Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Tổng quan về cách sinh sản dòng Killi Nothobranchius!!!

Thảo luận trong 'Cá cảnh' bắt đầu bởi Phoenix, 15/1/10.

  1. Phoenix

    Phoenix Active Member

    Cá Killi là tên gọi chung cho 1 nhóm khá lớn các loại cá nhỏ, đẻ trứng, phân bố rộng khắp các lục địa trên thế giới, ngoại trừ Australia.
    Nghe chữ Killi nhiều bạn nghĩ ngay chắc loại này rất hung hãn, côn đồ(kill) nhưng thực ra Killi là từ bắt nguồn từ tiếng Hà Lan "kilde" là suối, lạch, vũng nước mưa. Tổng cộng có hơn 1270 loài cá thuộc nhóm này(chưa tính phân loài).
    Dựa vào đặc sống, Killi được chia thành 3 nhóm chính: cá theo mùa ( anual fish), cá bán theo mùa( semi-annual fish) và loại không theo mùa (non-annual fish).
    [​IMG]
    Annual Killifish N.Fuzeri Chigamane, phân bố ở Mozambique.

    [​IMG]
    Annual Killifish Aust. Nigripinis, loại Killifish ở vùng Nam Mỹ(Argentine)

    [​IMG]
    Fuldulopanchax Gardeni Gold, cá Killi semi-annual của Tây Phi (Nigeria)
    .
    [​IMG]
    Aphyosemion striatum, non-annual killifish của vùng Tây Phi.

    Vì phạm vi kiến thức quá rộng nên 2 loại semi-annual và non-annual Moon xin đề cập trong 1 bài khác, giờ Moon giới thiệu về 1 dòng quan trọng nhất của annual Killifish là Nothobranchius thôi nhé.
    Thông tin cơ bản:
    Họ: Nothobanchiidae.
    Nhóm: Nothobranchius.
    Phân bố: Đông châu Phi ( tanzania, Mozambic, Urganda..).
    Tên gọi: Các tên gọi cá Notho thường rất dài dòng và dường như vô nghĩa nhưng thực ra chúng 1 lại rất có ích để người chơi có 1 thể phân biệt những dòng cá khác nhau:
    Ví dụ: Nothobranchius Rachovii Beira 98
    đầu tiên là họ, tiếp theo là tên loài tên loài, tiếp theo là những đặc điểm riêng biệt, nơi bắt được những cá thể tổ tiên, năm bắt được . Nếu bạn mua về 1 con cá với cái tên dài ngoằng như vậy, bạn sẽ hiểu đây là dòng cá thuộc họ Notho, tên là rachovii, nó là con cháu của 1 vài con ai đó bắt được ở Beira(1 làng nhỏ của Tanzania), năm bắt: 1998.
    Hình ảnh
    Giờ thì bạn thử đọc thông tin về con này thử nhé:
    N. furzeri (Mazimechopes River MOZ 04-13).
    Đặc điểm khí hậu vùng phân bố và vòng đời:
    2 mùa mưa nắng rất rõ rệt, mùa mưa lượng nước trút xuống rất lớn tạo thành các ao hồ "dã chiến", các bé Notho nhanh chóng chui ra khỏi vỏ trứng, bắt đầu cuộc đời hối hả của mình: ăn thật nhiều, lớn thật nhanh(sau 1 tháng đã trưởng thành, kỷ lục!!!)yêu cũng thật dữ dội, các anh chàng Notho đẹp trai, khỏe mạnh thì phải có 5 thê, 7 thiếp là ít!!!, mà việc phục vụ các nàng cũng không dễ chút nào vì mỗi nàng thì nhu cầu không dưới 3 lần/ngày(1 more record O_O).

    Nhìn cảnh tượng vất vả này, bạn sẽ hết thắc mắc về tuổi thọ quá ngắn của mấy chàng Killi.O_O
    Nhưng cuộc vui rất chóng tàn, mùa khô đến rất nhanh và các ao hồ cũng cạn lập tức, còn lại chỉ là savan mênh mông khô cằn, nhưng các chú cá Notho cũng đã kịp hoàn thành nhiệm vụ, những mầm sống mới đã được gieo dưới lớp lá cây mục nát, chờ đợi 1 mùa vui mới!!! ;).
    [​IMG]
    Đợi chờ 1 mùa vui mới...( nhìn con mắt mở to khắc khoải cũng biết là nó đang chờ đợi rất mỏi mòn ).

    Đó là những thông tin cơ bản nhất về cuộc sống tự nhiên của Notho. Giờ mình bàn 1 chút về ép cá Notho trong môi trường nhân tạo nhé.
    Lưu ý về điều kiện ép cá:
    Nhiệt độ nước: 22-29 Celcius Degree.
    Ph: 6.8-7.2.
    Nước phải thật sạch để tránh trứng bị nấm, cho thêm chút muối thì tuyệt.
    Dùng peat moss( than bùn) làm giá thể cho cá đẻ. Pm(peat moss) phải được tiệt trùng thật kỹ( bằng cách hấp, luộc, rang... gì cũng được nhưng đừng có cho thêm hành tỏi mắm muối gi hết nhe).
    [​IMG]
    Than bùn, không phải cà phê cao cấp( mình nhập về, bị các bác Hải quan chụp mũ là cà phê cao cấp ==> đóng thuế sặc sữa:crying:).
    Sau đó cho sản phẩm đã wa sơ chế vào 1 cái chén rồi cho hồ cho cá đẻ, hồ cho cá đẻ thì làm sao cũng được, nhưng nhớ cho... nước( Vậy mà có bạn cũng hỏi mình hồ cá Killi đẻ có cho nước không? nghe nói Killi đẻ trong đất)
    Giờ thì tới giai đoạn quan trọng nhất, chọn giống cá đẻ: thường thì 1 set cá đẻ các bạn bỏ 4-5 em mái xinh đẹp cho 1 con trống ==> Điều này cũng rất nên làm với con người:devil:(but please notice that " em mái xinh đẹp" hehe").
    Đối với cá mái thì bạn cho ăn thoải mái nhưng cá trống trước khi cho vô chung với cá mái thì không nên cho ăn nhiều, nhịn ăn nó mới sung. (tuởng tượng bạn bị bỏ đói, bỏ lạnh... bỏ mặc 1 thời gian rồi quăng bạn ra 1 bãi biển nhiệt đới xinh đẹp, cát trắng với những hàng dừa xanh, đồ ăn thì dồi dào, với các em hấp dẫn trong bộ bikini. bạn sẽ muốn làm gì??
    [​IMG]
    Sau khi bị bỏ đói, bỏ lạnh rồi quăng bạn ra đây.... chẹp chẹp!!

    Giờ thì tất cả ăn thật đầy đủ, mà phải luôn luôn nhớ nguyên tắc vàng "live foods" cứ thức ăn sống mà cho, trùn, bo bo, lăng quăng... nhưng đừng có cho thức ăn đông lạnh và thức ăn đóng hộp nhé.( Các chị các em cũng phải nhớ, mê shopping wá, đem đồ hộp với đồ làm sẵn về quăng đầy tủ lạnh thì đừng có cằn nhằn ông xã mình..."làm biếng").
    Nói chung đây là giai đoạn rất dễ, cho ăn, giữ cho nước sạch, cá sẽ tự đẻ trong pm, khoảng 5-7 ngày sau là bạn đã có 1 mớ trứng kha khá .
    Lấy pm ra khỏi hồ để thu hoạch trứng. Chắt hết nứơc trong chén ra rồi làm ráo pm, có nhiều cách, vắt nhẹ hay cho vô thật nhiều lớp giấy báo rồi gói lại cho nước rút từ từ. Độ ẩm còn lại trong pm là rất quan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại của mẻ trứng, cái này thì không thể mô tả được, ( đặc biệt là bằng 1 giọng văn chưa bao giờ hơn điểm 4 hồi trung học Q_Q) Nó thuộc về cảm giác. Nhưng bạn có thể lưu ý độ ẩm của pm khi mua trứng của 1 người ép cá kinh nghiệm.
    Xin lưu ý là tuyệt đối không được làm ráo trứng bằng cách phơi nắng, nếu bạn lỡ phơi nắng rồi thì nên dừng đọc trang này tại đây, search ngay 1 trang khéo tay hay làm(chỉ cách chế biến món trứng ốp-la hay thịt kho tàu :laughing: )
    Lưu trữ trứng trong 1 bịch nilon dày, bịch mỏng thì 2 lớp. bóp cho không khí ra bớt, để nơi thoáng mát, tránh nóng ẩm(dễ sinh nấm). Nhớ dán nhãn ghi rõ tên giống, ngày thu hoạch và ngày dự tính nở.
    Hình ảnh
    Nhớ dán nhãn ghi rõ tên giống, ngày thu hoạch và ngày dự tính nở.

    Khoảng 1 tuần thì đem ra trộn và kiểm tra trứng 1 lần, trứng hư sẽ có màu vàng đục, thối rữa, trứng bị nấm ăn thì có lớp bông gòn xung quanh, phải loại bỏ ngay, nếu thấy pm co vẻ khô thì phải cho vô nứơc, rồi làm ráo lại(như trên) nếu thấy quá ướt(nấm phát triển nhiều) thì cho vô giấy báo để làm ráo.
    Kiểm tra mắt cá: thấy trứng có mắt( hình ảnh em bé trứng đợi mong phía trên) là lúc bạn có thể cho trứng nở.
    Cái khó nhất là kỹ thuật cho đẻ, lưu trữ trứng, nếu trứng có mắt rồi thì mình cùng nhau chơi trò con nít: magic fish gì đó, cho trứng vô nứơc(cả pm) sục khí, chờ trứng nở, rồi vớt cá con ra nuôi riêng, trứng thường sẽ nở trong vòng 10 phút tới 48h. Sau đó làm ráo lại pm như trên, lưu trữ như trên, khoảng 10 ngày sau cho nở lai, chắc chắn sẽ còn con chưa nở.
    Cá con sau nở ăn bo bo, artemia, nhưng nhớ là nước phải thật sạch, thay nước thường xuyên, cá sẽ lớn rất nhanh.

    Các bé Killi nhanh chóng chui ra khỏi vỏ trứng và bắt đầu cuộc đời hối hả của mình.
    Lưu ý cuối cùng:
    KHông nuôi chung cá bột Killi khác giống với nhau, khi lớn lên không phân biệt được con mái.
    Không để nhiều cá trống trong cùng 1 hồ đẻ, no cắn nhau dữ lắm, mà thật ra cũng chỉ có con mạnh hơn là được "làm việc", con kia đứng xa nhìn cho đỡ ghiền thôi!!!!
    Chút ít kinh nghiệm nhỏ xin chia sẻ với các bạn, mong rằng những bạn đọc được bài này sẽ là những người tiên phong đưa phong trào nuôi cá Killi ở Việ Nam phát triển.
    Bài này do mình viết và đăng lần đầu tiên trên ABV với nick moonwarior, 1 số bạn có nhã ý tốt đăng lại trên 1 số forums khác, giờ mình sửa chữa lại và cho tái bản trên DDCC, nếu các bạn đăng lại trên diễn đàn khác thì xin vui lòng ghi nguồn là " By Phoenix- Diễn đàn cá cảnh" nhé, Thanks)
     
    dajgjanac thích bài này.
  2. soulreaver

    soulreaver New Member

    Mình cũng đang ép thử loại killi cầu vồng. Rất cám ơn bạn đã viết 1 bài chi tiết như vậy. Nó giúp ích cho mình rất nhiều !
     
  3. hi_box

    hi_box Active Member

    hoan nghênh Phonix , phổ biến cho anh em chơi cá bí quyết này.
    Mong bạn phát triển trên con đường của mình
     
  4. Phoenix

    Phoenix Active Member

    Cám ơn các bạn, rất mong các bạn cùng phát triển phong trào cá Killi của VN nhé.
     
  5. FUNNYBONE

    FUNNYBONE Active Member

    nhìn mấy ẻm chưng dài, tự nhiên muốn làm cá killi quá :(
    bỏ đói cả tháng trời cũng chịu (miễn đừng có chết, còn ngáp ngáp là được)
    hehehe
     
  6. Lenguyendailoc

    Lenguyendailoc New Member

    có bạn nào biết thêm thông tin về loài cá này nữa ko thì chia sẻ với mọi người với.
     
  7. Ongnoi

    Ongnoi Active Member

    đã quá , ước j mình được như anh ấy
     
  8. hongminh

    hongminh New Member

    em muon hoi ?
    AI BIET O HA NOI CHO NAO DANG BAN CA KILLi nay o dau ko vay?
     
  9. cris

    cris Active Member

    bài viết quá hay,thanks......................................
     
  10. Clear Note

    Clear Note Active Member

    Ở Sài Gòn có bán mấy con này không ta?
     
  11. tinhbinhduong

    tinhbinhduong New Member

    cá này ở đâu bán vây bạn đẹp wa' tính mua về nuôi
     
  12. cacanhphongthuy

    cacanhphongthuy New Member

    cá lạ và đẹp quá
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội