Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Nên chọn loại thức ăn gì khi cho cá bột từ khi cá bơi ngang đến 10 ngày tuổi ?

Thảo luận trong 'Tổng hợp - Kinh nghiệm về cá betta' bắt đầu bởi hien1995, 21/5/10.

?

Nên chọn loại thức ăn nào cho cá bột từ khi mới biết bơi ngang đến 10 ngày tu

  1. Atermia !

    55 phiếu
    22.6%
  2. Trùng cỏ !

    81 phiếu
    33.3%
  3. Cơm mẻ !

    28 phiếu
    11.5%
  4. Lòng đỏ trứng pha nước !

    27 phiếu
    11.1%
  5. Cho ăn bo bo ngay từ khi biết bơi !

    52 phiếu
    21.4%
  1. hien1995

    hien1995 Active Member

    -Nên chọn loại thức ăn nào cho cá bột từ khi cá biết bơi ngang đến khi cá 10 ngày tuổi ?
     
  2. MinNet

    MinNet Active Member

    Trùng cỏ là tốt nhất nhưng làm hơi cực và thúi ^_^
    Lòng đỏ trứng củng được nhưng nhanh bẩn nước
    ....Tốt nhất là bobo dể kiếm dể sài hi`hi`

    Mình mói ép thành công bày Hm đầu tiên.......từ đầu đến đuôi thì toàn cho an bobo...h máy em nó đả được 20 ngày tuổi...sống được khoảng 5x em.....an chùn chỉ được oi` hi`hi
    ...Chút kinh nghiệm thoi nhá...chua chác chính sác đâu.....chúc bác cham cá con thành công nhak:rose:
     
  3. Nvinh

    Nvinh Active Member

    vậy sẽ đặt ra vấn đề là: nếu như cho ăn các loại thức ăn trên, bobo, artemia, trung cỏ,lòng đỏ trứng ,... thì loại nào cho số lượng cá bột sống sót nhiều hơn??????
     
  4. 5.F-Hp89

    5.F-Hp89 Active Member

    Artemia là sự lựa chọn số 1 của tui cho cá bột từ 3-20 ngày tuổi (20 ngày tuổi trở đi có thể thay thế bằng trùn chỉ được sục oxy 24/24+thay nước liên tục để đảm bảo chất lương)
    Với artermia tỉ lệ cá bột sống sót của tôi có thể lên tới 90%(hầu như không phát hiện cá chết vì đói mà chỉ thấy chết bị bộ thực tuy nhiên con số không đáng kể ngoài ra phát triển mạnh mẽ hơn nhiều so với cho ăn bằng trùng cỏ)

    P/s:thức ăn cho cá bột 10 ngày tuổi chủ yếu là artemia or bobo,có được nguồn thức ăn trên bạn không bao giờ sợ cá bột bị chết.Quan trọng là phương thức+liều lượng cho ăn thôi :football:
     
  5. 5.F-Hp89

    5.F-Hp89 Active Member

    Artemia:Có thể cho ăn 40 tiếng sau khi nở,tuy chỉ sống vỏn vẹn trong nước ngọt 3-4 tiếng,nhưng cá bột vẫn có thể ăn xác nó để phát triển.

    Trùng cỏ:Rất khó thấy bằng mắt thường,không yên tâm cho lắm

    Bobo:Chưa từng cho ăn,nhưng nhìn vào kích cỡ so với cá bột thì...có vẻ hơi mạo hiểm
     
  6. Nvinh

    Nvinh Active Member

    còn cơm mẻ thì sao?? chắc bobo bị xếp cuối trong danh sách này rồi nhỉ??
     
  7. achilles1502

    achilles1502 New Member

    cho ăn lòng đỏ trứng,tại trùng cỏ khó mà thấy được nên ko chọn,nhưng mà mình nuôi cá bột bằng bèo khỏi cần cho ăn được ko(mấy lá bèo thúi cũng tao ra trùng cỏ phải ko các bác?)
     
  8. Ghien_betta_canh

    Ghien_betta_canh Active Member

    Nhắc tới trùng cỏ ko biết nó hình dạng ra sau. Mình làm 2 lần rồi ko ko duoc . Thay co vai con boi lội ma ko biết phải nữa. Đang làm lại....:wallbash:
     
  9. vjpnjc3movie

    vjpnjc3movie New Member

    trung` co~ la` tot' nhat' day' pac' :)
     
  10. hien1995

    hien1995 Active Member

    Cám ơn bác đã góp ý.Con với bác học chung lớp ngồi cạnh nhau góp ý chi vậy.Bác rảnh hơi quá hả :D
     
  11. MinNet

    MinNet Active Member

    bobo không phải wang thẳng vao cho ca con an.... mà để một ít vào trước khi cá nở 1 ngày bobo sẻ đẻ ra bobo nhỏ hơn... và chết đi...... cá nở ra...bơi ngang dc thì có thể táp dọng bobo be' oi` hi`hi` chut kinh nghiem hoc hoi? thoi ko beit dung ko
     
  12. gaucon

    gaucon New Member

    trùng cỏ nhìn thế nào mới thấy nhỉ? mình chỉ bik lấy nước mà mình đang nuôi trùng cỏ lên xem thì thấy có vài con li ti bơi, ko được nhìu lắm, nước màu xanh tanh mùi rong rêu. Ai có kinh nghiêm cho mình hỏi đó có phải là trùng cỏ ko nhe'???? thanks
     
  13. QuocAnh01

    QuocAnh01 New Member

    mình thường lấy 1 thìa nước trùng cỏ, tắt đèn, lấy đèn pin, soi vào thìa sẽ thấy có nhiều hay ít. Còn không bạn bỏ vào 1 ly thủy tinh trong suất và soi đèn pin cũng sẽ thấy, nhưng fải để nước dạng tĩnh :D
     
  14. Hynguyen

    Hynguyen Active Member

    Mình hiện sống tại Mỹ nên không tìm được trùng cỏ hay cơm mẻ. Mình đã thử nghiệm nuôi bằng Atison's Betta Starter từ ngày thứ 4 sau khi cá nở và kết quả cá chỉ ăn rất ít thức ăn này và lớn rất chậm, cá cho ăn hơn 1 tháng mà chỉ lớn gấp nửa sau khi nở. Rõ ràng Atison's không phải sự lựa chọn tốt để nuôi cá bột, không nên mua để tránh tốn tiền và mất thời gian. Lòng đỏ trứng gà thì theo mình quan sát chỉ thấy cá đớt mồi rồi lại nhả mồi ra cho nên nó cũng không phải là thức ăn cho cá bột. Tất cả các loại như Microworm, Walterworm, Bananaworm, cá chỉ nhìn và đớt bóng sau đó cũng nhả ra (Theo mình nghĩ ở mấy nước phương tây họ nói cho betta bột ăn những loại worm này nhưng thực chất quảng cáo để bán mặt hàng). Bo bo (Moina or Daphnia) thì lại bự, cá có thể ăn nhưng chỉ ăn được những con nhỏ. Theo kinh nghiệm và sự chăm nuôi và qua quan sát mình thấy là Atermia là sự lựa chọn tốt nhất để nuôi cá bột và cá của mình sống hơn 90% sau 1 tháng ăn Atermia. Chút kinh nghiệm chia sẻ với mọi người có gì sai sót mong bỏ qua cho mình. Thanks.
    Đây có vài hình đàn HM của mình được 9 ngày tuổi:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/7/10
  15. mr.sang1989

    mr.sang1989 Active Member

    theo lựa chọn của mình atermia là thức ăn đc đánh giá rất cao vì liều lượng dinh dưỡng cao và ko gây ô nhiễm nguồn nước , còn bobo cũng đc cho là rất tốt nhưng như Duy đã nói cái đó khá là mạo hiểm , còn trùng cỏ thì cũng đã thử nhưng fai cẩn thận liều lượng vì khả năng làm ô nhiễm nguồn nước rất cao nói tóm lại nên sử dụng atermia vừa đơn giản lại tốt cho cá bột ( đấy là kinh nghiệm do anh Chí Dũng chỉ dạy) mình xin hết :notworthy:
     
  16. xinhzaivodoi

    xinhzaivodoi Active Member

    Theo mình loại thức ăn kém nhất cho cá bột là lòng đỏ trứng gà vì từ khi sinh ra đến lúc biết bơi ngang cá con bắt đầu phát triển khả năng săn mồi vì vậy cá con rất hứng thú với những con mồi nhỏ biết chuyển động.Ngoài ra lòng đỏ trứng gà nếu cá không ăn hết thì chỉ sau vài tiếng sẽ gây thối nước có thể dẫn đến việc chết cả bầy cá con
     
    Lam đây thích bài này.
  17. Kingfish

    Kingfish Active Member

    Theo mình thức ăn tốt nhất cho betta từ lúc biết ăn đến ngày thứ mười là Luân Trùng.............!
    Tại sao ư:

    1/ Luân trùng có kích thước nhỏ như artemia mới nở,bơi lội rất chậm và không tụ thành một cục dày đặc như bobo==>Betta con dễ bắt mồi hơn.

    2/ Luân trùng có hàm lượng dinh dưỡng rất cao,rất hợp để nuôi cá bột.

    3/ Luân trùng có thể sống trong nước ngọt. Đó là ưu điểm mà artemia không có được.

    Nuôi luân trùng(trùng bánh xe) không khó. Chỉ tội trong nội thành thì kiếm giống này hơi mệt mỏi thôi hì hì hì!
     
  18. ddkhanoi

    ddkhanoi New Member

    Còn sau 10 ngày tuổi đến 20 ngày tuổi thì cho cá con ăn cái gì. Các đồng chí có kinh nghiệm cho ý kiến để ae học hỏi nhé.
     
  19. bettano1

    bettano1 Active Member

    luân trùng nhìn như thế nào ,màu j` và ,ở đâu vậy anh

    nghe anh nói mà tò mò quá
     
  20. Hynguyen

    Hynguyen Active Member

    Imformation of luân trùng:
    Luân trùng hay Trùng bánh xe là những động vật khoang giả, có kích thước hiển vi. Hầu hết luân trùng có chiều dài từ 0,1 – 0,5 mm, sống phổ biến trong các khu vực nước ngọt, bên cạnh đó có một số loài sống ở nước mặn.

    Tên gọi "trùng bánh xe" bắt nguồn từ tên Latin Rotifera có nghĩa là bánh xe. Luân trùng có cấu tạo từ một vài búi lông mao xung quanh miệng có chức năng vận động giống như một bánh xe đang quay. Chúng tạo ra một dòng nước cuốn thức ăn vào trong miệng, ở đó thức ăn được nghiền bởi một hầu chuyên hoá (còn được gọi là mastax) có chứa những chiếc hàm răng nhỏ xíu. Hầu hết luân trùng sống tự do có các cặp chân hậu để gắn chúng vào giá thể trong khi ăn.

    Hình dạng của luân trùng rất đa dạng. Lớp biểu bì của chúng phát triển tốt, lớp này có thể dày và cứng làm chúng có dạng như một cái hộp hoặc mềm dẻo trông như những con giun. Những dạng luân trùng trên được gọi là luân trùng có mai (vỏ cứng) hoặc luân trùng không mai. Nhiều loài luân trùng có khả năng bơi và một số dạng luân trùng không mai di chuyển theo cách giun bò trên các cơ chất. Các loại luân trùng khác không có cuống, chúng sống bên trong các vỏ bằng gelatin. Có khoảng 25 loài có dạng sống tập đoàn, các loài khác sống trôi nổi (sinh vật phù du). Cũng như nhiều động vật có kích thước hiển vi khác, luân trùng trưởng thành có một số lượng tế bào cố định đặc trưng cho loài.

    Hầu hết ở các loài luân trùng thì giống đực thường rất ít, thậm chí có thể biến mất trong trường hợp sinh sản đơn tính. Ở một số loài, quá trình sinh sản đơn tính tạo ra hai loại trứng; một loại trứng phát triển thành giống cái bình thường trong khi loại còn lại phát triển thành dạng giống đực thoái hoá, chúng thậm chí không dinh dưỡng và chỉ tồn tại để sinh ra tinh trùng. Trong các loài này, trứng được thụ tinh tạo thành dạng hợp tử chống chịu khô hạn có khả năng sống sót trong điều kiện khô hạn của các ao hồ, chúng chỉ phát triển thành thế hệ giống cái khi các điều kiện sống thuận lợi trở lại. Thời gian sống của con cái trong khoảng 1 – 2 tuần. Luân trùng là một trong nhiều dạng động, thực vật chịu khô hạn. Chúng có thể sống sót sau một thời gian dài khô hạn và các điều kiện bất lợi khác. Khi điều kiện môi trường trở nên bất lợi, luân trùng kết bào xác dạng trứng (bao nang), khi gặp môi trường nước chúng thoát ra trở thành dạng sinh vật bơi tự do. Ở dạng bào xác, chúng có thể sống thiếu nước trong một thời gian dài, có thể là sống tiềm sinh vô hạn. Sự kích thích do nước thường diễn ra rất nhanh, thường không đầy 2 giờ đồng hồ. Quá trình sinh hoá này được hoàn thành đồng thời với khả năng tạo ra đường trehalose (đường trihaloza - một dạng đường kiểu 1-alpha) của luân trùng để tạo ra trạng thái dạng gel giúp cho các bào quan tránh được những tác động bất lợi do điều kiện mất nước này. Quá trình này cũng thấy ở nhiều sinh vật khác như ngành động vật bò chậm (Tardigrada), loài giáp xác Artemia salinis.

    [sửa] Phân loại
    Có khoảng 2.000 loài luân trùng, được chia thành 3 lớp. Động vật đầu móc ký sinh (Acanthocephala) cũng có thể coi là thuộc nhóm luân trùng. Những ngành này thuộc nhóm được gọi là động vật dạng dẹt (Platyzoa). Những loài luân trùng thuộc lớp Bdelloidea là nhóm sinh vật đa bào có số lượng cá thể đông đảo thứ hai trên Trái Đất sau nhóm đông nhất là ngành giun tròn (Nematoda).
    Hình vẽ vài loại luân trùng:
    [​IMG]
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội