Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Hồ đầm lầy (Paludarium)

Thảo luận trong 'Bài Viết' bắt đầu bởi vnreddevil, 25/9/18.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Hồ đầm lầy (Paludarium)
    https://en.wikipedia.org/wiki/Paludarium

    [​IMG]
    Một hồ đầm lầy (paludarium)

    Hồ đầm lầy là một loại sinh vực (vivarium) vốn kết hợp cả hai yếu tố thủy sinh và đất cạn. Các hồ đầm lầy thường bao gồm một vật chứa mà trong đó nuôi các sinh vật chuyên biệt với quần thể sinh vật (biome) được giả lập. Chúng có thể được nuôi vì mục đích thẩm mỹ thuần túy hay cho các mục đích khoa học và làm vườn (horticultural). Thuật ngữ “paludarium” xuất phát từ tiếng Latin “palus” nghĩa là bưng biền (marsh) hay đầm lầy (swamp) và “-arium” vốn chỉ đến một vật chứa biệt lập.

    Hồ đầm lầy có thể phân bố theo kích thước từ các hộp nhỏ, dễ trưng bày đến các sinh quyển (biospheres) đủ lớn để chứa toàn bộ cây cối. Một ví dụ nổi bật về hồ đầm lầy thật lớn là trưng bày rừng mưa tại Montreal Biodome.

    Quần thể động thực vật
    Bởi vì hồ đầm lầy chứa đựng đất, nước và không khí, nhiều loại quần thể (fauna) khác nhau có thể được chứa đựng bên trong biệt khu (enclosure). Dẫu lưỡng cư, cá và bò sát là phổ biến nhất, người ta thậm chí có thể nuôi cả côn trùng và chim trong đó. Động vật phù hợp nhất với hồ đầm lầy là những con vốn sống tự nhiên trong loại môi trường đất/nước, đầm lầy, bưng biền hay ngập mặn (mangroves). Nó như một hệ sinh thái (ecosystem) vốn được đặt vào trong một vật chứa biệt lập.

    Thực vật (flora) cho hồ đầm lầy bao gồm những cây vốn phát triển mạnh trong môi trường thật ẩm ướt hay vùng ngập nước. Một loại cây thông dụng là chi Anubias [ráy] vốn mạnh mẽ và dễ trồng. Những phần ngập nước cũng có thể hỗ trợ nhiều loài cây thủy sinh.

    Thiết kế
    Hồ đầm lầy được tạo dựng bằng việc sử dụng một biệt khu (enclosure) vốn có thể lưu giữ một lượng lớn nước mà không rò rỉ. Một cách điển hình, phần đất cạn được bổ sung trước khi châm nước. Phần đất cạn có thể chiếm một bên hồ, với nước ở phía bên kia, hay có thể được tạo dựng cho giống với một hòn đảo được bao quanh bởi nước ở mọi mặt. Diện tích được chiếm bởi đất và nước phải đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của các động vật sẽ cư ngụ ở đó. [1]

    Hồ đầm lầy có thể được tạo dựng từ những cải tiến nhỏ cho sinh vực (vivarium) hiện hữu, bằng việc hoặc bổ sung nước vào một biệt viên (terrarium) hay đất vào một hồ thủy cảnh (aquarium). Nếu diện tích đất nhỏ, bố cục (setup) thay vào đó có lẽ là hồ bờ nước (riparium).[2]

    Tham khảo
    1. https://bantam.earth/paludarium/#Building-A-Simple-Paludarium
    2. https://bantam.earth/paludarium/#Converting-Other-Vivaria-Into-A-Paludarium


    ========================


    Ghi chú

    * Trong tiếng Anh, người ta phân biệt đầm lầy (swamp) vốn ở rừng thân mộc với bưng biền (marsh), cũng là một loại đầm lầy, vốn ở vùng trảng cỏ và cây bụi.

    * Paludarium còn được gọi là “hồ bán cạn”. Hơn mười năm trước, khi thuật ngữ này xuất hiện trên các diễn đàn thủy sinh, Wikipedia cũng như những nguồn tài liệu mạng khác dường như chưa có các giải thích cụ thể về mặt ngữ nghĩa (‘palus’=đầm lầy, ‘-arium’=hồ). Người ta bí lối, không biết dịch thế nào, đành gọi càn thành quen. Ở đây, chúng tôi xin bám sát ngữ nghĩa và bản chất của nó, tức “hồ đầm lầy”. Thực ra, những loại sinh vực như hồ bò sát (herpetarium) và hồ chim cánh cụt (penguinarium) về bản chất mới là “hồ bán cạn”!


    ========================


    Sinh vực (Vivarium)
    Hồ thủy cảnh (Aquarium)
    Biệt viên (Terrarium)
    Đại dương cung (Oceanarium)
    Cây bờ nước (marginal plant)
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/10/20
    lucson52 thích bài này.

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội