Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Phương pháp Tắm muối (salt bath) cho cá vàng

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá vàng & cá chép' bắt đầu bởi meatfish, 9/6/13.

  1. meatfish

    meatfish Active Member

    [​IMG]

    - Những người nuôi cá đều biết, muối có công dụng trị liệu rất tốt cho cá khi cá bịnh. Tuy nhiên, theo tôi và một số anh em việc điều trị bằng muối rất tốt, nhưng việc dùng lượng nhỏ muối (<0.3%) hàng ngày để dự phòng bệnh cho cá vàng chỉ mang yếu tố “tâm lý” vì theo tôi nuôi cá vàng có bỏ muối hay không cũng như nhau, đôi khi bỏ muối không đúng cách lại làm hại cho con cá.
    - Hôm nay tôi sẽ dịch lại bài phương pháp tắm muối (trích từ trang 63-64/ fancy goldfish – a complete guide to care and collecting)

    1)Tổng quan: tắm muối là phương pháp điều trị tắm hiệu quả nhất từ xưa đến nay. Muối vừa tăng cường sức khỏe cho con cá, đồng thời lại diệt ký sinh trùng. Muối kiểm soát hầu hết ký sinh trùng có lông, và còn ngăn chặn một số chất độc hại trong nước như là nitrite.

    - Muối tồn tại nhiều dạng: muối ăn, muối biển, muối hột, muối tổng hợp,…. Tất cả các loại muối đều chấp nhận được, mặc dù muối biển thì nhiều Carbonate và gây tăng PH, điều này không được tốt lắm vì có thể gây tăng ammonia. Cho dù bạn dùng muối gì, chắc chắn rằng thành phần phải 99,97% là NaCl và không có vi khoáng chất. Đồng thời chắc chắn rằng muối không có I ốt, bởi vì chất này có hại cho cá và vi khuẩn có lợi. Muối ăn có thể có I ốt hoặc không.

    2) Công dụng: muối được dùng để diệt ký sinh trùng có lông, kiểm chế sự tổng hợp nitrite, và giảm áp suất thẩm thấu bởi những cái lỗ trên da hoặc mang cá.

    3) Liều lượng: Liều lượng muối dùng rất đơn giản. Để đạt được nồng độ 0.3 %, sử dụng 1 muỗng ăn/ gallon(3.78 lít). Nồng độ này đủ để kiểm soát hầu hết bào tử ký sinh trùng. Để đạt nồng độ 0.6%, sử dụng 2 muỗng ăn/ gallon. Nồng độ này để diệt Trichodina. Để đạt nồng độ 0.9%, sử dụng 3 muỗng ăn/ gallon.

    - Trước khi đánh muối hồ của bạn, bỏ hết thực vật thủy sinh ra. Đồng thời thay 50 % nước trước khi đánh muối, bởi vì bạn sẽ không muốn thay nước trong hồ khi đã đạt được nồng độ muối mong muốn. Tốt nhất là cho con cá quen từ từ với muối, bạn nên chia liều tổng ra làm 3 phần, và pha đều chúng trong 24 tiếng. Chọn thời gian thích hợp để bắt đầu. Hòa tan 1/3 tổng liều muối trong một gáo nước, sau khi nó đã hòa tan hoàn toàn, đổ nước muối vào hồ.

    - Chờ 12 tiếng sau, khi con cá đã thích nghi, cho liều thứ 2 còn lại. Cũng giống như lần 1, bạn sẽ lấy 1/3 tổng liều muối, và nhớ rằng tốt nhất là pha chúng vào một gáo nước nhỏ.

    - Liều muối cuối cùng như cách làm trên sau 12 tiếng. Toàn bộ lượng muối đã được thêm vào hồ trong vòng 24 giờ, cách này sẽ giảm shock cho cá và hệ vi sinh. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu bạn thấy con cá có vẻ yếu quá nhanh (do bị bịnh), tốt nhất là bỏ một lần hết tổng liều muối. Cách này có thể gây tác hại đến hệ vi sinh nhưng nó sẽ cứu con cá trong trường hợp nhiễm Chilodonella, Costia, hoặc bệnh đốm trắng ở những con cá còn nhỏ.

    4) Cảnh báo: Bạn có thể đạt tối đa nồng độ muối là bao nhiêu? Tất nhiên, điều này khó, bởi vì con cá vàng có thể sống nồng độ muối tới 0.9% hoặc cao hơn. Tuy nhiên, đây là một nông độ muối gây stress nặng và chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết. Những con cá nhỏ và yếu được quan sát sống tốt nhất là ở nồng độ 0.3%. “không tệ hơn” là một dấu hiệu tốt. Nếu con cá sống qua một ngày hoặc 2 ngày với nồng độ muối 0.3%, sau đó, nếu cần thiết bạn có thể nâng nồng độ muối lên 0.6% mà không gây tác hại gì.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/6/13
  2. bonmat

    bonmat Active Member

    Về muối em cũng có một vấn đề muốn hỏi: nhiều anh em thường dùng muối hột để cho vào bể, điều này liệu có tốt không nhỉ? Vì theo em biết, muối hột bán trên thị trường là loại muối thô chưa qua tinh chế, độ mặn cao, tuy nhiên lại chứa nhiều loại tạp chất. Bản thân em thì rất ngại sử dụng loại muối này, chỉ sử dụng khi cần xử lý bể thôi. Còn để bổ sung vào bể khi thay nước, hoặc dùng ngâm cá bệnh, em thường sử dụng loại muối hầm, tức là muối đã qua sử lý loại bỏ tạp chất, nhưng chưa thêm vào những chất cần thiết như iot.
     
  3. meatfish

    meatfish Active Member

    theo anh thì Muối nào cũng được, muối hột do chúng kết khối và nén chặt hơn muối tinh chế nên ta có cảm giác chúng mặn hơn bình thường, nhưng đều là NaCl
    Muối hột nhiều người dùng, và trước kia anh vẫn dùng, nhưng không thấy có hại? miễn là đừng có i ốt
     
  4. haiauback

    haiauback Moderator

    à e ko hiểu tại sao người ta lại khuyên không nên dùng muối i ot nhỉ
    =]] hồi trước có bỏ thử vào hồ 1 nhúm , chắc ít quá nên cá ko sao.
     
  5. kimsuchung

    kimsuchung Active Member

    Có lẽ là đoạn này nè anh :" muối biển thì nhiều carbonate và làm tăng pH...... " . Em đoán là thế :p
     
  6. haiauback

    haiauback Moderator

    ph cao là tăng lượng amoniac à, vậy mà trước giờ e nghĩ ph cao 7-8 là tốt.
    2) Công dụng: muối được dùng để diệt ký sinh trùng có lông, kiểm chế sự tổng hợp nitrite, và giảm áp suất thẩm thấu bởi những cái lỗ trên da hoặc mang cá.
    cách này có thể dùng để ngăn chặn trùng mỏ neo, loại trùng rất khó chịu với ae cá vàng.
     
  7. Thu Thuỷ

    Thu Thuỷ Active Member

    em toàn cho muối ăn có iốt vô mà may quá cá ko bị sao (cám ơn trời phật [​IMG] )
    mà đong bằng muỗng ăn cơm luôn hả anh meatfish??? mà mình cho vô bể rồi lần tới mình thay 50% nước thì cũng chỉ bổ sung thêm 50% muối theo định lượng hả anh??? ^^
     
  8. meatfish

    meatfish Active Member

    @Haiauback: ký sinh trùng có lông ở đây là Costia (phát triển những mảng trắng mỏng ở đầu và mang cá,... có thể gây chết cá đột ngột mà không dấu hiệu báo trước), Chilodonella ( tấn công hệ hô hấp, cá sẽ tự kỷ, cụp vây lưng, xuất hiện mảng xuất huyết mỏng dạng lưới trên mình cá, cuối cùng là con cá bơi lờ đờ trên mặt nước), ngoài ra còn có Epistylis, hexamita

    - Nổi tiếng nhất là Ichthyophthirius (gây bệnh đốm trắng "white spot" hay "itch" , bệnh đốm trắng, nghĩa là toàn thân cá hoặc vây nhiễm đốm trắng, trước giờ chúng ta hay gọi là bệnh "nhiễm nấm" nhưng thực sự không phải, đây là bệnh nhiễm ký sinh trùng ichthyophthirus, và có thể điều trị rất hiệu quả bằng việc nâng nồng độ muối lên 0.3 rồi tới 0.6%.

    [​IMG]
    hình ảnh cá nhiễm bệnh đốm trắng

    - ngoài ra còn có Trichodinia, không phải kst có lông, nhưng rất nổi tiếng, thường gây bệnh cho cá vàng, trichodinia thường tồn tại trong hồ dơ, có nhiều chất hữu cơ phân huỷ, và mảnh vụ chất dơ, kst này sẽ không tồn tại trong hồ cá thật sạch. Cá nhiễm trichodinia ban đầu sẽ tăng kích thích da. Cá sẽ cọ mình vào hồ, cuối cùng là tróc vẩy và gây lở loét. Tuy nhiên nhớ rằng không phải chỉ Trichodinia gây triệu chứng cọ mình. Cách trị trichodinia có nhiều cách, nhưng lựa chọn đầu tiên vẫn là muối.

    - còn rận nước - argulus (hay fish lice), trùng mỏ neo - lernea elegans (anchor worm): đều là ký sinh trùng, nhưng chúng không phải là KST có lông và muối cũng không diệt được chúng

    @thu thuy: chất i ốt rất độc với cá và hệ vi sinh, nên không dùng vậy thôi, không liên quan đến Ph hoặc ammonia, còn PH cao làm tăng ammonia thì đúng rồi, chỉ cần thay nước thường xuyên là được, nhưng mà vẫn còn tốt hơn Ph thấp gây shock + chết cá, còn em thay bao nhiêu phần trăm nước thì tùy, sách khuyên là thay 50%, còn việc bổ sung bao nhiêu?, miễn là cuối cùng đạt 0.3% rồi đến 0.6% cho toàn bộ hồ cá
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/6/13
  9. namvuongus

    namvuongus Active Member

    Bỏ muối ít thôi, lúc trước chơi muối nhiều làm chai con cá, chậm lớn.
     
  10. meatfish

    meatfish Active Member

    Tắm muối là điều trị mà bác Nam, chỉ dùng khi cá biểu hiện bệnh, liệu trình ngắn ngày, phải đạt nồng độ đúng mới hiệu quả.
    Còn việc bổ sung ít muối vào hồ cá hàng ngày chỉ là mang yếu tố "tâm lý" thôi, theo mình nuôi cá có muối hay không cũng giống nhau
    Kiến thức mà anh em share trên diễn đàn hầu hết chỉ là kinh nghiệm từ việc chữa bệnh vài con cá, và google search, giống như là kinh nghiệm dân gian trong trị bịnh vậy, có chỗ đúng nhưng cũng có nhiều sai lầm, nhiều quan điểm sai, thuật ngữ cũng sai
     
  11. Thu Thuỷ

    Thu Thuỷ Active Member

    ah em hiểu rồi. cám ơn anh meatfish. 2 bữa nay thấy bé oranda nhà em cứ cọ mình nó vô bể hoặc đá, lũa, nhìn người nó thì ko có dấu hiệu bệnh j cả, đuôi có xuất hiện tia máu nhưng chưa dài và nhiều, nó cũng bỏ ăn và bơi ít hơn bình thường. em chả hiểu là nó bị làm sao nữa T_T
     
  12. meatfish

    meatfish Active Member

    Cá cọ mình vào bể, bài này dài lắm, 2 trang, do nhiều nguyên nhân. Em giỏi tiếng Anh, tìm cuốn Fancy goldfish đọc đi, bài viết đơn giản, dễ hiểu
     
  13. Thu Thuỷ

    Thu Thuỷ Active Member

    vâng chiều em đi nhà sách kiếm coi có sách đó ko ^^
     
  14. meatfish

    meatfish Active Member

    Em tìm được nguyên nhân chưa?
    Triệu chứng "cọ mình" không dài lắm (do mình nhầm)

    Tóm tắt lại như sau nhé:
    nguyên nhân: thường là do nhiễm ký sinh trùng: flukes, trichodina,... hoặc trùng mỏ neo.
    - cũng có thể là do nước có vấn đề làm da cá bị kích thích: thay nước mới nhiều hoặc quá nhanh làm cho cá chưa kip thích nghi với Ph mới, hoặc nước có Clo, hoặc kim loại, hoặc chất nhựa.

    Hướng xử lý: kiểm tra xem cá có nhiễm ký sinh trùng không?, thay nước thì phải khử Clo, và những dư chất trong nước, và không bao giờ xài vật lạ bằng nhựa.

    Như vậy, hồ của em khá rộng, số lượng cá không nhiều, nhưng cá cọ mình + đuôi có tia máu và ăn ít, nếu cá không bị bịnh thì: bỏ hết cây nhựa trong hồ ra, mỗi lần thay nước không nên thay nhiều quá 50%, cần xem lại trải nền, nuôi cá vàng tốt nhất là không trải nền (hehe, xin lỗi anh em, trước giờ mình vẫn rất thích trải nền, nhưng bây giờ thì không còn ủng hộ nữa), đuôi tia máu và ăn ít có thể là do cá bị stress, có thể do da bị kích thích -> cá bị stress, như vậy giải quyết dấu hiệu "cọ mình" ->hết các yếu tố gây stress, cá sẽ hồi phục
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/6/13
  15. Thu Thuỷ

    Thu Thuỷ Active Member

    Hôm qua em đi tìm hiệu sách mà ko có, em phải đặt mua Anh ạ, 2 3 tuần j đó sẽ có sách. Em quan sát kĩ rồi, ko có kí sinh và ko bị nấm Anh ạ. Mà bể nhà em ko có cây nhựa hay đồ nhựa. Em nghĩ do em thay nước mới nhiều quá, em chủ định thay 30% thôi mà thấy nước dơ quá em thay luôn gần hết. Em cũng đang chán trải nền đây nè. Mỗi Lần thay nước bẩn kinh hoàng, 3 ngày em thay 1 Lần mà Vẫn bẩn, dưới mấy tảng đá toàn *** ko à >.< em mới mua lọc mới nhưng mà bên này toàn loại lọc nhỏ thôi, ko có lọc tràn như ở nhà, nen chẳng ăn thua.
     
  16. meatfish

    meatfish Active Member

    lọc nhỏ cũng chẳng sao, trải đáy em rải lớp mỏng cho đẹp cũng tốt.
    Quan trọng là sủi oxi vẫn liên tục và mật độ cá đừng có đông là được
     
  17. Thu Thuỷ

    Thu Thuỷ Active Member

    Em dọn lại bể rồi Anh ạ, ko sỏi ko cát j nữa, nhưng vẫn có đá, gỗ và cây. Mất 1 tuần vừa trăn trọc suy nghĩ, vừa lực lợi YouTube coi ngta trang trí bể ra sao, và 1 tuần làm lại bể bây h thì em ưng ý lắm rồi. Sang tuân chồng em sẽ làm giúp em lọc tự chế vậy là mãn nguyện. Em đang sửa clip để post lên dd khoe mọi ngày ^^
     
  18. meatfish

    meatfish Active Member

    vậy tốt rồi, em sẽ rút được kinh nghiệm từ từ, và ngày càng sẽ hoàn thiện hơn
     
  19. giatrinhtran

    giatrinhtran New Member


    Chủ thớt cho mình hỏi là cá mình bị nấm trắng, ngâm tetra nhật + muối 0,3% 3 ngày rồi cá mới chỉ đỡ 70% ( không có sưởi) . Như vậy chắc pải bổ xung cái sưởi vào hả bác?
     
  20. meatfish

    meatfish Active Member

    - Nấm trắng, tên thật là bệnh đốm trắng, nhiễm ký sinh trùng Ichthyophthirius chứ không phải nhiễm nấm.
    - Bệnh này hiệu quả khi điều trị bằng tắm muối, đặc biệt là nâng nồng độ muối lên 0.6%. Bệnh sẽ hết dần sau 3 ngày.

    - Cá bệnh đốm trắng thường do sức đề kháng kém, thường xảy ra vào những ngày nhiệt độ môi trường thay đổi, ở nước ngoài hoặc miền Bắc thường xảy ra vào mùa lạnh, nên người nuôi sẽ dùng sưởi, cân bằng nhiệt 27-28 độ C tốt nhất với sinh lý cá vàng. Ở trong Nam không nên dùng sưởi, vì nếu bạn tăng nhiệt lên 30-32 độ sẽ gây stress cho cá. Nhiều bác giải thích việc dùng sưởi mục đích thay đổi nhiệt độ khiến cho "nấm" (thực vật) khó thích nghi với môi trường, mình nghĩ điều này sai, vì bệnh này là do ký sinh trùng chứ không phải tác nhân nấm, nên tăng nhiệt độ không đúng sẽ gây hại.

    - Tetracyclin là kháng sinh, tác dụng tốt khi cá nhiễm khuẩn, tuy nhiên thuốc sẽ gây hại, làm yếu con cá. Tốt nhất bác thử đánh muối, nâng dần nồng độ, vì muối không gây hại khi ở nồng độ dưới 0.6%. Nếu con cá có biểu hiện bệnh lan rộng và yếu hơn, bác sẽ đánh thẳng lên nồng độ 0.9% lập tức, nhưng phải chịu rủi ro cá shock. Ngoài ra, cá có thể bị nhiễm bệnh phối hợp: ban đầu nhiễm ký sinh trùng bệnh đốm trắng, tổn thương lan rộng, cá yếu hơn, bệnh trở nặng, lúc này cá sẽ bị nhiễm khuẩn cơ hội. Khi cá bị bội nhiễm khuẩn chỉ có cách là dùng kháng sinh, nhẹ thì Tetra nhật, tắm thuốc tím, nặng thì kháng sinh chích, nhưng cơ hội cứu sống thấp.

    - Trong quá trình cá bệnh, vẫn cho cá ăn uống bình thường, nhưng ít lại, tránh để cá nhịn đói vì sẽ làm giảm sức đề kháng
    - Chú ý thay nước mỗi ngày, khoảng 20-30%.
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/8/13

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội