Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Pha Cá Betta – Kết quả tốt nhất trong lai tạo

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá betta - cá cờ' bắt đầu bởi vnreddevil, 24/1/08.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Pha Cá Betta – Kết quả tốt nhất trong lai tạo
    Dr. Leo Buss, PhD – http://www.bettas4all.nl/viewtopic.php?f=7&t=7746#.WbIOvYSGPZ4

    Thật hiển nhiên rằng con đường nhanh nhất để cải thiện một dòng là cản với những cá thể có quan hệ (related). Việc lai cận huyết (inbreeding), khi gắn liền với một tính trạng được mong đợi, là rõ ràng hiệu quả vì gia tăng tần suất của hậu duệ với những đặc điểm mong đợi. Rồi tại sao tôi lại giới thiệu một tiêu đề vốn gợi ý ngược lại?

    [​IMG]
    Cái đuôi đặc trưng của con halfmoon này là một tính trạng vốn chiếm lĩnh các triển lãm betta.

    Các hệ thống sinh học là hết sức phức tạp. Thậm chí đặc điểm đơn giản nhất của một sinh vật cũng là một cấu trúc phức tạp liên quan đến hàng ngàn thành phần hóa học. Khi chúng ta phát hiện một tính trạng mà chúng ta thấy là đáng mong đợi ở một con cá, dường như có nhiều cách khác nhau, mà theo đó dạng chúng ta thấy đáng mong đợi có thể trở thành hiện thực. Các dòng cá khác biệt về mặt di truyền có thể sử dụng các cơ chế sinh học khác nhau để tạo ra tính trạng mong muốn tương tự. Nếu vậy, việc pha (outbreeding) dòng cá của bạn với dòng khác chứng tỏ mục đích thực tế của việc kết hợp hai con đường vào chung điểm đến.

    Ví dụ Đuôi Halfmoon
    Xem xét đuôi cá halfmoon vốn là dạng vây được ưa chuộng hiện nay ở betta cảnh. Cá halfmoon là dạng D với các tia đuôi ngoài cùng kéo dài đến ngoại biên (periphery) và cùng nhau tạo thành một góc 180-độ. Vây loại này phải đạt một số tiêu chuẩn để nó được định nghĩa như vậy.

    Đặc biệt, tia vây ngoài cùng (outermost) phải thẳng và có chiều dài tương đương với những tia đuôi khác, để không cong ở chóp hay tại gốc vây. Rõ ràng, diện tích vây cũng phải lớn, và điều này có lẽ được hoàn thành bằng một số cách khác nhau.

    Một cách để tạo ra góc xòe 180-độ là gia tăng số lượng tia vây. Cá betta cảnh thường được thấy với từ 10 đến 14 tia vây. Thậm chí với số lượng tối đa các tia sơ cấp (primary ray), mức độ mà mỗi mảng sơ cấp phân nhánh (branch), và vị trí phân nhánh dọc theo tia sơ cấp, có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến diện tích tổng thể của đuôi.

    Cách khác
    Hiển nhiên, phân nhánh tam cấp (tertiary branching) là điều tối thiểu mà người ta mong được thấy ở một con halfmoon betta. Thuật ngữ “phân nhánh tam cấp” chỉ đến tình trạng khi mà tia sơ cấp phân thành hai tia nhị cấp (secondary) mà tự chúng lại chia thành hai tia tam cấp (tertiary), để mà một tia sơ cấp sau cùng nảy ra đến bốn đầu tia ở viền đuôi. Cá halfmoon với phân nhánh tứ cấp (quaternary) hay nhiều hơn không phải là hiếm gặp.

    Cách thứ ba để tạo ra đuôi lớn có thể tính tới. Màng (webbing) giữa các tia vây có thể gia tăng. Hiển nhiên, màng lớn liên-tia (inter-ray) thỉnh thoảng được biết đến ở một số dòng đuôi tưa, mặc dù tôi chưa từng thấy tính trạng này được khai thác để gia tăng màng vây ở các dòng halfmoon.

    Mỗi trong số những cách để dẫn đến halfmoon này “qua việc gia tăng số lượng tia vây, ở phân nhánh tia vây và ở màng vây” có lẽ liên quan đến một số cơ chế sinh học hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn, màng liên-tia có thể là kết quả từ một số lượng lớn tế bào ở màng vây của những con cá này, hay để dễ hiểu, các tế bào tự chúng có lẽ có kích thước lớn hơn. Tương tự, công trình gần đây trên cá ngựa vằn (zebrafish) đã chứng tỏ rằng việc phân nhánh tia vây liên quan đến sự kiểm soát của nhiều gien. Bạn có thể mong đợi rằng những alen khác nhau của các gien này có thể làm cơ sở cho một số biến dị (variation) đáng chú ý được thấy ở những mẫu phân nhánh.

    Định Lý Cơ Bản của Fisher
    Sự phức tạp của các hệ thống sinh học đảm bảo rằng việc tạo ra bất kỳ đặc điểm cấu trúc nào đều liên quan đến nhiều tác nhân (actors) và do đó, đến bất kỳ số cách thức phát triển khác nhau nào. Bất kỳ biến dị di truyền nào đóng góp vào một tính trạng đều là cơ hội để cải thiện một dòng. Hiển nhiên, tuyên bố này là điều gì đó còn hơn cả một quy tắc phổ biến (rule of thumb).

    Ronald Aylmer Fisher, một nhà di truyền học nổi tiếng và nhà sinh học cách tân làm việc từ 1920s đến 1940s, được công nhận dưới nhiều hình thức với việc chứng minh, qua sử dụng một loạt công cụ toán học, rằng khoa học di truyền và tiến hóa không chỉ tương hợp, mà trên thực tế còn liên thuộc (interdependent) một cách mật thiết dưới nhiều hình thức mà hiện nay chúng ta coi như là kiến thức phổ thông.

    Fisher hệ thống hóa các kết quả của chúng ta trong cuốn “Định Lý Cơ Bản về Chọn Lọc Tự Nhiên” (Fundamental Theorem of Natural Selection). Định lý, được đăng bởi Fisher trong cuốn sách năm 1930 của ông “Lý Thuyết Di Truyền về Chọn Lọc Tự Nhiên” (The Genetical Theory of Natural Selection), phát biểu rằng “Tốc độ cải thiện về điều kiện thể chất (fitness) của bất kỳ sinh vật nào tại bất kỳ thời điểm nào là tương đương với biến dị di truyền về điều kiện thể chất của nó tại thời điểm đó”.

    George R. Price, một nhà di truyền quần thể người Mỹ, về căn bản cải thiện công thức này, cho những ai quan tâm, ở điều được biết như là “Đẳng Thức Price” (Price Equation). Cả hai đều nắm bắt ý tưởng chủ chốt rằng tốc độ cải thiện của một tính trạng theo chọn lọc tự nhiên phụ thuộc vào số lượng biến dị di truyền ở tính trạng đó.

    Với các nhà lai tạo động vật, bài học mang-về đơn giản là: Nếu gia tăng đa dạng di truyền (genetic diversity) ở dòng, thì sự cải thiện nhanh chóng được thực hiện. Bởi vì biến dị di truyền song hành với các cách thức sinh học đến một sản phẩm đầu cuối mong đợi, nhà lai tạo sở hữu tiềm năng khi sử dụng một dòng đa dạng di truyền để cải thiện dòng đó bằng việc pha (outbreeding).

    Tại sao lai cận huyết?
    Nếu có những thuận lợi riêng với pha (outbreeding), thì tại sao lai cận huyết (inbreeding) lại là bài bản thực hiện thích hợp? Phản ánh tức thời sẽ khiến cho điều này rõ ràng. Khi một người cản cá khác hẳn về mặt di truyền, thì bầy con không chỉ thu được các tính trạng mong đợi về di truyền của dòng, mà chắc chắn còn di truyền mọi nhược điểm của nó.

    Một ví dụ
    Điều này có thể được làm rõ trong ngữ cảnh cuộc thảo luận ở trên của chúng ta về cá halfmoon. Giả sử rằng một nhà lai tạo tên Dan cản halfmoon xanh lục tuyệt vời, nhưng những con cá này có một nhược điểm nhỏ (minor) là có màu đỏ nhạt ở kỳ. Hãy tưởng tượng nhà lai tạo thứ hai tên là Sieg người cũng cản cá halfmoon xanh lục ngoại lệ, nhưng cá của Sieg có một nhược điểm nhỏ là vây ngực không màu. Bây giờ Sieg và Dan trao đổi cá, mường tượng một cách chính xác rằng đuôi halfmoon tuyệt vời ở hai dòng có lẽ đạt được bằng những cơ chế di truyền khác nhau, để mà bằng việc pha các dòng với nhau, họ sẽ thu được một số đuôi thực sự ngoại lệ.

    Điều có khả năng xảy ra đó là họ hẳn sẽ thu được vài con cá với đuôi thực sự ngoại lệ, nhưng có thể thấy rõ rằng cũng những con cá này có màu đỏ ở kỳ và vây ngực không màu. Đấy là vì, pha có xu hướng kết hợp một cách bình đẳng những tính trạng không mong đợi cũng như những tính trạng mong đợi. Vì vậy, có một khuyết điểm lớn với pha. Một dòng chất lượng cao có thể được di truyền các nhược điểm (defects) của dòng khác và bị hủy hoại.

    Có cách nào để tận dụng lợi ích của việc pha mà vẫn tránh được cái giá của nó? Câu trả lời là có. Nếu bạn pha để đạt được biến dị di truyền và theo đuổi điều này với nhiều thế hệ lai cận huyết, khi mà nhà lai tạo tuyển chọn theo các tính trạng mong đợi và thanh lọc gắt gao các tính trạng tiêu cực, thì hiệu ứng còn lại (net effect) của bầy pha gốc sẽ chỉ ngả về những tính trạng mong đợi đó ở dòng. Việc thanh lọc một dòng để loại bỏ những tính trạng không mong đợi có thể khó khăn, vì vậy hiển nhiên về mặt khả năng, việc pha đó chỉ nên được thực hiện với những dòng tương tự hay chất lượng cao hơn chính nó.


    Source: FAMA Magazine
    July 2007

    Column Article
    BETTAS...AND MORE
    By Leo Buss, Ph.D.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/9/17

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội