Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Hormon tăng trưởng và chất tạo màu

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá La Hán' bắt đầu bởi vnreddevil, 31/3/07.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Hormon tăng trưởng và chất tạo màu

    Chúng ta thường nghe nói đến việc sử dụng hormon tăng trưởng hay chất tạo màu trộn vào thức ăn để làm tăng màu sắc cho cá cảnh. Hai chất này có phải là một hay không? Khi những thông tin về chất tạo màu Carophyll Pink 10% bắt đầu được phổ biến trên các diễn đàn cá cảnh thì tôi hoàn toàn tin rằng người ta đã nhầm lẫn nó với hormon tăng trưởng. Cho đến khi tôi tình cờ đọc được bài báo dưới đây:
    [​IMG]

    Bài báo nói rằng những băng nhóm tội phạm ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia đã sử dụng một loại hormon đặc biệt nhập từ Singapore để tiêm vào thức ăn của cá rồng gồm gián, rết và ếch rồi sau đó đem cho loại cá rồng rẻ tiền ăn (theo như mô tả thì có thể là Thanh long hồng vĩ hay Banjar red). Sau 2-3 tuần, cá rồng “dỏm” sẽ trông giống hệt với huyết long. Thông thường, màu của chúng sẽ nhạt dần sau 6 tháng nhưng sẽ kéo dài đến 1 năm nếu cá được nuôi ngoài trời. Cá huyết long giả sau đó được nhập lậu vào Singapore rồi xuất cảnh đi những nước châu Á khác. Nhiều người chơi cá rồng ở Hồng Kông đã mua phải thứ cá rồng “dỏm” này với giá rất cao, khoảng 8.900 đô la Singapore (~5000 đô la Mỹ).

    Một nguồn thông tin khác từ người chơi cá rồng ở Mỹ cho rằng cá cảnh được nhập khẩu từ một số nhà cung cấp nhất định luôn có màu sắc giả tạo rồi sau đó lợt dần. Những con cá rồng non có vây màu đỏ là dấu hiệu của chất methyltestosterone. Như vậy, hormon tăng trưởng cũng có khả năng làm tăng màu sắc cho cá, thậm chí thời gian duy trì tác dụng còn lâu hơn cả Carophyll Pink.

    Hormon tăng trưởng Methyltestosterone
    [​IMG]
    Hormon tăng trưởng dạng bột bán trên mạng.

    Cơ chế tác động của hormon lên màu sắc của cá như thế nào? Khả năng thay đổi màu sắc ở cá nhờ vào cấu trúc của tế bào sắc tố. Khi quan sát tế bào dưới kính hiển vi, bề mặt của nó trông giống như là một mạng nhện. Sắc tố có thể luân chuyển trên các nhánh của mạng. Một khi chúng co cụm vào điểm trung tâm thì màu sắc của cá sẽ trở nên nhợt nhạt. Trái lại, nếu sắc tố tản ra toàn mạng thì màu sắc của cá sẽ đậm hơn; như vậy mức độ đậm hay nhạt của cá là tùy vào mức độ phân tán hay co cụm của sắc tố trên bề mặt của tế bào sắc tố. Sắc tố đen luân chuyển trong tế bào với tốc độ nhanh hơn các sắc tố màu bởi vì tế bào sắc tố đen được điều khiển trực tiếp từ trung tâm thần kinh trong khi các tế bào sắc tố khác chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi hàm lượng hormon, chẳng hạn trong giai đoạn cá sinh sản lượng hormon tăng cao thì cá sẽ có màu sặc sỡ hơn.

    Methyltestosterone được sử dụng làm thuốc chữa trị chứng thiếu hormon ở nam giới và ung thư vú ở phụ nữ. Nó cũng là loại thuốc kích thích giúp tăng cường sức lực và trọng lượng nên bị cấm dùng trong lãnh vực thể thao, không chỉ để đem lại công bằng trong thi đấu mà còn vì nó có những tác dụng phụ không tốt cho sức khoẻ. Nhiều trường hợp vận động viên bị đột tử hay nữ vận động viên bị “nam hoá” đều do sử dụng chất này quá liều hay lâu dài mà ra.

    Ở cá rô phi và cichlid nói chung, giới tính được hình thành trong giai đoạn cá bột dưới tác động của các yếu tố về môi trường như nhiệt độ, độ pH, hormon và quan hệ kích thước giữa các cá thể trong cùng bầy đàn. Chẳng hạn, thống kê của những người nuôi cá cảnh cho thấy ở điều kiện nhiệt độ và độ pH cao, tỷ lệ cá đực hình thành cao hơn so với mức bình thường. Trong chăn nuôi, người ta trộn bột 17a – Methyltestosterone vào thức ăn để “đực hoá” cá rô phi bột. Bởi vì cá rô phi đực lớn nhanh hơn cá cái rất nhiều, cho nên nếu đàn cá bột có tỷ lệ cá đực cao thì năng suất chăn nuôi cũng tăng lên. Liều lượng sử dụng thông thường là 60 mg/1 kg trọng lượng cá bột và cho cá ăn liên tục trong 2-3 tuần sau khi nở. Tỷ lệ cá đực thu được lên đến 90-95%.

    Tuy nhiên, 17a – Methyltestosterone là chất độc và cần được sử dụng một cách có kiểm soát. Dư lượng hormon tăng trưởng trong ngành chăn nuôi có thể tác động xấu đến sức khỏe người tiêu dùng cũng như làm ô nhiễm môi trường. Nếu cho cá ăn quá liều và kéo dài cũng sẽ dẫn đến những tổn hại không thể phục hồi đối với cơ quan sinh sản và những cơ quan nội tạng khác như gan và thận.

    Trong nhiều năm trời, người nuôi cá nội địa không thể lai tạo được những con cá La Hán đời mới như Khỉ đỏ đực, King Kamfa đực nhập khẩu từ nước ngoài mặc dù chúng đã đến tuổi trưởng thành. Quan sát kỹ lưỡng trong hồ kiếng cho thấy bộ phận sinh dục của chúng teo nhỏ đi so với dòng cá La Hán đời cũ, và cho dù chúng vẫn làm đầy đủ các thao tác thụ tinh cho trứng như bình thường nhưng trứng không bao giờ nở!
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cá đực vẫn thụ tinh nhưng trứng không bao giờ nở! Những nỗ lực vô vọng như thế này diễn ra ở khắp nơi.

    Một quan sát khác trên các tiệm cá cảnh chuyên bán cá La Hán bột ngoại nhập cho thấy những con cá mới bằng móng tay út đã lên màu và đặc biệt là “châu” sáng bóng. Đó là lý do mà King Kamfa được mệnh danh “vua châu sáng”. Những con cá cichlid thuần chủng có quan hệ huyết thống với King Kamfa như Texas cichlid cũng không thể lên màu nhanh và nổi bật đến như vậy. Những con cá lai tạo ở nội địa như Kim Cương Phúc Lộc Thọ hay Nữ Hoàng Kim Cương ở cùng độ tuổi có màu sắc kém hơn rất nhiều. Thực tế, hầu hết King Kamfa sẽ xuống màu khi được nuôi trong điều kiện bình thường (tức không bổ sung chất lên màu vào thức ăn) sau từ 6 tháng đến 1 năm và thường được cho là do “người nuôi không biết cách chăm sóc”. Nên nhớ rằng điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng ở tiệm cá thường kém hơn so với nuôi ở nhà!

    Mặc dù còn một nhóm những chất hormon tăng trưởng khác như estrogen và progesteren nhưng căn cứ vào mức độ phổ biến của 17a – Methyltestosterone trong chăn nuôi thuỷ sản cũng như tác dụng mạnh mẽ của chúng lên những cá thể đực, tôi cho rằng một số loại thức ăn viên được quảng cáo có tác dụng lên màu và lên đầu có thể chứa 17a – Methyltestosterone. Việc sử dụng quá liều và liên tục chất này là nguyên nhân gây ra sự vô sinh của những cá thể La Hán đực và nó cũng tạo ra màu sắc nổi bật một cách giả tạo ở cá La Hán bột ngoại nhập!

    [​IMG]
    Các hãng bán thức ăn nghiêm túc thường ghi rõ loại thức ăn lên màu của mình không có chứa hormon (hormon-free).

    Chất tạo màu Carophyll Pink 10% CWS
    [​IMG]
    Chất tạo màu Carophyll Pink.

    Carophyll Pink chứa 10% astaxanthin tức chất liên quan đến các sắc tố đỏ và cam. Cá không có khả năng tổng hợp chất này nên chúng phải lấy qua nguồn thức ăn và tích tụ dưới da. Carophyll vốn là chất phụ gia thực phẩm dùng trong nghành công nghiệp chăn nuôi, chẳng hạn như cá hồi và tôm. Nó được quảng cáo là đem lại màu sắc hấp dẫn cho thịt và trứng cá hồi cũng như làm tăng tỷ lệ sống sót và tăng trưởng của tôm, cá bột.

    Trên thực tế, nhóm chất có liên quan đến sắc tố đỏ cam không chỉ astaxanthin mà còn có carotene và canthaxanthin (Carophyll Red 10%) tuy nhiên Carophyll Pink là chất đang lưu hành phổ biến trên thị trường cá cảnh nội địa. Vậy sử dụng astaxanthin để tăng màu cho cá cảnh có hại hay không? Khi tìm hiểu về chất này chúng tôi thấy nó gồm hai loại: loại có nguồn gốc tự nhiên và loại tổng hợp. Astaxanthin tự nhiên được lấy từ các nguồn vi tảo, men bia, thịt cá hồi, động vật phù du và động vật giáp xác, nó là dược phẩm dùng cho người và dĩ nhiên là vô hại. Astaxanthin tổng hợp được sản xuất bới các công ty DSM (Carophyll Pink 10% CWS) và BASF (Lucantin). Nguồn gốc của chúng không được tiết lộ nhưng có thông tin cho rằng chúng là một trong những chế phẩm chiết xuất từ dầu thô. Thịt cá hồi nuôi bằng thức ăn trộn astaxanthin tổng hợp có thể gây dị ứng đối với một số thực khách mẫn cảm với chất này nhưng nhìn chung chưa thấy báo cáo nào về tác hại của nó lên sức khoẻ của vật nuôi hay nói cách khác, nó vô hại đối với cá cảnh.

    Tác động của Carophyll Pink lên màu sắc cá cảnh thường chấm dứt khá nhanh sau khi chúng ta ngừng bổ sung chất này vào thức ăn của cá.

    Tham khảo
    Study on fate of methyltestosterone
    Kiểm soát hoá chất độc hại trong chăn nuôi
    Sản xuất giống cá rô phi sạch
    http://en.wikipedia.org/wiki/Astaxanthin
    Is Something Fishy Going On?
     
    Last edited by a moderator: 4/3/16
  2. DucSaker

    DucSaker New Member

    đọc xong hết hồn ! em nhìn cái tựa đề cứu tưởng là chất này xài đc ! ai ngờ nó có ảnh hưởng lớn như vậy !
     
  3. phuongtrang

    phuongtrang Active Member

    Cảm ơn bác đã đăng bài,đọc song em mở mang nhiều kiến thức.....
     
  4. lahan_kute

    lahan_kute New Member

    hocmon nay bán ở dau hở bác
     
  5. nguyentiendung141

    nguyentiendung141 Active Member

    em nghe nói CT akara cg~ nhu cai bot hacmon do zay ta
     
  6. MrBi

    MrBi New Member

    thanks. Bài viết này bổ ích quá
     
  7. tri4mat

    tri4mat New Member

    bài rất bổ ích! cảm ơn chủ topic nhiều!
     
  8. hoangtu357

    hoangtu357 Banned

    mấy anh cho em hỏi cái này bán ở đâu vậy ạh
     
  9. trungthuy107

    trungthuy107 Active Member

    Bài viết của Bác vnreddevil rất hay, cụ thể và rõ ràng. Về việc sử dụng kích thích tố để tạo màu sắc cho cá thì đã được rất nhiều cửa hàng cá cảnh trong nước sử dụng (đặc biết với cá có giá cao như KKF, rồng...). Chúng ta thường nói cá cảnh mẫu ở nước ngoài (cụ thể la TL và Singapor) có màu sắc đẹp hơn cá trong nước, thực tế là những con cá mẫu đó của họ đã được cho ăn những kích thích tố một cách có tính toán nhằm tạo ra một màu sắc rực rỡ vào một thời điểm nhất định (thường là trong các cuộc thi). Ở các tiệm cá cảnh VN, chúng ta cũng dễ dàng thấy cá của họ màu sắc sặc sỡ hơn cá ta nuôi ở nhà nhưng màu sắc đó sẽ khó mà duy trì được khi mua về, đặc biết ta thấy cá mua ngoài tiệm rất khó sinh sản và có tuổi thọ không cao. Đó là hệ lụy tất yếu của việc sử dụng kích thích tố quá liều cho cá cảnh.

    Thanks Bác vnreddevil một lần nữa về bài viết này.
     
  10. dtp2310

    dtp2310 Active Member

    thanks bác nhiều
    bài viết rất hay
     
  11. MasterLaHan

    MasterLaHan New Member

    Thanks nhìu nghen không có bì này chắc tui mù lòa lun
     
    Last edited by a moderator: 17/11/09
  12. haleca

    haleca New Member

    Quá hay ... bài viết rất bổ ích , cam ơn pro ^^
     
  13. luckylucke_189

    luckylucke_189 New Member

    Ghê wa.! kiểu này chắc chẳng muốn làm gì
     
  14. duykhanh_nguyen

    duykhanh_nguyen New Member

    rất bổ ích
     
  15. tu_police

    tu_police New Member

    từ mai dẹp kô cho ăn mấy loại đóng hộp nứa cứ tôm với thịch bò mà tẩn .
     
  16. ray

    ray New Member

    bài viết hay!!!
     
  17. huylahan

    huylahan Active Member

    doc xong bai nay ko ngo chat tang truong doc vay
     
  18. gamo1502

    gamo1502 New Member

    Có lẽ chất tăng trưởng đó đã có ở VN mình rất lâu rồi.Bằng chứng là em mua khoảng gần chục con LH nhưng chỉ được 10-15 ngày là màu nhạt đi,gù thì ôi thôi như chưa từng có.Hic.Không phải do em không biết cách nuôi đâu ah(Tất nhiên là không bằng được các cao thủ hay lái cá rồi)
    Em mua cá cũng nhiều chỗ như trên Bốt Hàng Dậu,Hoàng Hoa Thám,..vv
    Em chỉ mong sao các cao thủ về LH chỉ dạy cho ae trên diễn đàn cách phân biệt trắng đen.Tiền mất đã đành,nhưng ấm ức trong lòng thì khó chịu lắm.
    Chứ nếu không thị trường LH sẽ đi xuống mất,nhất là vào mùa đông giá rét.
    Mong lắm thay !!!!!!!!!!!
     
  19. nguyentam

    nguyentam Guest

    các bác có biiếtt mấy cái này ở đâu bán ko, thanks bạn.
     
  20. starmatrix

    starmatrix Active Member

    Đọc được nhiều bài bổ ích của bác.thật là đại khai nhãn giới.xin cám ơn.
     

Chia sẻ trang này