Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

'Sinh vật lạ' ở Cà Mau là cá chình ngọc

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi vnreddevil, 14/6/17.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    'Sinh vật lạ' ở Cà Mau là cá chình ngọc
    http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/sinh-vat-la-o-ca-mau-la-ca-chinh-ngoc-3599197.html

    Cá bớp nuôi ở đảo Hòn Chuối chết hàng loạt trong những ngày qua được xác định là do cá chình ngọc gây ra.

    [​IMG]
    "Sinh vật lạ" xuất hiện ở đảo Hòn Chuối được xác định là cá chình ngọc. Ảnh: Hải Nhu.

    Chiều 13/6, ông Đỗ Chí Sĩ - Chi cục trưởng Thủy sản tỉnh Cà Mau - cho biết, các chuyên gia Viện Hải dương học xác định, "sinh vật lạ" xuất hiện ở đảo Hòn Chuối (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời) là cá chình ngọc.

    Theo ông Sĩ, cá chình ngọc có 36 loài trên thế giới, tại Việt Nam định danh được 3 loài. Loài cá này không có giá trị kinh tế, cũng như thực phẩm, nhưng có giá trị nghiên cứu khoa học.

    Khi mật độ cá chình ngọc xuất hiện dày đặc sẽ làm giảm ôxy hòa tan trong nước. "Đây là nguyên nhân chính khiến cá bớp nuôi lồng không hô hấp được, bị sốc và chết", ông Sĩ nói.

    Đại diện Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau khuyến cáo, trong khi chờ cơ quan chuyên ngành tìm thuốc phòng bệnh cho cá bớp, người dân cần dùng dụng cụ thủ công vớt cá chình ngọc, hạn chế rủi ro.

    Những ngày qua, "sinh vật lạ" dài khoảng 20 cm, to cỡ đầu đũa, màu trắng đục nổi dày đặt lên mặt biển, bám vào cá nuôi lồng ở đảo Hòn Chuối. Khoảng 1.500 con cá bớp (5-10 kg) bị yếu sức, chết trắng, thiệt hại ước tính hơn một tỷ đồng.

    Những ngư dân sống lâu năm trên đảo cho biết lần đầu tiên thấy con này, nên gọi là "sinh vật lạ".

    Phúc Hưng


    ====================================


    Ghi chú

    *Dĩ nhiên, đây không phải là con cá chình (eel) mà là cá ngọc trai (pearlfish) thuộc họ Carapidae, trong tiếng Anh không hề có sự gán ghép như thế này; nhiều tài liệu tiếng Việt vẫn gọi là cá ngọc trai, dường như đây là lần đầu nó được gọi là cá "chình ngọc"! Cá ngọc trai là loài cá dài, mảnh, không vảy, và trong suốt. Hầu hết đều sống hợp sinh (commensal) hay ký sinh (parasitic) bên trong các vật chủ thân mềm như hải sâm (sea cucumber), sò (bivalves) và sao biển. Cũng chưa thấy ghi nhận nào về việc cá ngọc trai hợp sinh hay ký sinh bên trong một loài cá khác.

    *Các loài cá ngọc trai ở Việt Nam theo fishbase.org:
    Carapus boraborensis (Pinhead pearlfish)
    Encheliophis gracilis (Graceful pearlfish)
    Encheliophis homei (Silver pearlfish)

    *Cộng sinh (symbiotic) theo nghĩa hẹp là tương tác sinh học có lợi cho đôi bên; theo nghĩa rộng là bất kỳ tương tác sinh học nào, kể cả các trường hợp: một bên (vật chủ) không có lợi như hợp sinh (commensal), và một bên (vật chủ) bị hại như ký sinh (parasitic).
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/9/17
  2. dthong

    dthong Moderator

    nhìn hình thì thấy giống như 1 loại giun dẹp hơn là cá . Có bài thì nói nó dễ bị đứt ra thành nhiều đoạn . Nhiều khi do biển bị độc cá thì chết, loại giun ở tầng đáy cũng bị độc nổi lên dày đặc . Xong báo chí bảo là cá chết do sinh vật lạ nhiều quá hút bớt ôxy .
     
    vnreddevil thích bài này.

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội