Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Sinh vực (Vivarium)

Thảo luận trong 'Bài Viết' bắt đầu bởi vnreddevil, 25/9/18.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Sinh vực (Vivarium)
    https://en.wikipedia.org/wiki/Vivarium

    Sinh vực (vivarium) (tiếng Latin nghĩa là “nơi sinh sống”; số nhiều: vivaria hay vivariums) là một khu vực, thường biệt lập, để lưu giữ và chăn nuôi các động thực vật cho việc quan sát và nghiên cứu. Thông thường, một phần hệ sinh thái (ecosystem) của một loài nhất định được giả lập ở cấp độ nhỏ hơn, với sự kiểm soát về điều kiện môi trường.

    Sinh vực có thể đủ nhỏ để đặt vừa trên bàn, chẳng hạn như một biệt viên (terrarium) hay hồ thủy cảnh (aquarium), hay một cấu trúc lớn hơn, ngoài trời chẳng hạn. Sinh vực lớn hơn, đặc biệt là những cái lưu giữ các loài có khả năng bay, bao gồm một số loại cơ chế cửa-đôi, chẳng hạn sally port cho việc ra vào, sao cho cửa ngoài có thể được đóng lại để chống đào thoát trước khi cửa trong được mở.

    Trong văn bản hiện đại, thuật ngữ không được sử dụng nhiều cho đến khi một xuất bản nhắc đến “Vivarium”, mà cái đầu tiên thuộc loại này, được tạo lập bởi Phillipe De Vosjoli ở San Diego, California [1] nhằm chia sẻ thông tin về việc nuôi dưỡng bò sát, lưỡng cư và các loài động vật trên cạn khác trong môi trường nuôi nhốt (captivity).

    [​IMG]
    Một biệt viên tại gia tí hon.

    [​IMG]
    Sinh quyển 2 (Biosphere 2) ở Oracle, Arizona.

    Quần thể động thực vật
    Có nhiều dạng sinh vực, bao gồm:

    Hồ thủy cảnh (aquarium), mô phỏng một địa bàn thủy sinh; chẳng hạn sông, hồ hay biển; nhưng chỉ những vùng toàn thủy (submerged) của các địa bàn tự nhiên này. Thực vật trong nước sẽ tiêu thụ một số ni-tơ hiện diện ở đó và cung cấp nơi trú ẩn để sinh vật ẩn náu và kiếm mồi.
    -----Đại dương cung (oceanarium), nuôi những loài hữu nhũ và cá lớn, chẳng hạn như cá heo và cá mập.

    • Nhà côn trùng (insectarium), nuôi côn trùng, nhện, và những loài chân đốt (arthropods) tương tự khác.
    -----• Bồn kiến (formicarium), với các loài kiến.

    Biệt viên (terrarium), giả lập địa bàn trên cạn, chẳng hạn như sa mạc hay trảng cỏ (savannah). Biệt viên cũng có thể được bố trí để tạo ra một địa bàn rừng thân mộc (woodland) ôn đới, và thậm chí một địa bàn như-rừng nhiệt đới (jungle-like). Điều này có thể được tạo lập với sỏi, vụn lá và đất. Bằng cách che kín biệt viên, một chu trình chuyển hóa nước tự nhiên (natural water cycle) diễn ra bên trong môi trường qua việc ngưng tụ hình thành trên nóc tạo ra mưa (precipitation). Nhiều loại cây khác nhau phù hợp với các địa bàn như thế này gồm cây họ dứa (bromeliads), tử linh lan (African violets) và họ lá bỏng Crassulaceae. Những động vật thường được nuôi để quan sát bao gồm bò sát, lưỡng cư, côn trùng, nhện, bò cạp và chim nhỏ.

    Hồ đầm lầy (paludarium) là biệt khu bán-thủy sinh (semi-aquatic enclosures) giả lập một rừng mưa, đầm lầy hay môi trường đất ẩm khác. Nó cũng có thể là một hồ thủy cảnh (aquarium) liên thông với một biệt viên (terrarium), bao gồm cả hai, khu vực dưới nước cũng như trên bờ.

    • Hồ chim cánh cụt (penguinarium), nuôi chim cánh cụt.

    • Hồ bờ nước (riparium), một thể loại hồ thực vật mới vốn tái tạo địa bàn đất ẩm dọc theo bờ ao, hồ, dòng suối và con sông. Vùng này chứa các loài cây bờ nước (marginal) vốn bám rễ vào đất ngập nước (saturated), nhưng vươn cành lá lên không. Tuy nhiên, khác với hồ đầm lầy (paludarium), hồ bờ nước không có một tỷ lệ đất cạn đáng kể, khiến chúng không phù hợp với hầu hết lưỡng cư. Thay vào đó, chúng sử dụng những loài cây đặc biệt hoặc treo trên thành hồ hoặc nổi trên mặt nước.

    • Hồ bò sát (herpetarium) [herpeton theo tiếng Hy Lạp là loài bò sát], bao gồm nhiều loài bò sát và lưỡng cư. Hồ bò sát có thể được xếp vào một loại sinh vực riêng, tùy thuộc vào địa bàn tự nhiên của loài được nuôi.

    [​IMG]
    Hồ chim cánh cụt nuôi chim cánh cụt Humboldt ở sở thú Prague.

    Kích thước và vật liệu
    Một sinh vực thường được làm từ vật chứa trong suốt (nhựa hay kiếng). Trừ phi là hồ thủy cảnh, nó không phải chịu áp suất nước, vì vậy nó cũng có thể làm bằng gỗ hay kim loại với ít nhất một mặt trong suốt. Các sinh vực (vivariums) hiện đại đôi khi được làm bằng ván ép phủ epoxy và được lắp cửa trượt bằng kiếng. Việc phủ bên trong một sinh vực bằng ván ép giúp duy trì hiệu ứng tự nhiên của môi trường. Sinh vực ván ép phủ-epoxy giữ nhiệt tốt hơn biệt khu (enclosures) bằng nhựa hay kiếng và có khả năng chịu đựng độ ẩm cao. Chúng có thể hình lập phương (cubical), hình cầu, khối chữ nhật (cuboidal) hay hình khác. Lựa chọn về vật liệu phụ thuộc vào kích thước và trọng lượng mong đợi của toàn bộ cấu trúc, độ kháng ẩm, giá thành và chất lượng mong muốn.

    Đáy của sinh vực phải có đủ diện tích để các loài sinh sống bên trong. Chiều cao cũng có thể quan trọng với cây lớn, dây leo, hay các loài động vật sống trên cây. Chiều rộng phải đủ lớn để tạo ra cảm giác chiều sâu, cho cả niềm vui của người xem lẫn lợi ích của các loài bên trong.

    Những đáy nền (substrates) được sử dụng nhiều nhất là đất thông thường, sỏi nhỏ, cát, rêu than (peat), mùn cưa, mùn gỗ, xơ thực vật (của dừa chẳng hạn), hay sự kết hợp của những thứ này. Lựa chọn về đáy nền phụ thuộc vào nhu cầu của cây hay động vật, độ ẩm, rủi ro liên quan và khía cạnh thẩm mỹ. Sinh vực khô hạn (sterile) đôi khi được dùng để đảm bảo mức độ vệ sinh cao (đặc biệt trong giai đoạn cách ly), thường có đáy nền rất trực tiếp, dễ di dời chẳng hạn như giấy vệ sinh, mùn cưa và thậm chí giấy báo. Một cách điển hình, đáy nền nghèo dưỡng chất, thoát-mạnh (high-drainage) được đặt trên một nền giả hay lớp LECA [viên đất sét] hay đá, vốn duy trì độ ẩm mà không cần tưới bề mặt nền.

    [​IMG]
    Nathaniel Bagshaw Ward lần đầu giới thiệu Biệt viên (Terrarium) và Sinh vực (Vivarium) vào 1842, xây dựng chủ yếu bằng kiếng và gỗ.

    Kiểm soát môi trường

    Ánh sáng
    Một hệ thống chiếu sáng là cần thiết, luôn thích nghi với yêu cầu của các loài động và thực vật. Chẳng hạn, những loài bò sát nhất định trong môi trường tự nhiên của chúng cần tự sưởi ấm bằng mặt trời, vì vậy nhiều bóng đèn có lẽ cần thiết để giả lập điều này trong một biệt viên.

    Cũng vậy, những loài cây nhất định hay động vật ban ngày (diurnal) cần nguồn tia cực tím (UV) để giúp tổng hợp Vitamin D và đồng hóa can-xi. Tia cực tím có thể được cung cấp bằng đèn huỳnh quang chuyên dụng hay bóng đèn ngày (daylight), vốn tái tạo môi trường tự nhiên của bò sát và phát ra hiệu ứng ánh sáng mặt trời tự nhiên hơn so với ánh xanh của một bóng huỳnh quang thường.

    Bộ chuyển ngày/đêm (day/night regulator) có lẽ cần thiết để giả lập chính xác sự biến đổi của các chu kỳ sáng và tối. Thời lượng ngày và đêm giả lập tùy thuộc vào điều kiện ở địa bàn tự nhiên của loài và mùa mong đợi.

    Nhiệt độ
    Nhiệt độ có thể là một thông số rất quan trọng với loài vốn không thể thích nghi khác đi với các điều kiện được phát hiện ở địa bàn tự nhiên của chúng.

    Việc sưởi ấm có thể được cung cấp bằng nhiều phương tiện, tất cả chúng thường được kiểm soát bằng một bộ điều nhiệt (thermostat): đèn sưởi hay đèn hồng ngoại, tấm đốt nóng hay nệm sưởi, cung cấp nhiệt lượng tại đáy hay các mặt của biệt viên, dây hay nệm sưởi được chôn bên dưới đáy nền, đá sưởi, hay những dụng cụ phức tạp hơn phát hay tạo ra khí ấm bên trong của sinh vực.

    Tương tự việc chiếu sáng, sự sụt giảm về nhiệt độ có lẽ là cần thiết cho chu kỳ đêm giả lập, nhờ đó giúp các loài đang sống được khỏe mạnh. Biến đổi này cần tương tự như điều kiện được phát hiện ở địa bàn tự nhiên của loài. Hệ thống điều-nhiệt thường được dùng để ổn định chu kỳ chiếu sáng và sưởi ấm, cũng như độ ẩm (kết hợp với hệ thống tạo mưa và phu sương gắn-trong). Các điện trở nhạy-sáng (light-dependent resistors) hay diode-quang (photo-diodes) thường được sử dụng để giả lập các chu kỳ ban ngày, buổi tối và ban đêm, cũng như bộ định thời (timers) để bật tắt đèn và sưởi khi cần.

    Độ ẩm
    Nhiều loài cây và động vật chịu đựng kém với sự biến thiên về độ ẩm. [1]

    Việc ổn định độ ẩm có thể được thực hiện bằng nhiều cách: tưới (pulverization) nước định kỳ, sự bay hơi (evaporation) nước bên trong (từ một bể chứa, hay sự tuần hoàn nước), hay hệ thống tưới tự động hay máy tạo ẩm (humidifiers).

    Thông gió và cửa
    Việc thâm nhập vào một sinh vực là cần thiết cho mục đích bảo trì, để chăm sóc động và thực vật, hay để bổ sung hoặc lấy bớt thức ăn. Trong trường hợp của một số động vật, cửa chính diện (frontal opening) được chuộng bởi vì việc thâm nhập sinh vực từ mái được liên hệ với sự hiện diện của loài săn mồi và do đó có thể gây ra căng thẳng không cần thiết.

    Thông gió (ventilation) không chỉ quan trọng với việc tuần hoàn không khí, mà còn để ngăn ngừa sự tăng trưởng của nấm mốc và sự phát triển và lây lan của vi khuẩn độc hại. Điều đặc biệt quan trọng ở sinh vực ấm, ẩm ướt. Phương pháp truyền thống bao gồm việc đặt một quạt hút (hay khe thông gió) ở tầm thấp và quạt thoát khác ở tầm cao hơn, vốn cho phép sự tuần hoàn liên tục của không khí sạch.

    Gallery

    [​IMG]
    Sinh vực bướm (butterfly vivarium) hay nhà côn trùng (insect home), Henry Noel, ca. 1858.

    [​IMG]
    Hai biệt viên (terrarium) kiếng cỡ lớn cùng với cây cối.

    [​IMG]
    Bọ mặt trời hay bọ taxi (taxicab) trong một hồ côn trùng (insectarium).

    [​IMG]
    Sinh vực với tường ván ép phủ-epoxy.

    [​IMG]
    Cầy mực (Arctictis binturong) ở sinh vực Darmstadt, Hessen, Germany.

    Tham khảo

    1. http://thereptilereport.com/editors-choice-2015-lifetime-achievement-award-philippe-de-vosjoli/
    2. “The Fever Trail” - Mark Honigsbaum (MacMillan 2001)
    3. https://vi.wikipedia.org/wiki/Vivarium


    ========================


    Ghi chú

    *Trong phân loại sinh vực, người ta chú trọng đến chức năng như nhà côn trùng (insectarium), hồ bờ nước (riparium), đại dương cung (oceanarium)… chứ không nhắm tới sự phân bố của nước. Thuật ngữ “hồ bán cạn” vốn chỉ đến paludarium (theo nghĩa đen là “hồ đầm lầy”) trùng khớp với hình ảnh của hồ bò sát (herpetarium) và hồ chim cánh cụt (penguinarium) về khía cạnh cạn/nước. Trong khi việc thay đổi một thuật ngữ, vốn được diễn dịch thiếu chính xác nhưng phổ biến, có thể hoàn toàn khó khăn thì việc chỉ ra hạn chế của nó là cần thiết.

    *Chậu nước (water tub/bowl): loại sinh cảnh đặc thù, một tiểu thủy viên với tầm quan sát từ bên trên, chủ yếu là cây bán thủy (bờ nước) và cây nổi hay lá-nổi, cây toàn thủy rất hạn chế vì bị che khuất trừ phi chậu được thiết kế riêng cho nó.

    *Hồ mở (open aquarium): một phát triển của hồ thủy cảnh khi phần không gian bên trên mặt hồ được tận dụng (ở hồ đầm lầy và hồ bờ nước, mức độ này cao hơn). Thông thường, dàn đèn được nâng cao và tăng cường chiếu sáng. Nhiều loài cây thủy sinh khi gặp điều kiện thuận lợi (ánh sáng đầy đủ) có khả năng và được khuyến khích mọc quá mặt nước. Một kết hợp thịnh hành gần đây với lũa, ráy Anubias và trầu bà treo trên mặt nước. Rễ trầu bà tỏa xuống tạo hiệu ứng rừng rậm nhiệt đới.

    Untitled.jpg
    Cây trầu bà thủy sinh (Neon Pothos) trong ứng dụng hồ mở.


    ========================


    Hồ thủy cảnh (Aquarium)
    Biệt viên (Terrarium)
    Hồ đầm lầy (Paludarium)
    Đại dương cung (Oceanarium)
    Cây bờ nước (marginal plant)
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/12/18

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội