Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Ngư chiến (Betta kombat) (Precha)

Thảo luận trong 'articles archive' bắt đầu bởi vnreddevil, 3/8/07.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Ngư chiến (Betta kombat)
    Precha Jintasaerewonge - http://www.plakatthai.com/kombat.html

    Giới Thiệu
    Trang này không có ý nói rằng đá cá là hành vi đúng đắn hay đồi bại. Cũng vậy, trang này không dự định bảo mọi người cách thức để tuyển chọn và huấn luyện đấu ngư tốt. Thứ nhất, mục đích của trang này là khiến mọi người quan tâm đến thực tế hiện hữu của địa bàn cá chọi Xiêm và bản chất hung dữ của chúng. Có hàng trăm bài viết trên Internet về cá chọi Xiêm, nhưng không bài nào thảo luận về bản chất tự nhiên của cá này. Thiếu sót này về mặt thông tin để cho tôi khoảng trống đủ lớn để lấp vào. Tôi mong cung cấp nguồn thông tin và kiến thức dồi dào cho những ai có thể quan tâm. Thứ nhì, tôi mong viết bài này như là một tài liệu có giá trị lịch sử bằng tiếng Anh, và đăng trên Internet. Tôi hy vọng nó có thể đóng góp vào hiểu biết toàn cầu. Ngày nay, thật khó để nỗ lực và nghiên cứu về sự tồn tại và lịch sử của một chủ đề cổ xưa. Đấy là vì chúng ta thiếu nguồn kiến thức sơ khai. Tôi được sinh ra, và vẫn đang sống, trong một đất nước vốn sở hữu một loài cá thật diễm lệ, vì vậy tôi cảm thấy điều này phải đóng góp gì đó vào nguồn kiến thức chung ấy. Thứ ba, độc giả của trang nhà vô tình thúc đẩy tôi viết bài này. Tôi từng nhận được rất nhiều câu hỏi về cách thức nuôi Betta splendens, và bản chất hung dữ của nó, và đại loại. Tôi hy vọng bài viết này sẽ trả lời một số trong các câu hỏi này, dẫu trực hay gián tiếp. Nếu vậy, đây sẽ là chút công việc vui thú nhất mà tôi từng làm.

    Làm Thế Nào Betta Hoang Dã Trở Thành Đấu Ngư Hung Dữ?
    Tôi không phải là nhà sinh học, vì vậy tôi không thể cho bạn một giải thích khoa học rằng TẠI SAO Betta hoang dã trở thành sinh vật hung dữ. Điều mà tôi bảo bạn, là LÀM THẾ NÀO Betta hoang dã trở thành đấu ngư. Tôi thấy rằng hầu hết các loài cá đẻ trứng đều hung dữ. Đấy là vì chúng phải bảo vệ tổ và cá bột của mình. Cá đực luôn gánh vác trách nhiệm bảo vệ. Bản năng tự nhiên của mọi loài sinh vật là sinh sôi và tăng trưởng về mặt giống loài càng nhiều càng tốt. Ở Betta splendens, khi cá đực được cách ly nó có thể cho rằng khu vực nó chiếm giữ là của mình, lãnh địa mới của mình. Nó sẽ bắt đầu xây tổ bọt và sửa soạn đón cô dâu mới của mình. Đây là hai lý do mà Betta splendens phải thật hung dữ:

    ● Nó phải đá theo yêu cầu giao phối; chỉ con thắng cuộc mới có quyền giao phối. Lùm tổ bọt thể hiện tình trạng thể lực của cá đực, và đó cũng là cách để khẳng định lãnh thổ của mình. (Khi bạn thay nước hay dời một cá đực mạnh khỏe, nó sẽ xây lại tổ bọt của mình sau một đêm. Tuy nhiên, điều này phải xảy ra vào mùa sinh sản).
    ● Nó phải có khả năng bảo vệ trứng và cá bột. Vào giai đoạn này, cá đực có hay không thể ăn chút gì. Vì vậy thời gian sinh sản thường vào mùa mưa. Bằng cách đó, cá đực có thể tự xoay xở để có đủ thức ăn trong giai đoạn làm việc cực nhọc kéo dài. Đây thường là giai đoạn hung dữ nhất của cá đực.


    Hai điều trên cho thấy tại sao Betta splendens tự nhiên quá hung dữ. Một, nó phải đá theo yêu cầu giao phối. Và hai, nó phải đá để bảo vệ gia đình. Chúng ta vui sướng khi quan sát Betta splendens trưng màu sắc diễm lệ và phô bày vẻ đẹp của mình. Dù muốn hay không chúng ta đang xem nó thể hiện sự hung dữ của mình. Nhà lai tạo kinh nghiệm có thể phân biệt dễ dàng giữa cá muốn đá, và cá muốn giao phối. Khi một con muốn giao phối, nó sẽ bơi vòng quanh, phùng xòe trong vui thú. Nó sẽ bơi, vẫy đuôi mình với niềm kiêu hãnh như thể nó đang vẫy cờ. Nó sẽ dừng lại bên dưới thực vật hay bất kỳ góc hồ nào và bắt xây tổ bọt của mình (bằng việc xây tổ bọt, nó đang khẳng định lãnh thổ của mình). Nó sẽ hướng đầu mình về phía mặt nước, trong khi thân nó đang dựng đứng, nó sẽ vẫy đuôi mình bằng việc sử dụng cơ gốc đuôi nhằm dẫn dụ cá cái tiến vào – như chàng trai khoe mẽ trước một cô gái. Trong giai đoạn này, nếu bất kỳ cá đực nào tiến vào lãnh thổ của mình, nó sẽ đá như điên (tôi nghĩ cá đực sẽ đá đến chết vì cá cái, thật là một chuyện tình lãng mạn). Khi cá đực muốn đá, nó sẽ thể hiện khác hẳn. Cá đực sẽ phùng mang và lao vào kẻ thù của mình. Mắt nó sẽ tập trung vào đầu của kẻ thù và nó sẽ lấy một hơi dài, giống như binh sĩ sắp sửa chiến đấu. Nó sẽ gồng cứng thân mình và cố gắng xô đẩy kẻ thù của mình, làm hắn mất kiểm soát. Nếu một con khởi sự đá một cú, thì con kia phải ngay lập tức trả đũa nó.

    Từ một điểm trông coi, nông dân Thái có thể quan sát hành vi Betta splendens từ chòi ruộng. Người Thái có thói quen vui chơi và đam mê nhiều môn thể thao, đặc biệt là kickboxing (gọi là Muay Thai), môn thể thao quốc gia và võ tự vệ ở Thái Lan. Bộ môn đối kháng này nằm sẵn trong máu của mọi thanh niên Thái. Nông dân Thái có thể dễ dàng bắt Betta splendens hoang dã bên dưới tổ bọt của chúng, và nuôi chúng trong hũ đất (vào thời đó mọi bình chứa đều được làm bằng đất). Khi anh ta hoàn tất công việc đồng áng nặng nhọc, anh lấy cá ra đá. Trong tiếng Thái, chúng tôi gọi hũ đất là “Morh”. Betta splendens nuôi trong các hũ đó được gọi là “Plakat Luk Morh”, hay cá chọi trog hũ đất (Luk nghĩa là đứa trẻ đến từ… hay thuộc về). Trong khi Betta hoang dã được gọi là “Plakat Luk Pah” hay “Plakat Luk Thung” (Pah nghĩa là rừng và Thung nghĩa là vùng đất ngập). Plakat Luk Morh được phát triển thành hung dữ hơn. Quá trình lai tuyển chọn khiến chúng to hơn và tạo ra màu sậm hơn. Cùng với những phát triển này, lối đá và tập quán cũng được phát triển.

    Lai Tạo Đấu Ngư
    Tưởng tượng của nhà lai tạo Thái, cùng với một số suy nghĩ logic, đã dẫn dắt nhà lai tạo Thái học cách sử dụng nhiều phương pháp lai tạo khác nhau. Những phương pháp này được sử dụng nhằm tạo ra cá cứng cỏi và sậm màu hơn, trong khi vẫn uốn nắn hình dạng và lối đá của cá. Có ba kỹ thuật lai tạo chính:

    ● Lai Cận Huyết (Inbreeding)
    ● Lai Dòng (Line Breeding)
    ● Lai Nhập (Import Breeding)


    Kỹ thuật lai cận huyết: Các nông dân thường đem Plakat Luk Morh đi đá với cá của bạn mình. Thông thường con thua cuộc sẽ được thả về sông hay vùng ngập. Con chiến thắng sẽ được giữ như là cá giống để cản với cá mái bắt từ cùng khu vực. Phương pháp này đảm bảo rằng thế hệ mới sẽ có cùng chất lượng với cha mẹ. Một câu tục ngữ Thái nói “trái rụng không xa gốc" điều này có thể là nguyên nhân nó là nguyên tắc hàng đầu của các nhà lai tạo Thái. Điều này cũng tương đương với kiến thức về kỹ thuật lai tạo hiện đại. Quy trình lai tạo này được gọi là lai cận huyết, hay cản cá với các thành viên thuộc gia tộc của chính nó. Chẳng hạn cá cha được cản với con của mình. Mọi đấu ngư từ lứa đó sẽ có cùng màu sắc, dạng thân và lối đá. Rồi nhà lai tạo có thể dự đoán lối đá và biết cá nào để cáp đá. Hơn 40 năm trước, hầu hết nhà lai tạo nổi tiếng có thể nhận ra cá mình đơn giản bằng lối đá. Những lứa hay nhất được bảo lưu như là con giống gốc (cornerstone species) thuộc phòng ươm của anh ta. Nhà lai tạo thường giữ mái kín kẽ và bán cá đực với giá rất cao hay đôi khi tặng chúng cho bạn thân.

    Kỹ thuật lai dòng: Trò đá cá khá phức tạp về khía cạnh cá cược và cái tôi của nhà lai tạo. Người chiến thắng và kẻ bại trận là không thể tránh. Cá vốn luôn chiến thắng chẳng mấy sẽ thua, không phải một hay hai lần, mà nhiều lần. Đấy là lý do việc cải thiện thế hệ kế tiếp ra đời. Nhà lai tạo lấy con giống tốt nhất của mình, và pha (crossed) nó với con giống tốt nhất từ bầy khác hay con mà anh trao đổi với một nhóm cộng tác. Kết quả cản được mong đợi là đấu ngư được cải thiện, nhưng lối đá là chưa biết. Nó có thể tốt hay kém hơn. Nhà lai tạo phải thử cá ngoài trường 2 – 3 lần để biết lối đá có được cải thiện hay không. Kỹ thuật này cũng áp dụng cho tuyển chọn ngẫu nhiên. Trong số hàng trăm cá một lứa, chỉ 2 – 3 con tốt nhất được chọn. Số cá còn lại, nhà lai tạo sẽ bán giảm giá*.

    Kỹ thuật lai nhập: Đá cá lan từ làng này sang làng nọ, tỉnh này đến tỉnh nọ, và nước này đến nước nọ. Mỗi vùng đất nước lại phát triển đấu ngư của mình theo hình ảnh mong đợi riêng của họ. Một số nhà lai tạo lấy cá giống từ miền nam, một số từ miền bắc (trung tâm lai tạo Plakat ở các tỉnh ngoại ô Bangkok). Các nhà lai tạo có thể nhập cá từ các quốc gia láng giềng như Malaysia, Cambodia hay Việt Nam. Rồi nhà lai tạo pha (cross) con giống “mới” này với cá của chính mình. Đôi khi họ lấy nhiều cặp để tái-cản trong môi trường khác. Kỹ thuật này là gần nhất, và cũng kết hợp hai kỹ thuật được nêu ở trên**.

    Tuyển Chọn Các Đặc Điểm Chiến Đấu Mong Đợi
    Dưới đây là các đặc điểm tuyển chọn của Plakat Thái mà nhà lai tạo nhắm vào (Thứ tự của danh sách không mang ý nghĩa nào)

    ● Lối Đá
    ● Mỏ Sắc
    ● Sức Chịu Đựng (Endurance)
    ● Vảy Cứng
    ● Kích Thước


    Mỗi nhà lai tạo đều có các đặc điểm mà mình ưa chuộng, hay đặt nặng hơn cái khác. Điều hết sức hấp dẫn với tôi, là thảo luận về các lối đá và đặc điểm khác nhau. Tôi hy vọng nó cũng hấp dẫn độc giả, bởi không có ý làm phật lòng ai. Bất kể kỹ thuật nào được áp dụng để cản cá, rõ ràng việc lai tuyển chọn (selective breeding)*** trong một giai đoạn đã mang lại cho cá chọi Xiêm kỹ năng chiến đấu độc đáo. Một số con đá kẻ địch một cách ngẫu nhiên, trong khi số khác có thể chỉ đá một vị trí đích đơn lẻ hay hai hoặc ba vị trí cố định một lần. Dưới đây là hình vị trí tấn công vốn thường được thấy.

    Hình Vị Trí Tấn Công
    [​IMG]

    Bảng Vị Trí Tấn Công
    Vị tríPhần trămGhi chú
    1Mỏ50Khóa mỏ và đá chủ đích
    2Mép10Đá chủ đích
    3Nắp mang80Đá chủ đích
    4Bụng20Đá chủ đích
    5Vây ngực20Đá ngẫu nhiên
    6Gốc đuôi50Đá ngẫu nhiên và chủ đích
    7Vây80Đá chủ đích
    8Thân20Đá ngẫu nhiên
    9Đầu10Rất hiếm và đá ngẫu nhiên
    Bảng Lối Đá****
    Lối đáMô tả
    Đá Trực Diện (Direct Hit)Lối đá cơ bản này rất giống với cú thọc (jab) của boxer. Lối đá này thường diễn ra trong 15 phút đầu. Đây là giai đoạn thăm dò của đấu ngư, nó sẽ cố chiến thắng bằng mánh lới. Một số con sẽ sử dụng lối đá này trong cả trận.
    Đá Liên Hoàn (Double Hit)Đây là lối đá phong cách, mỗi khi cá đá một cú; nó sẽ bồi tiếp hai hay ba đòn nữa. Nó sẽ sử dụng lối tấn công trực diện cho cú đầu và chừng nào mà kẻ thù mất kiểm soát nó sẽ bồi tiếp với hai hay ba cú nữa.
    Đá Hồi Mã (Turn Back Hit)Đây cũng là lối đá phong cách. Cá này là đấu ngư phòng thủ. Nó sẽ thúc và đẩy kẻ thù bằng đuôi mình nhằm khiến hắn mất kiểm soát, bất thình lình đảo ngược và tấn công địch thủ của mình một hay hai lần rồi nhanh chóng quay về thế phòng thủ. Nếu địch thủ của nó ngốc nghếch, hắn sẽ không bao giờ biết cách đả bại đấu ngư mánh lới này.
    Đá Phủ Đầu (Persistent Hit)Cá này là hung dữ nhất. Cá này sẽ tấn công ngay lập tức, khi vừa được thả vô lọ nó sẽ tấn công ngay trong một hay hai giây đầu. Không lượn lờ, không mánh lới, không thăm dò địch thủ của mình, không khởi động gì cả với cá này. Tuy nhiên, tôi thấy cá này không thể trụ trong trận đấu kéo dài. Tôi nghĩ cá này thường có phần trăm máu hoang dã cao.
    Đi Về Đâu Hỡi Các Đấu Ngư?
    Dù thắng hay thua cả hai đấu ngư đều rời trường với chấn thương. Để dưỡng lành cá, chủ nhân sẽ giữ đấu ngư trong chén nhỏ với một ít nước, và vài giọt dung dịch Acriflavine. Một số người bỏ lá bàng vào nước như là thuốc để điều trị cá. Chủ của con thắng trận ra về với niềm kiêu hãnh và vinh quang. Chủ của con bại trận ra về với một chút buồn bã (nhà lai tạo đích thực cược rất ít, tuy nhiên tay cờ bạc cá cược số lượng lớn). Con thắng trận sẽ được cân nhắc để cản với mái tốt khác, hay có lẽ đưa cho một bạn thân. Một số được bán nếu người mua ra giá hợp lý. Chắc chắn người mua cá thắng trận đem về để cản với con giống tốt nhất của mình.

    Sau khi phục hồi cá bại trận (thông thường việc này mất 5 ngày). Chủ nhân sẽ cân nhắc thả nó về sông hay giữ nó trong hồ cộng đồng và nuôi như cá cảnh bình thường. Một số nhà lai tạo sẽ nuôi chúng trong bồn nước tắm và để chúng ăn lăng quăng. Những nhà lai tạo khác thậm chí cân nhắc lai tạo cá bại trận, nếu họ cảm thấy đấu ngư có vài phẩm chất khiến nó đáng được cản. Một số đấu ngư được pha với loại đuôi dài để cải thiện sức mạnh cho thế hệ sau. Chẳng có gì ngạc nhiên khi loại đuôi dài được phát triển thành ra mạnh khỏe và cứng cáp nhất. Loại đuôi dài được cản để trưng bày trong hồ cảnh.


    ===================================

    Tổng quan về cá chọi Xiêm hay Plakat Thái
    Lai dòng như thế nào? (Chris Yew)
    Lai Tuyển Chọn – Bạn tạo ra dòng cá của riêng mình như thế nào? (Joep Van Esch)
    Pha Cá Betta – Kết quả tốt nhất trong lai tạo (Leo Buss)


    ===================================


    Ghi chú

    *Phương pháp lai dòng (line breeding) mà chúng ta vẫn biết hoàn toàn khác với mô tả của tác giả. Theo chúng tôi, đây là công đoạn tuyển chọn (selection) vốn bao hàm trong bất kỳ phương pháp lai tạo nào.

    **Lai nhập (import breeding) theo cách gọi của riêng tác giả chẳng qua là pha (cross breeding) mà thôi.

    ***Lai tuyển chọn (selective breeding) bao hàm tất cả những phương pháp lai tạo phổ biến khác: lai cận huyết, lai dị huyết (hay pha), lai dòng và lai xa (out-breeding).

    ****Còn một lối đá nữa mà trang Super Bagan, Indonesia gọi là “thử quyền” (mouse style) tức vừa chạy vừa đá. Lối này hiếm thấy ở cá Xiêm, và tay chơi cốt cán cũng ngại cầm vì nó khiến người ta thót tim. Ở cá cờ, con đá lối này gọi là “ne thẩu” (theo Toàn Nguyễn, Bình Định), được xem là cá tài. Ở gà cựa, gà đá lối này gọi là gà chạy xe (wheeler) và người ta cũng không chuộng lắm vì nếu sơ xuất, địch thủ có thể đá thốc từ phía sau trúng vào tinh hoàn, gà chắc chắn bỏ chạy. Ở gà đòn, lối này được gọi là “đá chạy quần” (wrestling/spinner). Nhiều gà đòn Thái được cản để chuyên đá lối đá này. Những trận có loại gà này tham gia hầu như biến thành một cuộc đua điền kinh từ đầu chí cuối!
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/3/19

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội