Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Phân tích và so sánh về mô hình lai tạo

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - gà' bắt đầu bởi vnreddevil, 22/11/12.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Phân tích và so sánh về mô hình lai tạo

    Ngày nay, vấn đề lai tạo gà, nhất là gà chọi, được nhiều người quan tâm. Là nhà lai tạo, bạn cần hiểu rõ phương pháp để áp dụng và canh cải cho phù hợp với hoàn cảnh của riêng mình. Diễn đàn có nhiều bài viết về lai tạo của nhiều tác giả khác nhau. Thoạt nhìn, chúng có vẻ độc lập nhưng qua việc so sánh với mô hình lai tạo chuẩn, chúng ta sẽ hiểu được mối tương quan cũng như đặc điểm của từng phương pháp.

    [​IMG]

    Trên đây là mô hình 5-bước tạo dòng của Kenny Troiano mà chúng ta dùng làm cơ sở để so sánh với phương pháp của các nhà lai tạo khác, xin tóm lược như sau:

    *Bước 1: Tuyển chọn gà giống bố mẹ, chẳng hạn trống Hatch và mái Sweater với mục đích tạo dòng gà mới kết hợp ưu điểm của cả hai.

    *Bước 2: Pha (crossbreeding) tức lai trống Hatch với mái Sweater. Pha cho đến khi bạn thu được những cá thể mong muốn.

    *Bước 3: Khóa gien (locking) tức lai cận huyết giữa anh chị em cùng bầy. Tiếp tục chọn ra những cá thể mong muốn.

    *Bước 4: Phân thành dòng trống và dòng mái rồi áp dụng công thức lai dòng. Tại mỗi bước lai tạo đều tuyển chọn và thanh lọc gắt gao.

    *Bước 5: Lai xa (out-cross) dòng trống với dòng mái.

    Phương pháp lai tạo đặc biệt của Bankert (Gamecock Magazine, 1995)

    *Bước 1: Tác giả bắt đầu với 2 cặp gà giống thuộc 2 dòng mà ông muống lồng ghép, cụ thể là Hulsey và Claret.

    *Bước 2: Bao gồm một loạt các bầy lai. Các bầy 2a và 2b là bầy pha. Đặc biệt các bầy 2c: cận huyết giữa anh chị em họ, 2d: cận huyết về ông ngoại và 2e: cận huyết về cố nội. Mục đích là tạo ra bầy lai với 5/8 máu con trống Hulsey và 3/8 máu con trống Claret.

    Lưu ý: Tác giả đã tuyển chọn 2 con trống xuất sắc thuộc 2 dòng danh tiếng và pha máu theo hai cá thể này. Bởi vậy, các bước cận huyết là cần thiết. Nếu thay thế bằng những con trống Claret và Hulsey khác thì sẽ không đúng với chủ đích của tác giả. Bankert không nói ông sẽ làm gì tiếp theo, có lẽ ông vẫn đang bận đá trường để kiểm chứng tỷ lệ pha của mình có tốt như dự tính hay không. Nhưng một khi chúng đá tốt, nếu muốn tạo dòng theo mô hình chuẩn, ông phải thực hiện các bước khóa gien và lai dòng...

    [​IMG]

    Phương pháp lai tạo và duy trì dòng Sweater của Ray Boles

    *Bước 1: Ray Boles lấy 3 dòng Sweater từ 3 nguồn khác nhau. Mặc dù cùng mang tên Sweater nhưng có thể hiểu chúng là 3 dòng riêng biệt. Bạn không thể nói rằng “à há, đây Sweater, kia cũng Sweater, vậy thì chúng giống nhau và chỉ cần áp dụng bước 4 để giữ dòng mà thôi”. Trên thực tế, các nhà lai tạo đều pha, ghép dòng gà gốc theo kiểu riêng của mình khiến chúng chỉ còn mỗi cái tên là chung. Đây là sai lầm chung mà người mới chơi hay mắc phải. Ray Boles và các tác giả khác đều lưu ý về điều này.

    Ray không mô tả bước 2 và có lẽ cũng không quan trọng. Có thể đoán rằng ông thực hiện nhiều bầy lai, pha và cả cận huyết nữa, cho đến một ngày kia ông thu được bầy gà xuất sắc. Và dưới đây mới là điểm nhấn trong phương pháp lai tạo của ông:

    *Bước 3: Ray khóa gien không phải 1 lần mà đến 4 lần. Chúng ta đều biết lai cận huyết giữa anh chị em cùng bầy là hình thức lai cận huyết sâu nhất. Mỗi lần cận huyết là mỗi lần mất gien. Bởi vậy, công tác tuyển chọn cực kỳ quan trọng, phải chọn ra những cá thể mang đầy đủ những gien cần thiết (thể lực, tốc độ, lối đá, kích thước…) và loại bỏ gien xấu. Ray nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chế độ chăn thả: những kém cỏi về mặt di truyền sẽ bộc lộ và bị loại (suy ra nếu bạn không thể nuôi như Ray thì phải suy nghĩ kỹ trước khi cận huyết quá sâu bởi sai sót sẽ làm hỏng dòng gà).

    Điều gây sốc nữa là Ray tuyên bố dòng gà thuần của ông vẫn đá trường và cho kết quả tốt. Thông thường, người ta không lấy gà thuần đá trường bởi chúng có thể mất một số gien về thể chất (qua quá trình cận huyết). Gà đá trường là gà pha giữa các dòng thuần để tận dụng ưu thế lai. Nếu đúng như lời Ray nói thì quả thật ông là tay tổ trong vấn đề tuyển chọn gà.

    [​IMG]

    Dòng Out-and-Out Kelso

    *Bước 1: Walter Kelso là đại gia dầu lửa, ông có đủ khả năng tài chính và mối quan hệ để làm theo một cách rất riêng. Nếu nhìn vào bảng phả hệ dòng gà Kelso thì sẽ thấy huyết thống của mười mấy dòng gà danh tiếng ở Mỹ.

    *Bước 2: Đây là bước làm nên tên tuổi và bản sắc của Kelso. Ông lai đến mười mấy bầy và tất cả đều pha (crosssbreed). Tiến sĩ Bunan tổng kết bằng một câu rất xác đáng như sau “pha cho đến khi đạt kết quả như ý”.

    Không rõ quá trình tạo dòng Kelso như thế nào, nhưng theo phỏng đoán, bầy gà xuất sắc nhất Out-and-Out được khóa gien và làm thuần. “Out-and-Out” là cách đánh dấu màng chân của bầy này, nhưng một cách vô tình, nó cũng thể hiện phương pháp lai tạo của Kelso “luôn pha máu lạ” và nhiều sư kê ngày nay hiểu theo nghĩa thứ hai này.

    [​IMG]

    Bạn đang ở đâu?

    Ở trên bàn chuyện bên xứ người. Bây giờ nói chuyện thực tế bên mình.

    *Bạn mua gà mỹ về pha với gà việt để lấy gà lai đi đá? Giả sử bạn mua con trống Hatch từ Kenny Troiano. Con gà trống mỹ đó có sống mãi được đâu, mai mốt nó chết lại phải mua con khác về pha tiếp. Người căn cơ sẽ nghĩ đến việc mua một cặp hay một trio gà Hatch và duy trì càng lâu càng tốt, vừa có sẵn gà mỹ để pha, vừa kinh doanh gà mỹ luôn. Đấy là lúc bạn áp dụng bước 4 để giữ dòng (mà dòng không bị thoái hóa nhanh).

    *Bạn là nhà lai tạo truyền thống? Bạn có đôi ba bổn mái khác nhau và luôn đổ với trống ăn nhiều độ bắt từ nơi khác về. Phương pháp này về hình thức cũng tương tự với phương pháp của Walter Kelso “luôn pha máu lạ” (điểm khác ở chỗ Kelso dựa trên nền tảng là các dòng gà danh tiếng trong khi chúng ta lại dựa vào bầy và cá thể). Đến một ngày bống dưng xuất hiện một bầy gà xuất sắc thì bạn đã biết phải làm sao rồi đó. Thay vì chỉ giữ lại mái bổn, hãy khóa gien tức lai giữa anh chị em cùng bầy rồi lai dòng… Đây là bước khởi đầu để tạo một dòng gà hay.

    *Bạn có con trống đá xuất sắc, ăn nhiều độ? Trống này hay quá, bạn muốn kiếm bầy con cũng đá hay như cha nó. Vấn đề là bạn mua gà từ nơi khác và theo “truyền thống” không ai chịu bán mái bao giờ. Không có mái cùng bầy, bạn không thể khóa gien để tạo dòng thuần. Điều này có nghĩa bạn đang ở bước 2½ (tức chưa đủ điều kiện cho bước 3). Không may, đa số anh em chơi gà đều rơi vào trường hợp này. Có một cách để đạt đến bước 3 mà chúng tôi sẽ đề cập sau. Bằng không, các bạn có thể tự tìm hiểu cách thực hiện trong bài “Dòng Blakliz: Hướng dẫn lai tạo thực tế”.

    Có bạn lên mạng bàn luận hăng hái về mô hình lai tạo gà mỹ, dự tính thực hiện bước 4, nhưng khi hỏi ra thì sao? “Em có con gà trống ăn nhiều độ mua từ nơi khác và bổn mái nhà !”. Xin lỗi, bạn đang ở bước 1 hay bước 2½ tùy cách tiếp cận, nhưng bạn không thể lai dòng khi chưa thực hiện bước khóa gien giữa anh chị em cùng bầy. Hãy tìm hiểu để rành sáu câu về mô hình lai tạo và biết mình đang ở đâu. Đây chính là mục đích của bài viết này.

    Còn nhiều phương pháp lai tạo của các sư kê nổi tiếng khác, chúng tôi sẽ lần lượt phân tích và so sánh với mô hình chuẩn khi nào có điều kiện.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/6/15
    xaluanchien thích bài này.
  2. bsdinhhuong

    bsdinhhuong Active Member

    Rất tuyệt! Cảm ơn em!
     
  3. Nghia_IT

    Nghia_IT New Member

    Chỉ 2 từ khóa quen anh chi em thôi thì biết bao nhiêu chuyện để làm . hihihi
     
  4. vanhoang

    vanhoang Active Member

    chưa rõ bước 4 theo sơ đồ Kenny :cha là con trống đầu tiên hay là con 50-50 (con của con trống đầu) ?
     
  5. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Dạ, mô hình Kenny theo ý tưởng: ghép giữa trống Hatch và mái Sweater. Bầy F1 gồm 100% cá thể 50-50. Bầy F2 gồm 25% Hatch, 25% Sweater và 50% 50-50. Những cá thể 50-50 này coi như đã được khoá gien (thuần tính trạng) và mang ưu điểm của cả hai.

    Cặp trống mái đem lai dòng là bầy F2 50-50 chứ không phải là con trống gốc hay F1 50-50. Kenny đã nhấn mạnh không lai về trống hay mái gốc bởi lai về là "lại tổ" trong khi cái mình cần là kết hợp ưu điểm của cả hai.
     
  6. vanhoang

    vanhoang Active Member

    Cám ơn Đ. ! vậy vấn đề là phải chọn đúng con 50-50 ở F2. ở Hatch hay Sweater phân biệt còn khó nói gì đến gà Việt??????
     
  7. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Dạ đúng rồi anh. Ở đời F2 sẽ có những con "lại tổ" tức giống với ông, bà. Mình đem từng con một đi đá rồi mới biết đâu là con 50-50 cần tìm.

    Gà việt cũng vậy, tự nhiên anh có bầy lai F1 thật hay, anh làm tiếp F2 sẽ cho ra tùm lum: hay, dở, tật... trong số những con hình lông đạt yêu cầu, anh đem đá từng con xem con nào còn nết đá hay giống F1, đấy là những con trống cần tìm.
     
  8. caophuong

    caophuong New Member

    bài tích gợp so sánh này sẽ làm cho gà việt sau 5 năm nữa lên tầm cao mới trong đá cựa cho xem...đại khái giống như ỷ thiên kiếm và đồ long đao phối hợp....chưa từng có trong lịch sử


    thanks. rất nhiều...
     
  9. tqcuong83

    tqcuong83 Active Member

    Có con gà Việt ăn 40 cái, cản ra toàn là dỡ dỡ ươn ươn...
    Thanks anh Đại nhiều...!
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội