Kỹ thuật lai tạo cá rồng BroAct - http://badft.ads4blog.net/?p=145 Lai tạo cá rồng là công việc của các chuyên gia, nhưng nếu bạn muốn tìm kiếm thách thức thì đây là những thông tin mà bạn cần biết. MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ngoài môi trường tự nhiên, cá rồng mất nhiều tuần để bắt cặp. Một cặp cá rồng sẽ rượt đuổi và cắn đuôi lẫn nhau trong khi ghép cặp, sau đó chuyển sang sánh đôi và xua đuổi tất cả cá khác trước khi giao phối. Một khi đã sẵn sàng, cá cái sẽ đẻ trứng đường kính cỡ 1 cm ở nơi có dòng chảy chậm rồi cá đực thụ tinh. Sau đó trứng được cá đực ngậm và nở bên trong khoang miệng. Cá con dần dần rời khỏi miệng cá cha để tìm hiểu môi trường xung quanh. Số lượng cá con bị hao hụt nhiều. Người ta tin rằng cá cha đôi khi vô tình nuốt phải con. Trong giai đoạn này, cá cha sẽ phát tín hiệu cảnh báo một khi có nguy hiểm và chúng sẽ bơi ngay về miệng để trú ẩn. Cá bột có noãn hoàng mà chúng sẽ tiêu thụ cho đến khi có thể tự bơi lội được. Cá con sẽ rời khỏi cha một khi chúng đủ khả năng tự sinh tồn. Loài khổng tượng long Arapaima là một ngoại lệ khi chúng vùi trứng dưới cát để tự nở. SINH SẢN TRONG HỒ Chỉ có vài trường hợp được ghi nhận về sinh sản thành công của cá rồng châu Á trong môi trường hồ nuôi. Các nhà lai tạo thường sử dụng các ao đất rộng. Khi lai tạo trong ao đất, trên mười con trưởng thành (một nửa đực, một nửa cái) được thả chung và tất cả đều diễn ra một cách tự nhiên. Cá rồng được theo dõi một cách kỹ càng. Khi một cặp hình thành, chúng sẽ đánh đuổi những con khác ra xa và bắt đầu đẻ trứng. Một tấm lưới được quây để cách ly cặp cá khỏi những con còn lại. Khi cá con bắt đầu bơi tự do, chúng được lưới và ươm trong hồ kiếng. Tuy nhiên, hầu hết người chơi cá cảnh không có ao đất hoặc sống trong vùng khí hậu phù hợp. Cá rồng đang ghép cặp. Miệng cá đực (kim long quá bối) Cá bột trong miệng cá cha. Cá bột với túi noãn hoàng. Trước hết, đừng cho rằng việc lai tạo cá rồng trong hồ nuôi là không thể được, mà là rất khó khăn vì kích thước khi trưởng thành của chúng quá lớn. Nhiều người trên thế giới cố gắng lai tạo cá rồng trong môi trường nuôi nhốt, nhưng gần như thất bại. Một trường hợp thành công là ông Hiroshi, nhà lai tạo danh tiếng ở Nhật. Để có thể lai tạo thành công trong hồ nuôi, trước hết ông phải kiếm một cặp cá trưởng thành đã từng sinh sản trong ao đất. Như vậy, cặp cá đã tự bắt cặp sẵn, và sinh sản một lần trước khi được chuyển vào hồ kiếng. Tầng hầm nhà ông được dành riêng vào việc lai tạo, nhờ vậy giảm thiểu căng thẳng cho cặp cá. Ông đăng tải bài viết về việc lai tạo thành công cá rồng châu Á trong môi trường hồ nuôi vào năm 1992, sau 20 năm nghiên cứu loài cá này (xem TFH số tháng 1/1992). Cá rồng là loài ấp miệng (mouthbrooder). Cá rồng châu Á rất khó phân biệt giới tính, đặc biệt khi còn non. Thành thục sinh sản phụ thuộc vào điều kiện môi trường, nhưng nói chung cá cái mất 2-3 năm và cá đực 4-5 năm. Cá đực thường to hơn cá cái cùng bầy, điều khiến chúng trông hấp dẫn hơn. Chúng cũng có hàm to và rộng hơn (để giữ trứng và cá bột). Mặt khác, cá cái nhỏ con và tròn trịa hơn. Để phân biệt giới tính cần rất nhiều kinh nghiệm, chỉ khi chúng sinh sản thì bạn có thể chắc chắn 100%. Có hai cách để ghép cặp cá rồng. Bắt cặp tự nhiên (pairing) hay ghép cặp chủ động (matching). Ghép cặp chủ động nguy hiểm hơn bởi cá rồng là loài bảo vệ lãnh thổ. Chúng thường đánh nhau nếu bạn nhốt chung hai con. Sự hung dữ giảm bớt khi bạn nuôi chung từ 6 con trở lên. Điều này rất khó thực hiện bởi giá một số loại cá rồng rất đắt. Bạn cũng cần hồ kiếng khổng lồ để nuôi cả 6 con. Hồ càng lớn càng tốt, tối thiểu cũng phải cỡ 2.5 x 0.6 x 0.6 m. BẮT CẶP TỰ NHIÊN Cần ít nhất 6 con cá rồng trưởng thành để chúng tự bắt cặp. Tốt hơn nếu bầy cá được nuôi chung từ nhỏ. Bằng không, chúng cần được thả vào hồ cùng một lúc để không con nào có cơ hội phát triển bản năng xác định lãnh thổ sớm hơn. Quan sát cặn kẽ cho đến khi một cặp được hình thành dựa trên hiện tượng cặp cá bơi song hành và đuổi đánh những con khác ra xa. Lúc này mới bắt những con còn lại ra khỏi hồ. Quá trình bắp cặp diễn ra trong thời gian 1-2 tháng. Chúng tiếp tục bơi song hành, thường theo vòng tròn, việc rượt đuổi và cắn đuôi và vây lẫn nhau thường gây ra vết thương. Cá mái thường bị nhiều vết thương hơn, nhất là vây hậu môn, vùng huyệt và nắp mang, có lẽ vì cá đực đang ra sức kích thích nó. Khẩu vị của chúng giảm dần, bởi bụng của cá mái chứa đầy trứng và căng dần. Một khu vực, thường yên tĩnh với dòng chảy nhẹ, được chọn để đẻ trứng. Nên che kín khu vực sinh sản trong hồ để tránh cá bị làm phiền và ngưng đẻ vì căng thẳng. Vào thời điểm đẻ trứng, cặp cá bơi song hành, cọ vào nhau và đôi khi bất động. Sau đó, chúng ngừng bơi nhưng vẫn cọ vào nhau, cho đến khi cá cái đột ngột co thắt và đẻ trứng, ngay lập tức cá đực phóng tinh trùng để thụ tinh cho trứng. Việc giao phối thường diễn ra vào buổi chiều với lượng trứng trung bình khoảng 60 và đường kính cỡ 1 cm. Cá đực ngay lập tức ngậm thật nhiều trứng trong khả năng có thể bởi trứng sót sẽ bị cá cái ăn hết. Trong quá trình ấp, cá cái bắt đầu rượt đuổi cá đực. Nhiều khả năng cá đực sẽ vô tình nuốt một số trứng, tốt nhất lúc này nên bắt cá cái khỏi hồ. Noãn hoàng được cá bột tiêu thụ hết sau 60 ngày. Cá con sau đó rời khỏi miệng cá cha, dần dần bơi ra ngoài. Bạn cần chuẩn bị sẵn nhiều cá bảy màu con trong giai đoạn này. Một khi cá bột bắt đầu ăn, chúng sẽ rời khỏi cá cha sau vài ngày. Để gia tăng tỷ lệ sống sót, chúng ta có thể tách cá bột ra khỏi miệng cá đực và ấp riêng trong bồn kiếng. Môi trường này cũng phải tương tự so với miệng cá cha. Nhiệt độ nước được duy trì ở 28 độ C, biến thiên trong vòng 1 độ. Lượng ô-xy hòa tan được duy trì 5 ppm (mg/l). Acriflavine được hòa theo nồng độ 2 ppm để sát trùng trong quá trình vận chuyển. Theo cách này, tỷ lệ ươm thành công lên đến 90-100%. GHÉP CẶP CHỦ ĐỘNG Việc này khá rủi ro. Nên nhớ bạn có hai con cá rồng khác giới tính. Việc ghép cặp cần nhiều kinh nghiệm và phải được thực hiện hết sức cẩn trọng. Cá rồng sẽ đánh nhau đến chết nếu ghép cặp không phù hợp. Bồi dưỡng chúng bằng thật nhiều thức ăn tươi. Thả hai con vào hồ rộng tối thiểu 700 lít với tấm ngăn trong suốt giữa chúng. Đợi để chúng làm quen với nhau trong khi vẫn tiếp tục bồi dưỡng. Sau nhiều tuần, gỡ tấm ngăn ra và quan sát cẩn thận. Chúng có thể hung hăng hơn trường hợp bắt cặp tự nhiên. Khi chúng quá hung hăng hay một trong hai con bị thương, hãy đặt lại tấm ngăn. Cân nhắc khả năng nhầm lẫn giới tính hay cá chưa thành thục sinh sản. Nếu bạn vẫn tự tin mình đang có một cặp cá thì hãy chờ vài ngày trước khi lại gỡ tấm ngăn ra. Nếu đúng là một cặp thì chúng sẽ thể hiện hành vi bắt cặp như mô tả ở trên. Việc giao phối cũng diễn ra tương tự như bắt cặp tự nhiên. Tham khảo: http://www40.tok2.com/home/saninryugyokai/dragon01.html http://www40.tok2.com/home/saninryugyokai/dragon02.html
Tép trứng là loại thức ăn bổ dưỡng và khá phổ biến chứa rất nhiều Calci, Astaxanthin và Carotene Tham khảo các loại thức ăn tươi sống Đại Học Cần Thơ dành cho cá rồng từ nhỏ đến khi trưởng thành tại: http://thucantuoisong.com/thuc-an-tuoi-song-cao-cap-tu-khi-moi-sinh-den-truong-thanh/
Quả thật rất công phu, việc nuôi chúng đã rất khó rồi việc lai tạo chúng để sinh sản còn khó hơn nhiều, rất cảm ơn chủ thớt vì bài viết rất chi tiết và rất hay ạ