hóa các loài hoang dã vào một thời kỳ đặc biệt rồi đưa những loài bán–thuần dưỡng này đi những nơi mà họ đến.

    Có lẽ người Austronesian phát hiện ra một loài gà rừng không biết bay ở một số hòn đảo trong vùng Đông Nam Á, chẳng hạn như Tioman, rồi đưa chúng đến Comoros, Madagascar và Reunion và trở về quê hương ở Việt Nam [ý nói đất tổ của người Austronesian]. Ở nơi phát tích, chúng phải sống trên địa bàn tương đối hiếm loài săn mồi mặt đất bởi chúng không biết bay. Ở những đảo mà những động vật ăn thịt lớn như hổ và báo bị tuyệt chủng, những động vật săn mồi cỡ vừa như cầy hương (civet) và mèo rừng nhỏ có xu hướng nhanh chóng săn lùng các loài chim mặt đất, kể cả những con bay tốt, bởi những loài săn mồi nhỏ này không hề có kẻ thù của chính mình.

    Có một số haplotype độc nhất ở gà Malagasy [Madagascar], Ganoi, Malay, Asil, Shamo, Koeyoshi và Saipan, dẫn đến gợi ý rằng có nền tảng di truyền dị biệt ở tổ tiên của chúng vốn không giống với những loài gà rừng khác.

    Danh mục hóa thạch của chi Gallus thậm chí còn gây tò mò hơn với những loài đã tuyệt chủng trải dài từ Đông Nam Châu Âu đến Cận Đông, Nam Trung Hoa và Malaysia.

    Tôi tự hỏi nếu người Austronesian mang loài đứng thẳng này – vốn xếp cánh trên lưng – (như thể che đậy nó trước những loài chim săn mồi thay vì bảo vệ cặp hông yếu ớt trước những kẻ săn mồi trên mặt đất) đến quần đảo Comoros nơi nó thậm chí còn lớn hơn và dữ dằn hơn.

    Dẫu vậy, quan điểm là bất cứ loài gà chọi nổi tiếng nào xuất hiện trước Malagasy/Ganoi/Bali đều bị đặt nghi vấn về bằng chứng phân tử.

    Dường như rằng chúng được tạo ra bằng nền tảng di truyền của loài gà lớn này. Thêm nữa, kiểu hình của gà mà người ta thấy ở những bản làng xa xôi, nhất là ở Reunion và Madagascar, là có vấn đề. Chúng không thể hiện cặp tích to hay mồng lá của Gà Rừng Đỏ mà thay vào đó, có một cái nọng (lappet) của Gà Rừng Xanh và Gà Rừng Sri Lanka (Gà Rừng Sri Lanka có cả nọng lẫn cặp tích to đùng). Cũng vậy, những tính trạng khác, chẳng hạn như nhiều cựa, lưỡng hình giới tính giảm, da mặt đỏ tươi lan xuống đến ngực trên; mồng lạ mắt với khía như răng bò, rộng – phủ gần hết trán và đỉnh đầu - ở cả hai giới, quá trình hóa xương kỳ lạ của hộp sọ - một tính trạng phổ biến ở những loài mào (crested) lớn như Silky [gà ác], Polish và Crested Mapuche. Mật độ xương – sự mở rộng của khung sườn và cặp cánh thô sơ – mỏ to, dày – đấy không phải là những tính trạng đã biết ở các loài Gà Rừng hiện hữu.

    Điều này có thể được gán ghép cho sự đột biến tập trung vào tuyển chọn nhân tạo – nhưng có một thực tế rằng một số tính trạng như thế này – ít ra là kích thước khổng lồ và haplotype của nó, không hề được biết đến từ đầu trong quá trình thuần dưỡng gà nhà. Xương của những giống gà khác được biết vào cùng thời kỳ chỉ cỡ Gà Rừng Đỏ - có lẽ hơi lớn hơn một chút nhưng chắc chắn không hơn gà Lơ-go (Leghorn).


    ====================================================================


    [​IMG]

    Hãy đào sâu một chút vào nguồn gốc của gà Desert Isles [gà hoang đảo] được những thuyền nhân Micronesian nói tiếng Yapese mang đến chỗ thổ dân Indian nói tiếng Quechuan ở Nam Mỹ.

    [​IMG]
    Malagasy Ganoi (Gà của người Austronesian Gallus giganteus).

    [​IMG]
    Tù trưởng Austronesian.

    [​IMG]
    Đây là bản đồ của những dân tộc nói tiếng Austronesian. Văn Hóa Austronesian là nền tảng sơ khai của Văn Hóa Polynesian non trẻ. Người Austronesian bắt nguồn từ Đông Nam Á nhưng họ phát tán văn hóa của mình bằng tàu thuyền đến tận Madagascar và Quần Đảo Comoros ngoài khơi châu Phi. Họ mang cây trồng và vật nuôi từ những nơi đó về Malaysia và mạn trên. Hai loài vật nuôi quan trọng nhất là Heo Mọi Việt Nam và Gà Austronesian (Gà Khổng Lồ) Gallus giganteus.

    Chúng ta đều đã biết những tranh cãi về tiếp xúc của người Polynesian với Nam Mỹ trước khi người châu Âu xuất hiện.

    Trước hết, chúng ta thường nghe đến thuật ngữ Polynesian mà không biết rằng có tối thiểu ba nền văn hóa cổ bản địa khác biệt và đồng đẳng làm nền tảng của sự hòa trộn văn hóa mới hơn, trẻ hơn vốn là nguồn gốc của thuật ngữ.

    Nói cách khác, con người và văn hóa Polynesian là kết quả của sự pha trộn giữa người Melanesia; MicronesianAustronesian.

    [​IMG]
    Ba nền văn hóa nổi bật nhất ở Châu Đại Dương và Thái Bình Dương. Văn hóa Austronesian từng ảnh hưởng đến Polynesian về phía đông nhưng từng bước một. Austronesian là nền văn hóa di cư nổi trội từ đảo Madagascar ngoài khơi châu Phi cho đến tận Đông Thái Bình Dương ngoài khơi Nam Mỹ.

    Dường như những thuyền nhân (seafarer) đầu tiên đến được những hòn đảo xa xôi thuộc Châu Đại Dương là người Melanesian, không lâu sau là người Micronesian và cuối cùng, thậm chí còn thành công hơn, bởi các làn sóng người Autronesian. Mỗi dân tộc mang theo những “túi thực phẩm” tương ứng của mình và thuần dưỡng những cây trồng và vật nuôi này trên các hòn đảo mà họ gọi là nhà. Mỗi nhóm sau cùng được hòa nhập hay trục xuất bởi nhóm sau và vì vậy những hòn đảo xa xôi nhất trở thành cứ địa vững chắc của những chủng tộc nhất định trong khi những hòn đảo dễ đến nhất là tụ điểm phát tán. Bất kể nhóm người nào định cư, các hòn đảo là quê hương của các quần thể chó, heo và gà rừng được mang đến bởi các thuyền nhân từ những vùng khác nhau từ Indonesia, Malaysia và Melanesia.

    Người Melanesian nói chung không mang theo Gà Rừng nhưng họ mang theo chó, heo, khoai môn và chuối.

    Người Micronesian mang theo Gà Rừng, có ít nhất hai biến thể khác nhau, mà một trong số đó là gà lai (Arjuna Bekisar).

    [​IMG]
    Micronesian Ayam Bekisar (Gà Rừng Xanh lai Gà Rừng Đỏ Indonesia với rất ít hoặc không có máu gà nhà).

    Người Austronesian mang theo ít nhất bốn biến thể Gà Rừng, ba trong số đó (Austronesian G. giganteus, Wallikiki Basket Bantam và hai dạng Ketawa khác nhau) vốn có nguồn gốc lai tạp.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Wallikikilli hay Sri Lanka Basket Bantam (trống cha là Gà Rừng Sri Lanka).

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Nguồn gốc của loài Gà Chọi Austronesian Gallus giganteus hơi bí ẩn nhưng dường như chúng là con cháu của ít nhất hai dạng gà đảo đã tuyệt chủng. Loài gà có lẽ bắt nguồn từ Quần Đảo Comoros và có nhiều hơn một dạng. Cả hai dạng đều ít ra trụi cổ theo mùa. Cả hai đều thể hiện có nọng. Một dạng có mào lớn. Cả hai đều thiếu tích. Chưa từng tiếp xúc với con người trước đó, những con gà khủng này chẳng biết sợ là gì. Gà được người Austronesian đưa đến đảo Madagascar và Reunion ngay sau khi được họ phát hiện. Chúng thường xuyên được các thuyền nhân Austronesian mang tới Đông Nam Á và những vùng xa hơn. Gà Austronesian là tổ tiên của gà Malay, Saipan và những giống gà to lớn khác. Chúng là một trong những nền tảng của tất cả các giống gà thịt thuần dưỡng. Được di thực qua những đảo hoang (desert islands) và pha với gà rừng châu Á với kích cỡ khiêm tốn hơn, gà Austronesian nhanh chóng teo nhỏ lại. Mọi giống gà trụi cổ, lông quắn (frizzled) và có mào (crested) đều có tổ tiên Austronesian trong nền tảng di truyền của mình. Chúng ta đang thảo luận về vai trò của gà Austronesian trong nguồn gốc sâu xa của các giống gà Nam Mỹ ở bài viết về gà Mapuche. Có đầy đủ chứng cớ để nói rằng giống gà Quechua quen thuộc của chúng ta có một chút máu gà Austronesian trong nguồn gốc tổ tiên và rằng những nền tảng di truyền này ban đầu được thiết lập trên các hoang đảo ở Nam Thái Bình Dương và châu Đại Dương.

    Tôi từng đăng một số hình gà trống thuộc loại cổ xưa này, đó thực sự là gà mái (hình ở dưới) vốn là một trong số nền tảng của giống gà Yapese Desert Isle mà nó nhanh chóng được vận chuyển đến mạn bắc Nam Mỹ.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ayam Ketawa Dijual (Bekisar X Austronesian).

    [​IMG]
    Ayam Bekisar Hutan (Bekisar X Wallikikilli X Austronesian).

    [​IMG]
    Ayam Ketawa Hutan (Wallikikilli Basket Bantams X Austronesian).

    [​IMG]
    Tổng hợp của ba nền văn hóa cổ sơ là thuật ngữ mà chúng ta gọi là Polynesian. Dẫu vậy, bởi địa tầng, địa điểm khác biệt trong lịch sử mà theo đó, các nền văn hóa cổ tương ứng thâm nhập vào những hòn đảo xa xôi này, chúng ta có cây trồng và vật nuôi, vốn có thể kết nối trực tiếp với một hay nhiều nền văn hóa nền tảng tương ứng.

    Chẳng hạn, người Austronesian mang theo ít nhất một giống gà rừng khổng lồ không biết bay từ Madagascar và Comoros đến Saipan; từ Tonga đến Samoa. Họ cũng mang Basket Bantam từ Sri Lanka đến Marquesas.

    Người Micronesian mang Bekisar từ quê nhà ở Indonesia đến tận Ponape và Easter Island [đảo Phục Sinh]. Họ cũng mang theo Bekisar bên mình đến Quần Đảo Marquesas. Người Micronesian đến Marquesas từ lâu trước người Austronesian vốn gần như thay thế họ. Sự đồng hóa/diệt chủng của người Austronesian đối với người Micronesian có thể buộc họ phải đi xa hơn về phía biển. Đây có lẽ là nguyên nhân và cách thức mà họ đến được Easter Island, vốn chẳng phải tình cờ, được định cư bởi người Micronesian hàng thế kỷ trước khi người Austronesian đến. Người Micronesian mang theo giống gà Micronesian độc đáo đến Easter Island. Một chủ đề thường được thảo luận là mức độ thành công của các làn sóng di cư mới mang theo nền văn hóa/di truyền/giống gà riêng của họ dẫn, đến việc hình thành những giống gà riêng (well-defined) thậm chí ở những hòn đảo xa xôi nhất của thế giới. Việc khai sinh ra những giống hay thậm chí chủng loài gà rất riêng này trên Easter Island bắt nguồn từ những con gà vốn là động vật thuần dưỡng duy nhất trên đảo – loài động vật trên cạn duy nhất lớn hơn loài thằn lằn nhỏ.

    Người Austronesian mang lại các chủng loài gà cổ đa dạng hơn – giống gà khủng trụi cổ; hai loại Ketawa khác nhau và Wallikikilli Basket Bantam, chưa kể đến dạng Gà Rừng Đỏ lục địa.

    Người Micronesian có lẽ chỉ mang theo gà Bekisar và Gà Rừng Đỏ Indonesia. Người Micronesian sống trên đảo Easter Island (Rapa Nui) được bao phủ bởi rừng bách tán (araucaria) ôn đới và dương xỉ rậm rạp. Họ săn hải cẩu và cá heo bằng thuyền. Họ thậm chí có cả heo và chó. Gà Micronesian của họ có lẽ quay trở lại đời sống hoang dã. Ngay khi người Austronesian đến, họ nhanh chóng dọn sạch toàn bộ cây cối trên đảo. Người ta trồng cấy và cả hai [dân tộc] trở nên gần như phụ thuộc vào việc chăn nuôi gà để lấy đạm (protein).

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Người Melanesian.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Người Micronesian.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Người Austronesian.

    Vấn đề thay thế và trục xuất này là yếu tố quan trọng cho hiểu biết của chúng ta. Khi người Miconesian đến một hòn đảo cùng với mùa màng, heo và gà từ Indonesia, họ thiết lập một dạng thuộc địa Indonesia trên vùng đất chưa định cư (Dĩ nhiên, theo các tài liệu lịch sử, chúng ta có thể đoan chắc rằng người Micronesian cũng trục xuất nhiều quần thể Melanesian). Heo và gà thoát ra ngoài tự nhiên và một dạng đời sống hoang dã hình thành một cách nhanh chóng, cùng với việc người Micronesian ổn định lối sống thường lệ của họ, đánh cá và trồng trọt trong rừng.

    Khi người Austronesian đến, mang theo túi thực phẩm của mình từ Malaysia và xa hơn, họ trục xuất người Micronesian và loại bỏ tất cả những gì mà người Micronesian đã xây dựng.

    Heo mà người Austronesian mang theo là loài khác cũng như gà. Người Austronesian đông hơn hẳn người Micronesian. Người Austronesian có khả năng lấn át người Micronesian về mọi mặt. Heo của họ trở thành kiểu gien trội trên các hòn đảo cũng như gà qué của mình – ít ra là nhất thời bởi vì theo thời gian, hệ sinh thái và khí hậu ở các hòn đảo này cho thấy sự khắc nghiệt hơn là mức mà người Austronesian có lẽ đề phòng.

    Trong khi người Micronesian sống trong các cộng đồng nhỏ bé và còn sót lại tương đối ít, người Austronesian có dấu ấn lớn hơn. Họ nhanh chóng quét sạch hệ thống cân bằng sinh thái. Các cơn bão lớn đổ vào những vùng này sau mỗi vài thập kỷ và người Austronesian chống chọi kém với sự tàn phá của những cơn bão kinh khủng này. Đơn giản, việc kiếm thức ăn và chỗ trú ẩn cho một lượng dân cư đông đúc khó khăn hơn, nhất là sau khi bạn đã hủy hoại hoàn toàn hệ sinh thái. Những cơn bão này, nhân tiện, hình thành áp lực sinh thái lên những hòn đảo này. Tương tự như bão tuyết khắc nghiệt và mùa đông kéo dài làm nên cảnh quan ở một số nơi tại Bắc Mỹ, bão tố chịu trách nhiệm cho hình thức sống trên các đảo này. Từng cây trồng và vật nuôi đều phải thích nghi để sinh tồn trước những cơn bão này và phát triển với hậu quả của chúng. Những loài đó đã không thể, chết sạch – chúng bị tuyệt chủng.

    Nhiều hòn đảo được tạm thời định cư thành công bởi những làn sóng của nền văn hóa này hay nọ, bị hủy hoại nhanh chóng bởi chỉ một cơn bão thế kỷ như thế này, thường nối tiếp bởi chiến tranh và tàn phá, cướp bóc nô lệ giữa các bộ lạc và chủng tộc. Việc đó khiến heo, chó và gà phải tự lo cho chính mình. Những vật nuôi này nhìn chung hỗn tạp, bắt nguồn từ nền tảng mà mỗi tộc người mang theo đến hòn đảo đó. Ưu thế chọn lọc ở tổ tiên hoang dã của một số loài bị bỏ rơi này sẽ gia tăng mức độ sống sót của một vài quần thể. Di truyền của quần thể đó sẽ nhanh chóng trở thành huyết thống trội cho đến khi con người tái xuất hiện mang theo những vật nuôi mới cùng với họ. Chẳng hạn, heo hoang (feral pig) bắt nguồn từ tổ tiên heo rừng Indonesian được trang bị hàm răng tốt hơn để ăn một số loại rễ đặc biệt và do đó kiếm được nước ở những hòn đảo khô cằn hơn. Heo hoang bắt nguồn từ tổ tiên heo rừng Việt Nam vốn định cư ở địa bàn ẩm ướt hơn heo rừng Indonesian có thể thiếu đặc điểm thích nghi này. Những cá thể đó (tất cả hay hầu hết tổ tiên pha tạp) vốn thiếu bộ phận đào bới đặc biệt, đều chết vì khát nhưng bà con của chúng lại thể hiện những đặc điểm sinh tồn. Đây chỉ là một ví dụ nhưng tôi nghĩ bạn có thể hài lòng về quan điểm chung.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Người Polynesian.

    Từng trong số ba nhóm thuyền nhân khác nhau đều góp phần vào tầm quan trọng sống còn của nền văn hóa Polynesian.

    Người Melanesian đóng góp những vụ mùa bao gồm khoai môn (taro), chuối và khoai mỡ (yam). Họ cũng mang theo cả chó và heo Papuan.

    Người Melanesian chủ yếu sống bằng những thứ mà họ nuôi trồng từ cây cỏ và vật nuôi hoang dã và bán hoang dã lấy từ rừng.

    Người Micronesian đóng góp động vật thuần dưỡng đầu tiên “bước ra biển cả” bao gồm heo và gà rừng Indonesia.

    Họ cũng đóng góp mùa màng bao gồm cây sa kê (breadfruit) và dừa. Người Micronesian phụ thuộc nhiều vào việc đánh bắt cá ngoài đại dương.

    Người Austronesian tập trung nhiều hơn vào việc lai tuyển chọn giống heo Việt Nam và heo Quần Đảo Comoros và với các giống gà đa dạng của mình.

    Họ cũng phát tán các loại cây thuốc chẳng hạn như gừng và nghệ.

    Người Polynesian thừa hưởng mùa màng, những loài và giống vật nuôi đặc biệt; văn hóa dân gian, phép coi thiên văn và kỹ thuật của cả ba nền văn hóa đi trước.

    Tôi biết còn có một thuyết cho rằng người Micronesian non trẻ và người Melanesian và Polynesian lâu đời hơn. Nếu chúng ta coi dân cư Quần Đảo Marquesan như là người Micronesian, điều vốn phải như vậy dựa trên mùa màng và vật nuôi của họ, thì chúng ta sẽ phải công nhận rằng tổ tiên của người Easter Island, Hawaii có lẽ cả Maori đến từ Marquesas. Điều này khiến cho Micronesian là người con cả của Thái Bình Dương.


    ====================================================================


    Ghi chú

    *Bài viết này bao gồm hai phần, phần đầu đề cập đến nguồn gốc của loài gà rừng giả định Gallus giganteus. Phần sau đề cập đến sự phát tán của loài gà này từ các đảo Madagascar và Comoros sang Đông Nam Á và châu Đại Dương. Phần sau được lấy từ bài viết của tác giả có nick là Resolution trên diễn đàn backyardchickens về nguồn gốc của giống gà Quechua của người da đỏ Nam Mỹ: http://www.backyardchickens.com/t/402512/quechua-tojuda-ameraucana-easter-eggers-in-vino-veritas/10

    *Giả thiết về loài gà rừng khổng lồ Gallus giganteus khởi đầu từ nhà phân loại học Hà Lan Conrad Jakob Temminck (1778-1858) và được nhiều người ủng hộ cho đến tận ngày nay. Trong bài viết Giả thiết về nguồn gốc gà cựa miền Nam, dthong đã phân biệt các loại kiểu hình: gà rừng Bankivoid, gà nòi lông Sumatroid và gà đòn Malayoid, loại sau cùng được coi là hậu duệ của loài Gallus giganteus. Thật khó tin rằng việc lai tuyển chọn từ gà rừng đỏ Red Jungle Fowl Gallus gallus có thể tạo ra dạng gà đòn với kiểu hình và hành vi hoàn toàn khác biệt. Tuy nhiên, các nghiên cứu về di truyền trong thời gian gần đây nhằm tìm hiểu nguồn gốc của gà nhà đều không ủng hộ cho thuyết về sự tồn tại của loài gà rừng khổng lồ Gallus giganteus, mọi dữ kiện đều chỉ đến loài gà rừng đỏ Gallus gallus:
    http://forum.backyardpoultry.com/viewtopic.php?f=10&t=8022906&start=30
    http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC45467/pdf/pnas01477-0160.pdf
    http://www.scielo.br/scielo.php?script=sci_arttext&pid=S1516-635X2006000200003
    http://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0010639
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/7/15

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội