Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Macropodus spechti SCHREITMÜLLER, 1936

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá betta - cá cờ' bắt đầu bởi vnreddevil, 31/7/18.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Macropodus spechti SCHREITMÜLLER, 1936
    Cá Cờ Đen (Black Paradise Fish)

    https://www.seriouslyfish.com/species/macropodus-spechti/

    Tên đồng nghĩa
    Macropodus opercularis var. spechti Schreitmüller, 1936; Macropodus opercularis concolor Ahl, 1937; ? Macropodus tramiensis Nguyen [H. D.] & Nguyen [V. H.], 2004; ? Macropodus yeni Nguyen [H. D.] & Nguyen [V. H.], ? Macropodus nigrocorpus Nguyen [H. D.] & Nguyen [V. H.], 2004

    Từ nguyên
    Macropodus: từ tiếng Hy Lạp Cổ μακρός ‎(makrós), nghĩa là ‘dài’, và ποδός ‎(podós), nghĩa là ‘bàn chân, chân’, khi đề cập đến vây bụng dài ở các thành viên thuộc chi.

    spechti: tên được đặt để vinh danh P. Specht, nhà thủy sinh Đức sống ở thành phố cảng Pháp, Le Havre người nhận chất liệu đầu tiên và tặng những cá thể cho E. Ahl, W. Schreitmüller (người sau đó mô tả loài), và Bảo Tàng Lịch Sử Tự Nhiên Anh.

    Phân loại
    Bộ: Perciformes, Họ: Osphronemidae

    Phân bố
    Được biết chắc từ hệ thống sông Thu Bồn ở tỉnh Quảng Nam, và lưu vực sông Hương ở tỉnh Thừa Thiên-Huế, miền trung Việt Nam.

    Địa bàn chuẩn (type locality) được gán một cách sai lầm là ‘Dutch Indies’ [Indonesia] [bởi Ahl, 1937 kèm ghi chú địa điểm chính xác 'chưa biết'].

    Địa bàn
    Được thu thập từ hào nước (irrigation ditches), ruộng lúa, ao, đầm lầy, suối (hill stream), và vùng đọng nước (backwater) của sông lớn.

    Chiều dài chuẩn tối đa
    70 – 80 mm.

    Kích thước hồ nuôi
    Hồ với kích thước 80 x 30 cm hay tương đương là tối thiểu cho một cặp.

    Nuôi dưỡng
    Có thể nuôi trong một hồ được trang trí-đầy đủ dẫu nhiều nhà lai tạo thích không sử dụng đáy nền để dễ bảo trì.

    Rễ và nhánh lũa có thể được sử dụng và đặt sao cho vài chỗ có bóng râm được tạo ra, trong khi một số thực vật nổi hay bề mặt nên được đưa vào nếu mục đích là để ép cá (xem ‘Sinh sản’).

    Việc bổ sung vụn lá khô nhấn mạnh hơn nữa cảm giác tự nhiên cũng như bổ sung nơi trú ẩn kéo theo nó sự phát triển của quần thể vi sinh vốn có thể cung cấp nguồn thức ăn giá trị cho cá bột.

    Điều kiện nước
    Nhiệt độ: 20 – 30 °C

    pH: 6.0 – 8.0

    Độ cứng: 90 – 357 ppm

    Khẩu phần
    Thích săn ấu trùng côn trùng và những thứ tương tự như ngoài tự nhiên, và nên được cho ăn bo bo (Daphnia) đông lạnh hay tươi sống, Artemia, trùn trắng (white worm), trùn kim (grindal worm) v.v. trong môi trường hồ nuôi. Một số đồ ăn khô chất lượng cao cũng có thể được chấp nhận.

    Hành vi và sự tương thích
    Loài này tương đối hiền hòa trừ khi sinh sản. Nó có thể được nuôi theo cặp hay bầy và sẽ thể hiện một số tương tác hành vi thú vị ở trường hợp sau.

    Nhị hình giới tính
    Cá đực lớn hơn cá cái và sở hữu các tia vây mềm kéo dài ở vây lưng, vây hậu môn và đuôi.

    Sinh sản
    Loài làm tổ bọt. Nước mềm với nhiệt độ hơi cao nghe nói là để dẫn dụ hành vi sinh sản.

    Hồ phải có nắp vừa-khít có thể (một số nhà lai tạo sử dụng màng co) bởi vì cá bột cần thâm nhập lớp không khí ẩm, ấm áp, mà nếu không có nó, sự phát triển của mê lộ (labyrinth) có thể bị lệch lạc.

    Cặp cá không cần phải phân tách trước khi sinh sản. Cá đực có xu hướng xây tổ bọt của mình bên trong một bè thực vật thủy sinh nổi, và cá cái thường ưng thuận vào giai đoạn này. Một khi tổ bọt được hoàn thành, cá đực thể hiện với bạn tình tiềm năng bằng việc sử dụng vây lưng, vây hậu môn và đuôi dài thậm thượt của mình.

    Cá cái trở nên nhạt màu hơn. Việc sinh sản thường diễn ra bên dưới cái tổ theo kiểu ‘ôm ấp’ điển hình của các loài thuộc họ tai tượng (osphronemids), với cá đực quấn xung quanh cá cái.

    Vào lúc đỉnh điểm, tinh dịch (milt) và một số trứng được phóng thích. Thứ sau bao gồm một giọt dầu và nhẹ hơn nước, do đó chúng nổi lên tổ, thường được hỗ trợ bởi cá đực. Rồi quá trình được lặp lại cho đến khi cá cái kiệt sức, với nhiều trăm trứng được đẻ nói chung.

    Sau-sinh sản, cá trưởng thành có thể được để yên như bình thường. Cá cái thường được chấp nhận bởi cá đực và thậm chí có thể đóng một vai trò tích cực trong việc bảo vệ khu vực xung quanh tổ khỏi những kẻ xâm nhập.

    Một khi trứng nở, cá bột ở yên trên tổ cho đến khi túi noãn được hấp thu-hết. Khi chúng bắt đầu bơi tự do, cá đực thường không ăn thịt con mình.

    Cần thức ăn cỡ-trùng cỏ (infusoria-grade) trong vài ngày đầu tiên, sau đó chúng có thể chấp nhận thức ăn chuyển động như trùn cám (microworm) và ấu trùng Artemia. Việc thay nước nên ít và thường xuyên thay vì nhiều và thỉnh thoảng.

    Ghi chú
    M. spechti đôi khi cũng được đề cập như là M. concolor, đặc biệt trong tài liệu cũ hơn. Một tranh cái liên quan đến việc bảo lưu tên đó được giải quyết bởi ICZN vào 2006, tuy nhiên, bởi vì M. concolor Ahl, 1937 là một tên phụ đồng âm (junior homonym) của M. concolor Schreitmüller, 1936 và do đó vĩnh viễn không hợp lệ.

    M. spechti có thể được phân biệt với đồng loại (congeners) bởi sự kết hợp của những đặc điểm sau: đuôi chĩa (forked); đốm nắp mang nhạt hoặc thiếu vắng; thân thiếu sọc sẫm (dark bars), hay với 4-12 sọc sẫm mờ và nhạt nhòa trên nền nâu nhạt đến xám sẫm; mặt trên của đầu và trước vây lưng không có các đốm đen hay mảng yên-ngựa (saddle-like blotches); chóp sau hay viền của vảy ở đầu và thân sậm hơn hẳn so với [mặt] vảy; chóp của tia trước vây bụng đỏ; các đốm và vạch (bars) trên vây lưng và màng đuôi đen; màng sau vây lưng và màng đuôi xanh (blue); tua đuôi (filamentous caudal-fin rays) với chóp đen hay trắng; không có sắc tố đỏ ở các vây lẻ.

    Tên này thường xuyên bị dùng sai cho đồng loại trông-tương tự M. erythropterus Freyhof & Herder 2002 [cá cờ lưng đỏ], vốn dễ dàng được xác định bởi sự hiện diện của sắc tố đỏ ở vây lưng, vây hậu môn và đuôi. Có vài tranh cãi về việc hai loài này thể hiện cấp độ phân loại (taxon) tương tự, tuy nhiên với việc Winstanley và Clements (2008) đề nghị rằng M. erythropterus nên được xem như là tên đồng nghĩa của M. spechti bởi vì họ không thể phân biệt hai loài bằng các đặc điểm hình thái, và những cá thể với sắc tố đỏ trên các vây lẻ được thu thập trong vùng phân bố của M. spechti trong trong cuộc nghiên cứu của họ. Điều này bị bác bỏ bởi Herder và đồng sự (2010), người phản đối rằng Winstanley và Clements đã không sử dụng chất liệu từ địa bàn chuẩn (type locality) của M. erythropterus, và rằng nghiên cứu của họ đã sử dụng một số lượng hạn chế những cá thể non chỉ từ một phần của vùng phân bố đã biết của loài. Cả hai loài do đó vẫn được coi là chính thức vào thời điểm hiện tại, với nhận xét của Kottelat (2013) rằng nghiên cứu bổ sung là cần thiết để xác định xem chúng có thể hiện những cấp độ phân loại (taxa) riêng biệt hay không.

    Như những loài khác thuộc phân bộ Anabantoidei, loài này sở hữu một bộ phận hỗ trợ thở (accessory breathing) được gọi là mê lộ (labyrinth), vốn cho phép cá hít thở không khí ở một mức độ nhất định. Bao gồm cả cặp mang phụ (suprabranchial) hình thành qua sự kéo dãn của phần mang trên (epibranchial) của cung mang đầu tiên và nằm ở một khoang phía trên mang, nó có nhiều nếp da gấp, giàu-mao mạch vốn vận hành như một bề mặt trao đổi khí rộng. Cấu trúc của nó thay đổi về mức độ phức tạp tùy loài, có xu hướng phát triển hơn ở những loài cư ngụ trong môi trường khắc nghiệt hơn.

    Tham khảo
    1. Schreitmüller, W., 1936 - Das Aquarium: die Fachzeitschrift des Naturfreundes, Berlin v. 10: 181-182
    Ein neuer Makropode (?). Macropodus opercularis L. var. spechti Schreitm. (1936), (Netz- oder Gitterparadiesfisch).
    2. Ahl, E., 1937 - Zoologischer Anzeiger 117(5/6): 113-119
    Neue Süßwasserfische aus dem Indischen und Malaiischen Gebiet.
    3. Endruweit, M. , 2014 - Zoological Research 35(2): 142-159
    Taxonomical notes on selected freshwater fish species described from northern and central Vietnam (Cypriniformes: Balitoridae, Cobitidae, Cyprinidae, Nemacheilidae; Perciformes: Channidae, Osphronemidae; Synbranchiformes: Mastacembelidae).
    4. Freyhof, J. and F. Herder , 2002 - Ichthyological Exploration of Freshwaters 13(2): 147-167
    Review of the paradise fishes of the genus Macropodus in Vietnam, with description of two new species from Vietnam and southern China (Perciformes: Osphronemidae).
    5. Herder, F., J. Huykebrouck and K. Busse, 2010 - Bonn Zoological Bulletin 59: 109-136
    Catalogue of type specimens of fishes in the Zoologisches Forschungsmuseum Alexander Koenig, Bonn.
    6. ICZN, 2006 - Bulletin of Zoological Nomenclature 63(1): 78-79
    Macropodus spechti Schreitmüller, 1936 (Osteichthyes, Perciformes): priority maintained.
    7. Kottelat, M., 2013 - Raffles Bulletin of Zoology Supplement 27: 1-663
    The fishes of the inland waters of southeast Asia: a catalogue and core bibiography of the fishes known to occur in freshwaters, mangroves and estuaries.
    8. Kottelat, M., S. O. Kullander, F. Fang and R. Britz, 2004 - Bulletin of Zoological Nomenclature 61(2): 114-116
    Comment on the proposed conservation of the specific name of Macropodus concolor Ahl, 1937 (Osteichthyes, Osphronemidae).
    9. Paepke, H-J., 1994 - Neue Brehm Bücherei 616, Westarp Wissenschaften, Magdeburg: 1-144
    Die Paradiesfische.
    10. Schindler, I., 2009 - Der Makropode 31(1): 9-12
    News on the taxonomy and distribution of Macropodus species.
    11. Schindler, I. and W. Staeck, 2003 - Bulletin of Zoological Nomenclature 60(3): 206-207
    Macropodus concolor Ahl, 1937 (Osteichthyes, Perciformes): proposed conservation of the specific name.
    12. Winstanley, T. and K. D. Clements, 2008 - Zootaxa 1908: 1-27
    Morphological re-examination and taxonomy of the genus Macropodus (Perciformes: Osphronemidae).

    [​IMG]
    Cá đực trưởng thành từ thị trường cá cảnh Đức. © Dana

    [​IMG]
    Cá đực trưởng thành khi thể hiện bắt cặp/bảo vệ lãnh thổ (courtship/territorial display). © Dana

    [​IMG]
    Cá bột non cản-hồ (aquarium-bred). © Dana

    [​IMG]
    Cá non cản-hồ (aquarium-bred). © Dana

    [​IMG]
    Cá đực trưởng thành từ thị trường cá cảnh Đức. ©

    [​IMG]
    Cá thể đực non từ thị trường cá cảnh Ấn Độ. © Hayath


    ===========================


    Ghi chú

    *Hiện nhiều người chơi cá Việt Nam chuộng nuôi cá cờ đen Huế M. spechti và có nguồn cung cấp thông qua vài đầu mối đánh bắt địa phương. Theo quan sát của chúng tôi, có ít nhất hai biến thể cờ đen là 'cá suối' (đen thui) và 'cá ruộng' (nhạt hơn). Cá mái thể hiện chút đỏ ở hai cạnh đuôi và chóp của vây lưng và vây hậu môn, mắt dính chút đỏ trong khi điều đó không thể hiện ở cá đực. Cá đực trong điều kiện lên màu tối đa cũng thể ửng hồng trên lưng ở mức độ nhất định, nhưng không thể nhiều bằng cá cờ lưng đỏ M. erythropterus. Tham khảo hình ảnh cá cờ đen, mà theo chúng tôi là biến thể 'cá ruộng', trong bài giới thiệu của Frank Schäfer: ở đây (lưu ý các hình cá mái có chút đỏ phảng phất ở cạnh đuôi) và ở đây nữa:
    [​IMG]

    *"Lia thia núi" được bắt ở An Lão, Bình Định. Phát hiện này mở rộng vùng phân bố của cá cờ đen M. spechti xa hơn về phía Nam đến tận Bình Định. Quan sát sơ bộ cho thấy quần thể này dường như đen hơn cờ Huế và gần như không nhiễm đỏ.

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/8/21
    vt.hue and dthong like this.
  2. vt.hue

    vt.hue Active Member

    Cách đây chừng 1 tuần có dịp vào ctac trong khu resort Laguna (Huế) mình thấy bơi cả đàn, thích lắm mà đành đứng nhìn
     
    vnreddevil thích bài này.
  3. thuctoan

    thuctoan Active Member

    hôm bữa em đi lên núi chơi cũng thấy cả đàn
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội