Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Vì sao các cây màu đỏ thường biến thành màu xanh ?!

Thảo luận trong 'Tổng hợp - Kinh nghiệm về thủy sinh' bắt đầu bởi nhixuan, 26/11/09.

  1. nhixuan

    nhixuan Active Member

    Vì sao các cây màu đỏ thường biến thành màu xanh ?!​


    nguồn: http://my-aquatic-world.blogspot.com


    Sau khi không giữ được các cây Ludwigia trong bể của mình, tôi có rất nhiều câu hỏi trong đầu.Tôi đã tìm kiếm cách trồng trên Internet và làm rất nhiều cách để trồng được nó nhưng tại sao nó vẫn như vậy! Nhiều thành viên trên diễn đàn cũng phàn nàn về những cây thủy sinh màu đỏ rất khó để giữ màu, nó luôn có khuy hướng chuyển sang màu xanh, Không phải vấn đề là bao nhiêu chất Sắt được bỏ vào hồ , thực ra lý do chính là nhu cầu ánh sáng khác nhau của cây đỏ và cây xanh, do đó khi hầu hết các cây xanh phát triển mạnh, cây màu đỏ luôn luôn có khuy hướng biến thành màu xanh lá cây. Vì vậy, Tôi cho rắng các loại cây này có nhu cầu ánh sáng khác nhau

    Màu xanh lá cây hấp thụ ánh sáng màu đỏ và màu xanh trong quang phổ và lá màu đỏ nhu cầu ánh sáng màu xanh và màu xanh lá cây, điều này là bởi vì cây có sắc tố màu đỏ trong lá, nó phản xạ lại do đó ta nhìn thấy cây màu đỏ . Nếu bạn đặt lá màu đỏ trong nước nóng, sắc tố sẽ có thể hòa tan trong nước nóng, gây ra màu đỏ chuyển thành màu xanh lá cây.

    Bí mật của cách làm cho các cây màu đỏ nhìn tuyệt đẹp:

    1. 1. Gia hạn thời gian chiếu sáng,
    2. 2. Tăng cường độ ánh sáng và mật độ lượng khí carbon dioxide (CO2),
    3. 3. Hãy chắc chắn rằng trong nước là độ pH thấp và nhiệt độ thấp, khi các điều kiện trên được đáp ứng ta trồng một cây màu đỏ thực sự không khó khăn.

    Bất kể cây màu xanh hoặc đỏ, chúng đều có sắt ở trong đó, nhưng chỉ là một chất vi lượng rất nhỏ (tiêu chuẩn là khoảng 0.076ppm). Sắt là quan trọng đối với nhiều loại enzyme, trong trong cây thủy sinh , nó rất quan trọng để giảm quá trình oxy hóa chất xúc tác, như các carbohydrate ôxi hóa axit nitric và sulfat để trở lại trạng thái ban đầu, nó có mối quan hệ chặt chẽ với các chất sắt

    Mặt khác, ôxy trong quá trình quang hợp cũng phụ thuộc vào sắt albuminate-các hợp chất hữu cơ, khi thiếu sắt, cây sẽ đi vào giai đoạn xanh xao úa vàng, và nếu tình trạng xấu đi nó có thể gây ra hoại tử ở cây. Ion Sắt (Fe2 +) là ion có giá trị nhất trong các cây thủy sinh, khi nước thay đổi từ trung tính đến kiềm (tức là khi pH 7 hoặc ở trên), các chất sắt có thể kết tủa và trở nên sắt không hòa tan, điều này là lý do tại sao giá trị PH mức thấp được ưa thích. Như vậy, từ lý thuyết trên, sẽ khộng có vấn đề cây màu đỏ hay màu , sắt (Fe) cũng là một yếu tố không thể thiếu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/11/09
  2. huybeo86

    huybeo86 Active Member

    mặc dù hoi khó hiêu nhũng vân thanks bác
     
  3. meogia70

    meogia70 Active Member

    Để mình diễn nôm cho dễ hiểu nhé (mà đã diễn nôm thì kg chính xác 100% đâu, chỉ là nôm na thôi, có sai sót, xin anh em chỉnh giúp).

    Bạn có nhớ trên logo của TV màu đời cũ thường có 3 màu đỏ, xanh dương (lam) và xanh lá (lục), một số logo của đài truyền hình cũng có 3 vạch như vậy. Đó là 3 màu cơ bản, khi bạn pha chúng với nhau, tùy vào liều lượng, bạn sẽ có tất cả các màu còn lại. VD đỏ + lục = vàng, hay đỏ + vàng = đỏ + đỏ + lục = cam vv và vv.
    1_Ánh sáng

    Vậy, trong ánh sáng trắng ta thường thấy, gồm 3 màu cơ bản đó trộn lại.

    Cây màu xanh sẽ hấp thu màu đỏ và lam, màu lục dư ra sẽ "đập" vào mắt người xem làm cho ta thấy nó màu lục.

    Cây màu đỏ sẽ hấp thu màu lục và lam, màu đỏ không được hấp thu sẽ phản xạ vào mắt làm ta thấy nó . . .đỏ.

    Có lẽ do trong tự nhiên, nó sống trong môi trường dư sáng nên cố tình hấp thu ánh sáng đỏ ít. Nên ta phải tăng cường chiếu sáng cho giống điều kiện tự nhiên. Nếu không đủ, nó sẽ thích nghi bằng cách tăng cường hấp thu lượng ánh sáng đỏ để rốt cuộc ta thấy nó . . .xanh. (Đoạn này nếu có sai, xin anh em chỉnh dùm).

    2_Sắt và Ph.

    Bạn đã biết, độ Ph của nước có thang từ 1-14. nước tinh khiết có độ ph = 7.

    Lớn hơn 7, nước có tính kiềm (base) như nước vôi chẳng hạn
    Nhỏ hơn 7, nước có tính axít.

    Sắt là kim loại, ở môi trường kiềm, nó sẽ kết hợp với ion [OH]- thành hydroxide sắt III Fe(OH)3, và món này không tan. Kết quả là cây không hấp thụ được.

    Trong môi trường axít thì ngược lại. Sắt sẽ kết hợp với axít thành dang muối hòa tan, như vậy cây sẽ hấp thụ tốt.
     
  4. hoangthong_vt

    hoangthong_vt New Member

    vẫn chẳng hiểu gì ráo :|
     

Chia sẻ trang này