Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Về hành vi di chuyển, bơi lội của tép cảnh

Thảo luận trong 'Tổng hợp - Kinh nghiệm về thủy sinh' bắt đầu bởi Ngân Hàng Tép Cảnh, 19/4/17.

  1. Tép không chỉ biết bò mà còn bơi rất giỏi, tép không chỉ biết bơi giỏi mà tép còn biết búng rất tài tình. Đây là đặc điểm mà loài tép thú vị hơn loài cá rất nhiều. Ngoài ra tép còn biết lặn thẳng đứng 180 độ, nổi lên thẳng đứng 180 độ. Tép biết cách giả chết nghiêng người hoặc ngửa bụng chìm dần đều hoặc ngửa bụng chìm nhanh như chim đang bay bị trúng đạn. Tép có thể lặn sâu vài mét trong khi nếu một tàu ngầm đời hiện đại mà thu nhỏ bằng các chi tiết của con tép thì dù có hiện đại tới đâu tàu ngầm cũng chỉ lặn sâu được chưa đến … 15 cm nếu so sánh về độ lớn và năng lực lặn sâu hiện nay của các tàu ngầm với độ lớn và năng lực lặn sâu của con tép. Khi tiếp cận con tép bằng vợt, nếu vài lần mà tép thấy khó chịu vì bạn chưa vợt được thì chắc chắn rằng cậu tép này sẽ áp dụng chiến thuật búng, và ở bể cực lớn thì đôi lần bạn còn nhìn thấy chúng sau khi búng nhưng hầu hết là bọn chúng biến mất tăm không biết chúng ở vị trí nào nữa. Trong khi bơi mà tép chạm với một vật thể cực nhỏ mà các antenne phía trước không phát hiện ra thì tép cũng áp dụng chiến thuật búng nhẹ để tránh vật thể đó. Trên đường bò đi di chuyển ta có thể bắt gặp một con tép nhỏ đậu trên lưng một con tép lớn hơn gấp cả chục lần mà con tép lớn không hề cảm thấy bị làm phiền, hoặc có nhiều khi con tép lớn gấp hai hoặc gấp ba lần vẫn phải tránh né nhường đường đi cho một con tép nhỏ hơn bò ngược chiều, điều này hoàn toàn khác với loài cá, cá lớn không bao giờ nhường đường di chuyển cho một con cá nhỏ bơi ngược chiều. Kỹ thuật bơi của tép thì không một con cá nào có thể làm tương tự được, khi cùng trên một quãng đường bơi mà hai con tép cùng kích cỡ bơi thẳng vào nhau thì cả hai con dùng các chân chạm đúng vào các chân của nhau như một lời chào rồi hai con nhanh chóng rời nhau ra rất hòa bình để bơi tiếp. Tép dùng các mang dưới bụng như các mái chèo và các chân để hướng sự cân bằng trong di chuyển đến vị trí cần thiết.
     
  2. Ở các bể lớn dài nhiều mét, nếu ta tắt bộ sục khí thì tép ở xa khu vực đồ ăn sẽ không biết được là đồ ăn đã được thêm vào. Trong các bể nhỏ với chiều rộng và dài khiêm tốn thì khi đồ ăn được thêm vào là tép sẽ phát hiện. Tép sử dụng hai bộ phận nhận biết, một là bộ phận cảm biến qua 4 cần antenne ngắn trên đầu (2 cần antenne dài là để phục vụ các mục đích giao tiếp, chống tiếp cận…) và bộ phận nhận biết thứ hai là bộ phận áo giáp (vỏ) trên cơ thể. Tương tự như lưỡi chúng ta, khi nước có chứa các dung dịch đồ ăn chảy và chạm đến 4 antenne ngắn này, các chú tép biết là đã có đồ ăn. Các chú tép còn định hướng được hướng nào là hướng đang có đồ ăn khi dung dịch nước có chứa đồ ăn tiếp xúc với hướng nào đầu tiên của các cần antenne thì con tép xoay người theo hướng đó mà bơi tới. Khi cần antenne bị nhiễu loạn thông tin vì nguồn nước bị xáo trộn mạnh mẽ thì tép sử dụng mắt và bộ áo giáp trên cơ thể để nhận biết khu nào là khu vực có sự đậm đặc của đồ ăn để di chuyển đến. Trong khi di chuyển đến khu vực có đồ ăn thì các cần antenne của tép cũng phát tín hiệu vui mừng và với tín hiệu đó thì các chú tép gần kế bên sẽ phát hiện ra và hòa đồng thành một cuộc bơi lượn khắp khu vực có đồ ăn. Tép chỉ có thể giao tiếp bằng tín hiệu sóng tần ngắn qua các cần antenne để thông báo cho nhau trong phạm vi khoảng 25 đến 30 cm. Vượt qua khỏi phạm vi này hầu như các chú tép khác sẽ không nhận được tín hiệu gì của nhau. Trong hồ lớn, khi không va chạm được với nguồn nước có chất dinh dưỡng, các chú tép ở cách đồ ăn khoảng 60 cm ngược với hướng nước di chuyển hầu như không nhận biết được là đã có đồ ăn được đưa vào bể. Phía hướng nước di chuyển thì cách đến 2 mét thì hàng nghìn chú tép đang nháo nhào tiến dần về hướng có đồ ăn.

    Khi ăn thì tép thường chọn các vị trí mà các bạn tép khác đang tụ tập cùng ăn để đề phòng các kẻ săn mồi khác và phần trăm chú tép bị chọn trở thành con mồi cũng ít hơn. Tép không xâu xé mà thường là cùng nhau chia sẻ đồ ăn với nhau, tép ăn vội vàng để ăn được nhiều hoặc ôm miếng đồ ăn vừa sức nào đó di chuyển sang một vị trí ít hoặc không bị tranh ăn. Chỉ khi quá đói và số lượng đồ ăn quá ít thì chúng mới tỏ ra khó chịu và có đôi chút tranh chấp nhất định.

    Tép cảnh ăn các đồ ăn là đồ ăn viên, thức ăn công nghiệp, các loài giáp xác luộc chín và xay nhuyễn, quả, củ và lá cây đã được luộc chín. Để bổ sung các protein hữu dụng đầy đủ cho tép ta cần cho tép mỗi 1 tuần một lần được ăn tôm luộc xay nhuyễn hoặc thịt bò mua phần thịt lạc, luộc chín thái nhỏ, cho tủ lạnh dùng dần. Mỗi khi dùng ta cho vào bể tép theo mức độ vừa phải. Không được cho nhiều quá dễ gây hỏng nước. Để tạo màu đỏ sậm cho tép thì ta nên cho tép cảnh thường xuyên ăn trùn chỉ. Riêng các con tép nhỏ xíu vừa bung ra khỏi bụng mẹ là nguồn thức ăn vô cùng hữu dụng cho ấu trùng tôm nước ngọt và ấu trùng tôm nước mặn các loại bởi chúng có đầy đủ mọi hợp chất vô cùng hữu ích, hữu ích hơn hẳn các con tép đã trưởng thành, đây là hợp chất rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng những ngày đầu tiên của ấu trùng các loài tôm.
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội