Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Loài cichlid cảnh đầu tiên của chúng ta

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá cichlid' bắt đầu bởi vnreddevil, 8/7/06.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Loài cichlid cảnh đầu tiên của chúng ta
    Albert J. Klee, 2005 - http://www.cichlidae.com/article.php?id=363

    [​IMG]
    Các ký tự hình cá thời cổ Ai Cập. Cá rô phi được thể hiện trong khung trắng ở bên phải hình dưới.

    Khi tôi bắt đầu quan tâm đến nguồn gốc của thú chơi hồ cảnh (aquarium hobby) tôi đã phải đối mặt với nút thắt (Gordian knot) về định nghĩa thuật ngữ. Một trong những điều khó khăn nhất là xác định ý nghĩa của từ “thú chơi” (hobby) trong lãnh vực hồ cảnh và, dẫu nó không như vẻ bề ngoài, ngay cả việc định nghĩa từ “hồ cảnh” (aquarium) cũng đã khó rồi. Thật vậy, định nghĩa về “hồ cảnh” là chủ đề phân tích chi tiết trong nhiều năm trời của các nhân vật nổi tiếng và đáng kính như William Alford Lloyd (1876), Philip F. Rehbock (1980) và Stephen Jay Gould (1998). Việc cố gắng đưa ra lời giải thích chính xác về ý nghĩa của một từ hay thuật ngữ đôi khi giống với việc phỏng đoán số lượng thiên thần có thể khiêu vũ trên đầu đinh ghim! Cũng cần phải biết rằng, trong việc định nghĩa một đối tượng, lời định nghĩa sau đó lại đóng khung đối tượng, và điều này có thể đem lại hậu quả không mong muốn.

    Một cách để thoát khỏi tình trạng nan giải này là tránh việc định nghĩa và thay vào đó, khảo sát những giai đoạn chủ yếu trong quá trình phát triển của thú chơi hồ cảnh. Như vậy, tôi có thể phân biệt được bốn sự kiện riêng. GIAI ĐOẠN I khởi đầu khi mọi người bắt đầu nuôi cá vì giá trị trang trí và giải trí của chúng ở ao hồ và các bồn chứa trong nhà, chẳng hạn như piscina (từ piscis, cá, ao cá, hồ hay chậu – thuật ngữ về sau có ý nghĩa khác) của người La Mã, và ao cá vàng của người Trung Hoa cả ngàn năm trước. Dẫu chủ nhân của bất kỳ biệt thự La Mã đáng kính nào đều có thể ngắm cá trong ao của mình, chúng chỉ có thể được quan sát từ phía trên qua làn nước mờ đục. Các loại bồn chứa trong nhà thời đó cũng vậy bởi chúng đều không có mặt bên trong suốt hay xuyên thấu.

    GIAI ĐOẠN II liên quan đến bất kỳ loại bồn chứa thủy tinh hay môi trường trong suốt nào hỗ trợ việc quan sát cá theo hướng trực tiếp, ngang, đối diện, chẳng hạn như “bồn cá” (fish bowl), cho dù hình dạng của bồn chứa rất đa dạng. Người chơi cá đầu tiên được ghi nhận ở giai đoạn II là Jeanne Rondelet, người đã nuôi sống một con cá trong ly nước trong 3 năm vào khoảng từ cuối 1530 đến đầu 1540. Vào giữa và cuối 1700 [thế kỷ 18], việc nuôi cá trong bồn thủy tinh đã trở thành mốt ở vương quốc Anh và gắn liền với các nhân vật nổi tiếng như Horace Walpole, vị bá tước Oxford thứ tư.

    Phong trào nuôi cá cảnh vào giữa 1850 ở vương quốc Anh dẫn đến GIAI ĐOẠN III của thú chơi hồ cảnh, đánh dấu bằng việc xem hồ cảnh như là hình ảnh thu nhỏ của môi trường thủy sinh tự nhiên (chẳng hạn hồ cảnh biển vào thời đó thường được coi là đại dương “phòng khách”), sự sẵn có của sách vở về chủ đề cá cảnh và sự tồn tại của các cơ sở thương mại cung cấp cá cảnh và thiết bị. Sau cùng, đến cuối thế kỷ thứ 20, GIAI ĐOẠN IV xuất hiện, nghĩa là, khái niệm về cộng đồng cá cảnh, trưng bày và dự thi, tất cả được tiếp sức bởi truyền thông cải tiến thông qua sự xuất hiện lần đầu của các tạp chí cá cảnh, những tiến bộ về du lịch, và việc thay đổi bản chất của đô thị.

    Mặc dù Jeanne Rondelet nuôi một con cá sống sót trong ly nước trong 3 năm vào thế kỷ 16, tôi không nghĩ hầu hết độc giả đều đồng ý rằng việc này hình thành nên một phong trào nuôi cá ở Pháp vào thời đó. Do vậy, khi một người nói về thú chơi hồ cảnh thì sẽ hợp lý khi liên tưởng đến giai đoạn IV của thú chơi. Một trường hợp thú vị nữa là việc xác định con cichlid cảnh đầu tiên. Nếu chúng ta tự giới hạn trong thú chơi hồ cảnh (ở giai đoạn IV) thì đó rõ ràng là loài Chanchito, Cichlasoma facetum. Mặt khác, nếu chúng ta tìm kiếm con cá cichlid đầu tiên được nuôi trong hồ cảnh thì phạm vi được mở rộng ra. Một số tác giả (chẳng hạn như Geerts, 2005) từng lẫn lộn khi xác định đó là loài Orange Chromide Etroplus maculatus, nhưng chúng lệch đến cả ngàn năm, cũng như không phải là loài cá đúng!

    Tài liệu nói rõ rằng người Ai Cập nuôi cá trong hồ, và ký tự tượng hình (hieroglyphics) trong hầm mộ của các Pharaoh mô tả một cách cụ thể việc nuôi cá rô phi thời Ai Cập cổ. Vào giữa những năm 1970, tôi đi khắp nơi ở Ai Cập và quan sát và chụp hình nhiều ký tự vẽ cá. Hình dưới đây thể hiện đường nét được lấy từ vài trong số chúng. Sáu hình ở góc dưới bên trái vẽ cá rô phi (tilapia) mà cái cuối thể hiện nó trong một loại bình chứa, chẳng hạn như hồ cảnh.

    [​IMG]
    Một ví dụ về ký tự hình cá được lấy từ các hầm mộ Ai Cập. Sáu hình ở góc dưới bên trái vẽ cá rô phi (tilapia), và cái cuối cùng (phóng to ở bên phải) thể hiện nó trong một loại bình chứa.

    Chắc chắn, người Ai Cập cổ nuôi cá để lấy thịt. Dẫu sao, một số lượng lớn xương cá được tìm thấy tại nhiều di chỉ khảo cổ ở Ai Cập, và với sự kiện rằng xương được phát hiện dưới hình dạng tự nhiên, điều chứng tỏ rằng cá được chôn toàn thây và do đó có vai trò thờ cúng.

    Thật lạ, người Ai Cập có quan điểm trái ngược về cá. Cá thường được xem như là con vật dơ bẩn và bị cấm đem dâng và chế biến món ăn cho vua chúa, thần linh và các thầy tư tế (priesthood). Khi việc thờ cúng thần Orisis trở nên phổ biến, cá là hiện thân của Seth, người anh độc ác, vị thần của hỗn loạn và lầm lạc, bởi vì (theo Plutarch) người ta tin rằng cá chép sông Nile (Lepidotus) đã ăn dương vật của thần Orisis bị phân thây. Do đó, vào những ngày lễ nhất định cá bị thiêu đốt và dẫm đạp để hiến tế.

    Mặt khác, dù thành kiến trên vẫn tồn tại, cá lại thường được coi là con vật linh thiêng. Chẳng hạn cá mũi voi, Sternarchorhynchus oxyrhynchus được xem là đã từng chữa trị những vết thương của thần Orisis. Loài cá này cũng được liên hệ với một nữ thần quan trọng khác là Hathor và đóng vai cá dẫn đường cho con thuyền ánh sáng của thần mặt trời Ra, cảnh báo sự tiếp cận của con rắn Apophis trong chuyến du hành của mặt trời qua thế giới bóng tối. Cá rô phi cũng được xem là hiện thân của thần Ra. Như các tay chơi đều biết, là một loài ấp miệng (mouth brooder), nó giữ trứng đã thụ tinh trong miệng cho đến khi chúng nở thành cá bột và phun chúng ra. Nó trông như thể nuốt chửng và rồi “đẻ” chúng ra và, do đó là biểu tượng của “sự tái sinh”. Hơn nữa, loài cá này được liên hệ với sự thụ tinh và có ý nghĩa tình dục mạnh mẽ. Chẳng hạn, việc tặng cá rô phi được coi như lời tỏ tình.

    Arthur E. P. B. Weigall (2005) viết rằng ba ngàn năm trước đây, một người đàn ông Ai Cập làm bài thơ này về quê hương của mình: “Các cánh đồng của nó tràn ngập những điều tốt lành và nó mang lại lương thực mỗi ngày. Các kho lúa của nó đầy tràn… chúng vươn đến trời. Ao của nó đầy cá và hồ của nó đầy chim. Các cánh đồng của nó xanh mướt cỏ và các bờ sông của nó toàn chà là. Người sống ở đó rất hạnh phúc và người nghèo cũng là kẻ no đủ so với những nơi khác”. Các ao này chắc chắn nuôi cá rô phi, nhưng loài nào?

    Bảng dưới đây liệt kê những loài cá được ghi nhận qua các cuộc khai quật ở Ai Cập. Nó dựa trên các khảo sát liên quan đến nghiên cứu văn hóa, tương phản với nghiên cứu cổ vật (antiquarianism) ở khảo cổ học truyền thống, tập trung vào việc lý giải các vấn đề văn hóa như thực phẩm, và động vật thuần dưỡng hay chăn nuôi. Bảng thú vị ở chỗ nó bao gồm một số loài cá cảnh rất quen thuộc như cá mũi voi (elephant fish), cá khủng long (bichir), labeo, barb và cả đống cá nheo cảnh nổi tiếng. Bao gồm cả hai loài cá rô phi – Tilapia niloticaTilapia galilaea. Loài rô phi thể hiện trong các ký tự Ai Cập thường được cho là Tilapia nilotica, nhưng không thể phân biệt hai loài bằng việc nhìn vào ký tự, do đó không thể biết chắc đâu là loài cichlid cảnh đầu tiên trong số hai con. Như độc giả có thể chấp nhận, việc xác định “những con đầu tiên” này không phải là một nhiệm vụ dễ dàng hay không phải lúc nào cũng làm được.

    [​IMG]
    Hình trên: Tilapia nilotica [Oreochromis niloticus]. Hình dưới: Tilapia galilaea [Sarotherodon galilaea].

    Danh sách loài cá được ghi nhận qua các cuộc khai quật ở Ai Cập (THEO BOESSNECK, 1988)
    1 Polypterus bichir (bichir=cá khủng long)
    2 Mormyrus caschive
    3 Mormyrus kannume
    4 Mormyrops anguilloides
    5 Gnathonemus cyprinoides
    6 Hyperopisus bebe
    7 Hydrocyon forskali (= Hydrocinus forskali)
    8 Alestes dentex
    9 Alestes baremose
    10 Disticodus niloticus
    11 Citharinus citharus
    12 Citharinus latus
    13 Barbus bynni
    14 Labeo niloticus
    15 Labeo horie
    16 Labeo coubie
    17 Labeo forskalii
    18 Clarias lazera (= Clarias gairepinus)
    19 Clarias anguillaris
    20 Heterobranchus longifilis
    21 Heterobranchus bidorsalis
    22 Eutropius niloticus
    23 Schilbe mystus
    24 Nile Catfish hay Hog catfish, Bagrus docmac
    25 Bagrus bayad
    26 Auchenoglanis occidentalis
    27 Chrysichthys auratus
    28 Chrysichthys rueppelli
    29 Synodontis schall
    30 Synodontis batensoda
    31 Synodontis membranaceus
    32 Synodontis serratus
    33 Synodontis frontosus
    34 Synodontis sorex
    35 Malapterurus electricus
    36 Mugil capito (= Liza ramada)
    37 Mugil cephalus
    38 Nile perch, Lates niloticus
    39 Tilapia nilotica (=Oreochromis niloticus)
    40 Tilapia galilaea (=Sarotherodon galilaea)
    41 Tetrodon fahaka
    42 Sparus aurata
    43 Morone punctatus (= Dicentrarchus punctatus)
    44 Johnius hololepidotus (= Argyrosomus regius = Sciaena aquila)
    Tham khảo:
    • Boessneck, Joachim. 1988. "Die Tierwelt des Alten Ägypten". Die Tierwelt des Alten Ägypten (crc01213)
    • Gould, Stephen Jay. 1998. "Seeing Eye to Eye, Through a Glass Clearly". Leonardo's Mountain of Clams and the Diet of Worms. Harmony Books, New York. pp. 57-73 (crc01214)
    • Kobusiewicz, M. & J. Kabacinski & R. Schild. 2003. "Final Neolithic burial grounds from Gebel Ramlah Playa, Western Desert of Egypt". Proceedings of the Poznan Symposium on the Prehistory of Northeastern Africa (crc01215)
    • Lloyd, William Alford. 1876. "Aquaria: Their Past, Present, and Future". The American Naturalist. n. 10; pp. 611-621 (crc01216)
    • Midant-Reynes, Béatrix & Éric Crubezy, Thierry Janin & Wim Van Neer. 1993. "Le site prédynastique d'Adaïma. Rapport préliminaire de la quatrième campagne de fouille". Bulletin de l'Institut Français d'Archéologie Orientale. n. 93; pp. 349-370 (crc01217)
    • Rehbock, Philip F.. 1980. "The Victorian Aquarium in Ecological and Social Perspective". Oceanography, the Past. pp. 522-539 (crc01218)
    • Weigall, Arthur E.P.B.. 1912. "Treasury of Ancient Egypt: Miscellaneous Chapters on Ancient Egyptian History and Archaeology". Treasury of Ancient Egypt: Miscellaneous Chapters on Ancient Egyptian History and Archaeology (crc01219)
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/6/17

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội