Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Tác DỤng MuỐi ĐỐi VỚi Cá RỒng

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá rồng' bắt đầu bởi dinobinh, 20/11/07.

  1. dinobinh

    dinobinh Active Member

    TÁC DỤNG CỦA MUỐI ĐỐI VỚI CÁ RỒNG.(phần I)

    Cá rồng và cách chăm sóc chúng thường được những người nghệ nhân đam mê nâng lên ưu tiên hàng đầu vì tâm lý chung là ai cũng mong muốn cho con cá cưng được phát triển tốt , thứ đến là vì giá tiền bỏ ra để rước long ngư về nhà quả thật không rẻ tí nào . Với giá trung bình là xấp xỉ khoảng $2000usd trở lên theo giá của thị trường VN, và cao hơn thế từ 3-5X cho những con cá rồng với màu sắc và phẩm chất thượng hạng tại Hoa Kỳ, cho những ai muốn sở hửu chúng . Một trong những phương cách chăm sóc cho cá rồng là cho muối vào trong bể cá rồng trong những lần thay nước định kỳ .

    Nên hay không nên cho muối vào bể cá rồng , và trong các trường hợp nào thì ta nên cho muối và với hàm lượng là bao nhiêu thường là câu hỏi mà các bạn đam mê cá rồng thường quan tâm và thật sự chưa có lời giải thích thỏa đáng . Trong chủ đề của bài viết này, tôi chỉ xin nêu lên những kinh nghiệm, cũng như kiến thức cá nhân để phần nào giải tỏa những thắc mắc của các bạn mà tôi rất thường xuyên được hỏi . Xin lưu ý bài viết này không chủ trương đả kích hay cổ xúy cho một phương pháp cho muối nào mà các bạn đam mê cá rồng áp dụng , chủ ý là chỉ nêu lên quan niệm cá nhân với những dẩn giải có tính cách khoa học với hy vọng là chia sẽ thông tin chính xác nhất trong khả năng của tôi . Sau khi đọc xong, các bạn tùy nghi áp dụng hay không áp dụng những gì các bạn đã đọc .

    Tại sao khi cho muối vào bể không thích hợp cho cá rồng?

    Có vài lý do mà ta cần nên thông hiểu cho chính chắn khi cho muối vào bể cá rông:

    1. Cá rồng vốn thuộc loại cá có nguyên thủy từ nước mềm và hơi acid. Cá rồng tuy có khả năng thích nghi và sống ở những môi trường nước trên trung tính và nước cứng trong môi trường bể kiếng, nhưng đây không phải là điều thích hợp cho chúng . Và sau đây là những lý do tại sao khi cho muối vào bể cá rồng ta sẽ tạo nên môi trường nước không tốt nhất và không thích hợp cho cá rồng :

    Bên trong cơ thể của cá rồng luôn có nồng độ muối cao hơn môi trường nước tự nhiên nơi chúng sinh sống . Chính vì yếu tố này, và theo đinh luật thâm thấu thì nước luôn di chuyển qua một “màng tế bào bán thẩm” sẽ đi từ một nơi có lượng muối ít và đi vào một nơi có lượng muối cao, mà trong trường hợp này là nước sẽ di chuyển qua màng tế bào thẩm thấu này là mang cá và đi vào bên trong cơ thể của cá rồng . Trong môi trường hoang dã thiên nhiên , nơi mà môi trường sinh sống của cá rồng không có muối, thì đây là những gì bình thường sẽ xảy ra . Dĩ nhiên cơ thể cá rồng không thể nào để cho nước tiếp tục xâm nhập vào cơ thể như thế, vì nếu để như thế thì chẳng khác gì các bạn bơm nước vào quả bong bóng cho đến lúc quả bong bóng sẽ phình to và nổ tung vì áp suất của nước bên trong quả bóng quá lớn . Tương tự, nếu tình trạng nước từ bên ngoài thẩm thấu qua mang cá cứ được tiếp tục, thì cho đến một lúc, cá rồng sẽ phồng to lên và vở tung xác ra ma chết .
    May mắn thay, khi nước di chuyển qua màng tế bào thẩm thấu này, trong cơ thể của cá rồng có khả năng vận chuyển những nguồn nước thặng dư và tống xuất chúng ra khỏi cơ thể để luôn giữ trạng thái quân bình, và tránh trường hợp cá bị vở tung lên mà chết . Đây là trạng thái bình thường trong thiên nhiên mà bất cứ con cá rồng nào cũng phải làm , nên đây là chuyện rất tự nhiên như các động tác đi bộ, hít thở không khí và nói chuyện của con người vậy, cơ thể cá sẽ làm việc mà không cần phải tốn nhiều năng lực của cơ thể .

    Nhưng khi ta cho muối vào bể cá rồng, thì mối tương quan giữa hàm lượng muối trong cơ thể cá rồng và môi trường nước của chúng đang sinh sống bắt buộc phải có sự thay đổi . Hàm lượng của muối trong bể nước sẽ không còn được như trước nữa mà sẽ tăng cao, tùy theo hàm lượng muối mà các bạn cho đã cho vào bể . Cho đến một lúc nào đó, thì hàm lượng muối trong bể nước sẽ cao hơn hàm lượng muối trong cơ thể cá rồng . Đó là khi mà tất cả mọi vấn đề nguy hại đến cho sức khỏe của cá rồng sẽ bắt đầu xảy ra . Thay vì nước từ môi trường sinh sông thẩm thấu qua mang cá để vào trong cơ thể cá rồng như đã đề cập bên trên;, giờ đây nước và các dung dịch thể lỏng trong cơ thể cá sẽ có hiện tượng ngược lại là sẽ từ cơ thể cá thẩm thấu ra môi trường nước trong bể kiếng . Nếu để lâu dài, cá sẽ có hiện tượng bị mất nước , và hậu quả cuối cùng là tử vong .
    Dĩ nhiên trước khi đưa đến tình trạng này, cơ thể của cá rồng sẽ ngăn cản tình trạng mất nước bằng cách chận đứng viêc thất thoát nước của cơ thể . Vì đây không là trạng thái bình thường mà cơ thể cá rồng đã được câu tạo đê đối phó, cho nên mặc dù cá vẩn có thể khắc phục được, nhưng phải tốn rất nhiều năng lực của cơ thể để đối phó với tình trạng nguy hiểm này . Trường hợp này chẳng khác chi , thay vì đi bộ bình thường, tôi ép các bạn cũng vẩn phải đi bộ, nhưng đi bộ với tình trạng leo ngược dốc, và đôi chân đeo thêm hai cục tạ , và nào phải chỉ như thế trong chốc lát, mà sẽ làm như thế 24/7 .
    Khi hàm lượng của muối trong bể càng tăng cao, thì cá rồng của bạn phải càng mất nhiều năng lưc để tập trung và đối phó . Một khi mà quá nhiều năng lực và thời gian của cá phải luôn tranh thủ làm việc để tránh tình trạng mất nước có thể xảy ra, thì thử hỏi làm sao cá rồng của bạn có thể phát triển tốt cho được về thể chất, kích thước, cũng như màu sắc . Tình trạng này không khác chi một người phải quần quật làm việc , quá sức lao lực hoàn toàn vượt qua giới hạn chịu đựng của một cá nhân, và kết quả như thế thì các bạn cũng đã đoán được khi tình trạng trên không được khắc phục cho người cũng như cho cá rồng vậy .

    TÁC DỤNG CỦA MUỐI ĐỐI VỚI CÁ RỒNG PHẦN II.

    2. Muối tuy không có tác dụng trực tiếp như các ions “cứng” như Mg++, và Ca++ để tạo ra trạng thái nước “cứng” trong bể nước mà vẩn thường để lại dấu vết đóng vôi rắng trên nấp đậy của bể kiếng, nhưng muối góp phần tích cực vào việc làm gia tăng tổng số lượng khoáng chất hòa tan trong bể cá rồng . Khi hàm lượng tích tụ của tổng số lượng khoáng chất gia tăng , thì độ GH cũng sẽ theo đó tăng theo . Hàm lượng của GH hiện hửu trong bể cá chính là dấu chỉ độ “nước cứng” của nước . Đồng thời,nguồn. nước tại các nơi hoang dã trong thiên nhiên nơi cá rồng sinh sống sẽ có rất ít các ions có khả năng dẩn điện , trong khi đó nếu ta hòa tan muối vào bể cá rồng thì lập tức khả năng truyền điện của nước sẽ được gia tăng .
    Tất cả các giống loại cá rồng như đã đề cập bên trên là có khả năng thích nghi với môi trường sống mới và sức chịu đựng đến các “nghịch cảnh” đến từ môi trường sống khá cao, nhưng chúng vốn có xuất xứ từ những sông ngòi, và hồ nước ngọt trong miền nhiệt đới với số lưu lượng nước chảy thẩm thấu qua các thân cành cây , gốc rể gổ lủa, gổ mục, lá khô v.v.. tích tụ và chôn vùi trong dòng sông, để có thể tạo nên môi trường “nước mềm”, độ pH hoi acidic ở mức pH=5-6.8 hầu như quanh năm (độ pH lên xuống tùy theo mùa mưa và nắng) của miền khí hậy nhiệt đới . Khi được sinh sống trong môi trường này, cá rồng sẽ phát triển tốt, căng, khỏe và thể hiện được hêt tiềm năng của màu sắc .
    Chúng ta sẽ hoàn toàn không nhân biết được các điều vừa nêu trên qua quan sát, hoặc theo dõi bằng mắt, nhưng cá rồng của bạn hoàn toàn cảm nhận được sự thay đổi này . Tuy chúng sẽ tìm cách và cuối cùng sẽ thích nghi, nhưng quả nhiên bể nước với hàm lượng muối cao là điều đi ngược với sự tự nhiên mà cơ thể cá rồng đã được cấu tạo nên .

    3. Tổng số lượng khoáng chất hòa tan trong nước và độ GH của bể cá tỷ lệ nghich với sự phát triển về kích thước của cá rồng . Khi hàm lượng này và độ GH tăng quá cao, chúng sẽ có tác dụng làm cho cá rồng của bạn chậm phát triển lại . Tất cả những điểm mà tôi đã đề cập qua là đều do các ảnh hưởng dây chuyền có nguồn gốc từ nguyên nhân hoàn toàn bất lợi cho cá rồng trong nguyên nhân #1 ở trên .

    4. Đối với một số bạn tại quê nhà đang quan tâm và có ước mong nhân giống cá rồng ,xin đọc kỷ những gì tôi sẽ trình bày sau đây : Như đã đề cập trong nguyên nhân #2 là muối góp phân tích cực làm tăng độ cứng của nước . Mặc dù cá rồng sẽ thích nghi, như đã trình bày bên trên trong môi trường “nước cứng”, với độ GH cao, chúng sẽ khó lòng mà sinh sản thành công và sau đây là lý do . Trứng của cá rồng sinh sống trong thời gian dài trong môi trường nước cứng (aka luôn được cho thêm muối), cuối cùng màng tế bào bên ngoài của trứng cá rồng trong buồng trứng sẽ trở nên cứng cáp hơn, và sẽ gây nhiều khó khăn cho việc thụ tinh, vì giờ đây chất xúc tác (enzyme) từ tinh trùng sẽ phải chật vật hơn để hóa giải màng tê bào của trứng cá rồng . Khi tinh trùng tiếp xúc với trứng, một chuổi phản ứng hóa học phải xảy ra mà kết quả cuối cùng là màng tế bào của trứng phải được hóa giải, và tinh trùng mới có thể xâm nhập và đưa đến việc trứng thụ tinh . Sự viêc trên chẳng khác chi khi “quân ta” hồ hởi phấn khởi xung phong để mong đạt về tới đích, nhưng than ôi, chẳng khác chi ôm đầu máu lao đầu vào “bức tường” chắn quá ư là kiên cố .

    Tác dụng của muối đối với cá rồng (phần III)

    Khi nào ta nên xử dụng muối trong bể cá rồng.

    Khi đọc những tạp ghi vùa qua, chắc hẳn các bạn sẽ phân vân không ít là có nên xử dụng muối hay không, và lúc nào thì ta nên xử dụng muối cho có hiệu quả . Trước khi đi vào chi tiết trong các trường hợp nào thích hợp, ta hảy thử nên tìm hiểu thêm chút xíu nữa đặc tính của muối khi được hòa tan trong bể cá và những điều các bạn cần lưu
    tâm . Muối một khi đã hòa tan vào trong bể cá sẽ luôn hiện hửu trong ấy . Lượng muối sẽ không vì sự bốc hơi của nước mà giảm đi , trái lại hàm lượng vẩn sẽ duy trì như thế khi mực nước của bể ít nhiều gì bị cạn đi trong tình trạng bốc hơi . Nếu cứ mổi lần thay nước, các bạn lại cho thêm khoảng từ 0.1%-0.3% muối tương ứng với số lượng nước mới được cho vào bể (từ 1g-3 g muối cho mổi lít nước) mà tôi tin là các ban nào trước giờ vẩn thường làm, thì hàm lượng muối trong bể cá rồng của bạn sẽ vì thế mà gia tăng thêm trong các lần thay nước đinh kỳ, và sẽ tích tụ thật nhiều theo năm tháng . Cá rồng của bạn có khả năng chịu đựng hay không ?. Chắc chắn là được, cho đến một lúc nào đó khi kiệt lực thì cá sẽ mòn mỏi mà ra đi, vì tình trạng cơ thể cá luôn bị mất nước từ cơ thể cá, và phải nổ lực tập trung năng lực của cơ thể để chống lại tình trạng nguy hiểm naỳ . Khi tình trạng này xảy ra , về lâu về dài bạn đã vô tình làm hại và giảm tuổi thọ của con cá mà bạn yêu quý vậy .

    Nói như thế không có nghĩa là ta không nên hoàn toàn tuyệt đối xử dụng muối trong bể cá rồng mà ngược lại là đằng khác . Chúng ta phải nên thận trọng biết mình đang làm gì và tác dụng của muối sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cá . Hầu hết chúng ta đều biết là muối có khả năng chống ký sinh, vì bọn này rất kỵ muối, và nếu trong bể có tí muối, thì khả năng phòng chống tình trạng rất thường thấy trong bể là bệnh nấm trắng sẽ có thể được ngăn chặn , và thế là cứ truyền khẩu là phải cho tí muối và cuối cùng thì thành một chuổi huyền thoại thêu dệt về muối . Phương pháp cho muối vào bể nước ngọt để trị liệu một số bệnh phổ thông căn băn trong bể cá là theo kiểu dân gian, xa xưa khi thuốc men chưa có được thông dụng và phổ cập . Hầu hết ngày nay, tất cả các loại bệnh thông thường nếu được chẩn đoán chính xác, thì các loại thuốc đang bày bán sẳn có trên thị trường sẽ hiệu nghiệm hơn là xử dụng muối nhiều , và tác hại phản ứng phụ của thuốc sẽ được xử lý nhẹ nhàng bằng cách sau thời gian trị liệu, sẽ cho cá trở về bể chánh; nếu cá được trị liệu ngay trong bể chánh thì phương cách thay nước và dùng than hoạt tính sẽ làm giảm đi hàm lượng của thuốc trong bể . Đó là những điều ta làm được mà không cần đến viêc cho muối vào bể .

    Đồng thời muối thường được cho vào bể với quan niệm là muối sẽ làm tăng pH . Quan niệm này hoàn toàn sai lầm, vì như đã đề cập bên trên, muối chỉ có tác dụng làm tăng độ nước cứng, và góp phần tích cực vào trong tổng số lượng các khoáng chất trong bể gia tăng . Bài viết này hoàn toàn không phủ nhận những lợi ích của muối như phòng chóng và những ca nhiểm trùng nhẹ do vi trùng và nấm gây ra, nhưng đó là quan niệm của những thời xa xôi, khi hệ thông lọc nước của bể cá chưa được hoàn hảo và tân tiến như ngày hôm nay . Những bạn đam mê cá rồng với một hệ thống lọc nước tốt, chế độ thay nước thường xuyên, thì quả thật việc cho muối vào bể cá rồng để đề phòng một số bệnh nho nhỏ thật ra là điều không cần thiết .

    Muối nên được xử dụng trong các trường hợp và hàm lượng như sau:
    Nước có trọng lượng tương tương với kg>>>>> 1000g=1000ml===>
    1g=1ml. Một thìa cà phê có khả năng chứa được 5ml(5g), các bạn cứ theo đó mà cân đo nhé .
    [​IMG]

    1. Trong lúc di chuyển cá từ điểm A đến điểm B

    Nếu nước chứa đựng cá rồng không có muối, thì theo nguyên tắc thẩm thấu đã nêu trên, nước sẽ tự bên ngoài thẩm thấu qua mang vào trong cơ thể cá . Khi cá được cho vào túi nylon, trong môi trường chật hẹp, sự chòng chành, đảo lộn của nước trong lúc cá được thuyên chuyển là điều bắt buộc phải xảy ra . Trong các trường hợp này, nước sẽ vì các hiện tượng trên, tăng thêm phần khả năng thẩm thấu vào trong cơ thể cá . Kết quả là khi mang được cá rồng về nhà, nhất là sau các cuộc hành trinh dài, cá rồng của bạn sẽ có hiện tượng “mập phù” ra, vì nước đã thẩm thấu vào trong cơ thể quá nhiều . Như đã đề cập ở trên, cơ thể cá rồng luôn phải giữ một hàm lượng muối ổn định trong cơ thể để đảm bảo cho sự quân bình cũng như các chức năng chuyển hóa để cơ thể làm việc hửu hiệu . Nhưng khả năng của cá rồng có thể quân bình môi trường ổn định bên trong cơ thể để giữ hàm lượng muối cố định của cá rồng khi di chuyển bị giảm thiểu khá nhiều, nên nước tích tụ trong cơ thể cá mà không được tích cực “bơm” trở ra , nên đưa đến kết quả là khi bạn nhận cá về, cá luôn nhìn to hơn là lúc bạn xem xoi chúng ( nhất là sau một quá trình dài) .
    Để tránh tình trạng này, muối thường được cho vào trong túi nylon nước với hàm lượng là 0.1% trên tổng số thể tích của nước (tương đương với 1g muôi/lít nước), để tránh tình trạng cá rồng bì mập phù vì “ăn nước” . Nếu các bạn đọc kỷ trong phần một, tôi có đề cập là khi trong nước có muối, thay vì đi vào trong cá, thì tình trạng mất nước từ cơ thể cá sẽ x ảy ra . Nhưng trong trường hợp trên, hàm lượng của muối rất ít, nên cá rồng sẽ không có tình trang mất nước hay được nước xảy ra , và nếu trong trường hợp nước có thẩm thấu vào, thì cũng sẽ ít hơn là khi không có muối với hàm lượng nêu trên .
    Đây cũng chính là lý do tại sao các bạn thường thấy tôi hay góp ý là khi cá rồng mới vừa được rước về, nên cho vào bể cá hàm lượng muội, khoảng 0.3% , để khi muối hòa tan vào nước của bể, thì lúc ấy nước trong bể sẽ có tác dụng là “rút” bớt số nước đã được tích tụ nếu có trong cơ thể cá trong thời gian di chuyển theo nguyên tắc thẩm thấu mà tôi đã nêu trên trong phần I . Đó cũng là lý do các bạn thường thấy, cá rồng khi mới về, khi được cho vào bể có hàm lượng muối như trên, sẽ mau khỏe lại, và ít lờ đờ hơn là bể không có muối . Nếu các bạn nào trước đây đã từng cho muối vào bể khi mới rước long ngư về, tuy không hiểu là tại sao phải làm thế, thì hy vọng những lời dẩn giải vừa trên, nay đã cắt nghĩa được tại sao nhé .
    Sau khi cá đã khỏe lại vài ngày –tuần sau đó, các bạn nên thay nước khoảng 20-30% để làm loảng đi hàm lượng của muối trong bể, vì lúc này muối không cần thiết nữa .

    2. Trong trường hợp cá rồng có triệu chứng bị nấm hay nhiểm trùng nhẹ

    Hàm lượng thường được dùng là từ 0.1%-0.3% ( tương đương với 1g-3g muối/lít nước) . Lý do ta làm thế là vì bọn vi trùng và ký sinh không phát triển trong môi trường nước có muối . Đồng thời, khi có muối trong nước, sẽ kích thích cá rồng tiết ra lớp chất nhờn bao bọc cơ thể cá rồng . Lớp màng nhớt này rất trơn trợt, rất khó cho những con vi trùng và ký sinh bám vào . Chính lớp nhờn này làm việc như một chức năng “ lá chắn” tạo nên hàng phòng thủ để cho bọn ký sinh/vi trùng khó lòng bám vào thêm, và tăng khả năng nhiểm trùng nặng hơn cho cá rồng của bạn .

    3. Trong trường hợp ngộ độc độc tố nitrite.
    Độc tố nitrite vô cùng độc hại, nếu không cứu chữa kịp thời, cá rồng của bạn sẽ chết sau khi đã có các triệu chứng bị ngộ độc . Tuy nhiên để giảm thiểu lượng nitrite, bạn cần phải có thời gian khoảng 3-4 tuần để nhóm vi sinh hửu ích là nitrobacter phát triển trong bể nước . Trong nhiều trường hợp, không cho phép bạn chờ đợi mà phải ra tay cứu cá ngay lập tức . Phương cách chữa trị ngộ độc nitrite là lập tức thay nước và cho thêm muối vào trong bể .
    Khi ngộ độc chất nitrite, nitrite (NO2) sẽ phối hợp vơi hydrogen ion (H+) trong bể tạo nên nitrous acid (HNO2) . Chất nitrous acid sẽ xâm nhập vào máu, biến chuyển cấu trúc hồng huyêt cầu , và vô hiệu hóa chức năng thuyên chuyển dưỡng khí oxgen của hồng huyết cầu . Đây là lý do tại sao, cá khi bị ngộ độc nitrite, sẽ bị ngộp thở mà chết nếu không cứu chữa kịp thời .

    Trong muối có công thức hóa học NaCl, khi vào nước sẽ phân hóa và tách ra thành chất chloride (Cl) . Chất Cl sẽ cạnh tranh với độc đố nitrite (NO2) để bám vào hydrogen ions trong nước, và sẽ vì thế giảm thiểu đi khả năng hình thành của nitrous acid, và tạo nên tình trạng ngộp thở khi bị ngộ độc chất nitrite .

    Hàm lường xử dụng trong trương hợp này để cứu cá rồng là 0.1% (tương đương với 1g muối/1 lít nước) trên tổng số lượng thê tích của bể cá .

    Hy vọng là sau khi đọc xong bài viết về tác dụng của muối đối với cá rồng, các bạn nào quan tâm giờ đây sẽ có một khái niệm căn bản lúc nào nên cần cho muối, và khi nào thì hoàn toàn không cần thiết . Tôi cũng hy vọng là đã không làm mất thì giờ của các bạn, vì các phần lý giải có tích cách thuyên về hóa học , vì tôi nghĩ các bạn cần thông hiểu chút để hiểu rỏ cái lợi và hại của muối đối với cá rồng . Nếu vì bài viết này, mà cá rồng của các bạn phát triển tốt hơn, khỏe hơn, và đẹp thêm ra, thì tôi đã bài viết này đã đạt được mục đích . Mong lắm thay !!!
    Trích bài anh Moneyles.
     
    new yellow guy thích bài này.
  2. QSy

    QSy Moderator

    Cám ơn bác nhiều!!
    E cũng mon men đang ngấp nghé tính làm 1 chú cá Rồng vế chơi,nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu hết!!!
     
  3. dinobinh

    dinobinh Active Member

    Nếu bạn QSy muốn chơi 1 chú cá Rồng thì có gì liên lạc dinobinh sẽ giúp hết mình!
     
  4. VNN

    VNN Banned

    Giúp sao thề chú dino.......free anh 1 con học hỏi kinh nghiệm đê :D
     
  5. dinobinh

    dinobinh Active Member

    Chào mừng VNN đã trở lại diendancacanh.com. Po st hình con Kim Long Úc của Trại OTF cho anh em thưởng thức đi.
     
  6. VNN

    VNN Banned

    Yeah....! Đã có ....mòi dino thưởg ngoạn nhá :D
     
  7. QSy

    QSy Moderator

    Vậy thì tuyệt wá!!!Để hum nào mình sắm hồ và các đồ chơi đầy đủ thì lúc đó liên lạc dinobinh để........cầu kíu nhé!!hehehe
    Chắc sắm hồ khoảng 1,5m x 60cm x 60cm là thích hợp hả dinobinh?Hay là rộng và cao hơn tí?
    hic...........con gì cũng muốn nui nhưng tài chính và không gian thì có hạn,hic.............
     
  8. dinobinh

    dinobinh Active Member

    Hồ như vậy cũng được rồi QSy ơi! Nhưng nếu nhà rộng thì chơi hồ dài hơn, cao và rộng vậy là ok rồi. Có thể làm 1m6 , 1m7 , 1m8 thì chỉ làm 1m78 thui vì đúng khổ của kính giá sẽ rẻ hơn 1m8, khoản tầm giá 1m6,1m7 thôi.
    Chuẩn thì 1m78 cao 72 rộng 60 là ok nhất.
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội