Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Gà Asil

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - gà' bắt đầu bởi vnreddevil, 10/7/13.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Gà Asil
    Willem Van Ballekom - http://www.ganoi.com/asil/main/asilmania/start.htm


    ========================================================


    THÔNG TIN CHUNG

    Giới thiệu
    Gà Asil được thuần dưỡng ở tiểu lục địa Ấn Độ và có lẽ là giống gà chọi cổ xưa nhất thế giới. Bằng chứng khảo cổ sớm nhất về chọi gà được phát hiện ở thung lũng Indus (ngày nay là Pakistan nhưng thuộc lãnh thổ Ấn Độ cho đến 1947). Việc tìm hiểu về gà Asil không dễ dàng. Đây là giống gà được thuần dưỡng ở tiểu lục địa Ấn Độ. Ngày nay, vùng đất này bao gồm nhiều quốc gia như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka. Đây là quê hương của nhiều chủng tộc và nền văn hóa khác nhau. Việc tìm hiểu các tên địa phương và mô tả thực sự phức tạp bởi riêng Ấn Độ thôi cũng có đến 21 ngôn ngữ bản địa và trên 200 phương ngữ. Đôi khi thông tin là hết sức trái ngược. Do đó việc so sánh và phân tích các thông tin này là điều cần thiết. Người chơi gà Asil ở khắp nơi trên thế giới là những nguồn thông tin giá trị nhất. Cộng đồng Asil Quốc tế (AIC) nỗ lực cung cấp những thông tin hữu ích để giúp người chơi gà Asil ở khắp nơi bảo tồn giống gà chọi này cùng với tiêu chuẩn lai tạo phù hợp.

    Tên gọi –Asil, Aseel hay Asli?
    Tên của giống gà có thể được viết theo nhiều cách khác nhau cũng như có nhiều tên gọi ở Ấn Độ và các quốc gia lân cận. Điều này dĩ nhiên bắt nguồn từ sự phức tạp của các ngôn ngữ bản địa ở Ấn Độ. Ý nghĩa của các từ Asil, Aseel hay Asli là “giống thuần” hay “dòng thuần”. Nó bắt nguồn từ ngôn ngữ Ả Rập-Ba Tư. Trước khi bị Hồi giáo xâm chiếm, gà Asil và các biến thể của nó chỉ được biết đến trong nội địa dưới tên gọi địa phương. Làm thế nào mà chúng được gọi là Asil, Aseel hay Asli? Câu trả lời nằm ở lịch sử của Ấn Độ (bao gồm Pakistan và Bangladesh). Từ thế kỷ thứ 7, phần lãnh thổ phía bắc Ấn Độ (và Pakistan) dần rơi vào tay người Hồi. Sự xâm lấn của Hồi giáo ở miền bắc bắt đầu từ triều đại Turkish-Afghani Ghaznavid. Kết quả dẫn đến sự thành lập của triều đại Hồi giáo Mughal vào năm 1707! Hồi giáo du nhập ảnh hưởng của ngôn ngữ Ả Rập – Ba Tư vào văn hóa và xã hội Ấn Độ. Do đó cái tên Asil, Aseel hay Asli nhất định bắt nguồn từ tầng lớp Hồi giáo cai trị. Từ đó, Asil được toàn bộ các địa phương Ấn Độ sử dụng.

    Phân loại
    Theo tôi, giống gà Asil có thể phân làm hai loại chính, loại nhỏ Reza (ở một số quốc gia phương Tây, người ta gọi một cách không chính xác là Rajah) và loại lớn Asil (ở một số quốc gia phương Tây, người ta gọi là Kulang Asil). Như đã nói ở trên, tên gọi khác nhau tùy theo nhà lai tạo ở vùng nào Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Li Băng, Afghanistan, Nga (vùng Káp-kaz) và các nước vùng Trung Á (Turkmenistan, Tajikistan, Uzbekistan, Dagestan .v.v). Cũng tồn tại những cách phân loại khác. Độc giả nên phân tích những thông tin ở đây để tự rút ra kết luận. Lưu ý: một số nguồn ở trong và ngoài Ấn Độ còn đề cập đến một loại Asil thứ ba, gọi là Asil trung bình hay “Calcutta Asil”. Tuy nhiên, không có bằng chứng hỗ trợ cho quan điểm này.

    Màu sắc
    Các tên gọi màu sắc bao gồm Sonatol, Jawa, Amir Ghan, Kaptan (Kalkatiya) chủ yếu được dùng ở bên ngoài Ấn Độ và là những tên gọi từ thời cựu tiểu vương Oudh. Sự xuất hiện của quân đội Anh và vị “Nawab” (tiểu vương Hồi giáo) trung thành biến vùng này thành một vị trí trọng yếu. Đó là căn cứ của người Anh và địa hình hiểm trở của vùng này được thể hiện bởi họa sĩ Herbert Atkinson (hãy xem các tác phẩm của ông) và các chiến hữu vốn có vai trò như là nhân viên hoặc thanh tra trong khu vực. Ngày nay, tiểu quốc cổ được gọi là Awadh và thuộc về bang Uttar Pradesh (với các thành phố nổi tiếng Lucknow và Allahabad). Người Ấn, Pakistan, Bangla và Sinhala gọi tên theo màu (chẳng hạn Zardi = vàng, Lakha = đỏ, Kala hay Kali = đen, Naila = xám [blue] .v.v) hay tên liên quan đến những đặc điểm riêng (chẳng hạn Jangli = hoang dã, Kalkatiya = cựa đen) hoặc thậm chí theo tên địa phương (chẳng hạn Amroha, Mianwali, Rampur .v.v).

    Reza Asil
    Reza là loại gà Asil dưới 3 kg. Loại Asil này phổ biến trên toàn thế giới nhờ sách vở và bài viết của các chuyên gia như Herbert Atkinson, Siran và Paul Deraniyagala ở Sri Lanka và Carlos Finsterbusch ở Chile. Reza Asil theo các tài liệu cũ (phương Tây) lại chia thành nhiều dòng: (Amir) Ghan, Sonatol, (Siyah) Rampuri, Kalkatiya (Kaptan) và Jawa. Những dòng này đều được nhận dạng theo màu sắc! Ý nghĩa theo thứ tự là: điều, điều nhạt, ô, điều bông (speckled red) và chuối. Ngày xưa (thời thuộc địa) những màu khác như nhạn, bông (spangle) .v.v bị coi là pha tạp. Theo Herbert Atkinson, Asil thuần không được nặng quá 3 kg. Ngày nay, những tên hay dòng “cổ điển” mà Atkinson đề cập đều ít nhiều bị quên lãng. Những ai có chút kinh nghiệm lai tạo đều hiểu rằng sau vài thập kỷ dòng gà sẽ bị suy dần cho đến biến mất. Lưu ý: dân địa phương ở Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka chỉ biết đến loại Reza Asil thông qua tên gọi ở địa phương mình (xem ở trên).

    [​IMG]
    Reza Asil lai tạo bởi Mullapudi Narendranath (Ấn Độ)

    Kulang Asil (Bắc và Nam Ấn)
    Việc phân loại Kulang Asil thật sự rắc rối. Trong các tài liệu về gà chọi ở phương Tây, chẳng hạn như cuốn "Cockfighting all over the World" (1938) của Carlos Finsterbusch, bao gồm những biến thể sau: Hyderabad, Calcutta và Madras. Các chuyên gia Asil ở nội địa sử dụng phương pháp phân loại hiện đại hơn. Loại Asil lớn con được chia thành các biến thể sau: Bắc Ấn, Nam Ấn và Madras. Các biến thể Bắc và Nam Ấn không khác nhau mấy. Chỉ khác kiểu mồng, hình dạng mỏ và thân (chẳng hạn: Bắc Ấn = mảnh mai hơn, Nam Ấn = cơ bắp hơn), tuy nhiên Madras Asil lại khác một cách đáng kể. Chúng có dáng thấp, đô con và nặng xương hơn. Biến thể này được phát hiện ở cực nam Ấn Độ, bang Tamil Nadu. Ở nội địa, gà Asil đạt từ 4 đến 6 kg. Kulang Asil ở bên ngoài và các nước láng giềng thường từ 4.5 đến 5.5 kg. Có lẽ khác biệt trọng lượng là do điều kiện nuôi dưỡng mỗi nơi mỗi khác.

    [​IMG]
    Kulang Asil (Nam Ấn) lai tạo bởi Mullapudi Narendranath (Ấn Độ)

    [​IMG]
    Kulang Asil (Bắc Ấn) lai tạo bởi Wilem van Ballekom (Hà Lan)

    [​IMG]
    Madras Asil lai tạo bởi Mullapudi Narendranath (Ấn Độ)

    Gà Malay – Một biến thể Kulang Asil
    Gà Malay vốn được người phương Tây coi như một giống riêng, chẳng qua là một biến thể Kulang Asil mà thôi. Chẳng có giống Malay nào ở Malaysia. Đặc điểm tương tự như loại Asil lớn con ở Nam Ấn (các bang Kerala và Tamil Nadu). Chúng cũng có dáng cao và mồng trích. Ngày nay, bất cứ ai trưng ra một con gà Nam Ấn thì người phương Tây phải hiểu rằng đó cũng là giống gà Malay mà thôi. Một số cũng được gọi là “Desi” và pha với các giống gà địa phương (không phải gà chọi). Gà Malay ở Ấn Độ cao đến 85 cm và nặng từ 4.5 đến 6 kg.

    [​IMG] [​IMG]
    Gà Malay ở bang Kerala - Ảnh Dr. Anurenji (Ấn Độ)

    Các biến thể Asil (râu, mào, mã lại và mồng lá)
    Gà Asil cũng có nhiều biến thể hiếm. Chúng là Asil ria (bearded), mào (tassel), mã lại và mồng lá (single crested). Ở nội địa, những biến thể hiếm này nổi tiếng về lối đá, nhất là gà mồng lá. Chúng rất nhanh lẹ và cực kỳ hung dữ.

    [​IMG]
    Asil râu (xuất xứ Iran) của Konstantin Ticipidis (Nga)

    [​IMG]
    Asil mồng lá còn gọi là “Bihaingam” lai tạo bởi Nadeem (Pakistan)

    [​IMG]
    Kulang Asil mào lai tạo bởi Mullapudi Narendranath (Ấn Độ)

    [​IMG]
    Madaroo Asil (mã lại) lai tạo bởi Asad Fareed (Pakistan)

    Gà tre Asil
    Gà tre Asil (bantam) được lai tạo từ cuối thế kỷ 19 bởi một nhà lai tạo người Anh tên là William Flamank Entwisle. Giống gà trở nên rất thịnh hành vào thời đó nhưng sau một vài thập kỷ, sự háo hức mất hẳn. Gà tre Asil xuất hiện trong Tiêu chuẩn Gia cầm Hà Lan vào năm 1920 với một loạt biến thể màu. Cho đến tận những năm 1980 không ai còn nghe nói gì đến chúng. Một nhà lai tạo người Bỉ tên là Willy Coppens tái tạo lại chúng bằng chất liệu Ko Shamo, gà tre Ấn và Reza Asil. Sau khi xuất hiện một cách thành công, các nhà lai tạo người Đức như Andreas Niehsen và Hartmut Vieregge tục công trình, điều dẫn đến việc giống gà được Tiêu chuẩn Gia cầm Đức công nhận. Giống gà cũng được tái giới thiệu sang Hà Lan và Anh. Ngày nay, gà tre Asil rất phổ biến và được lai tạo với nhiều biến thể màu khác nhay. Trọng lượng tối đa là 750 g.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Gà tre Asil lai tạo bởi Willem van Ballekom (Holland)


    ========================================================


    [​IMG]


    TIÊU CHUẨN ASIL
    Câu lạc bộ Asil Calcutta, Ấn Độ


    Vào thời điểm viết bài (tháng 10/2007) chỉ có một câu lạc bộ Asil duy nhất ở Ấn Độ. Câu lạc bộ ở thành phố Calcutta, bang Bengal, miền bắc Ấn Độ. Hàng năm, những chiến binh hay nhất được tuyển chọn từ một chuỗi giải đấu (cựa sắt). Đến giải cuối cùng, những con đoạt giải được công bố. Một thành viên của câu lạc bộ, Imtiaz Qasem, khẳng định rằng những thông tin được cung cấp bởi Herbert Atkinson là chính xác.

    Những thông số tiêu chuẩn gà Asil dưới đây xuất hiện trong một văn bản viết vào thế kỷ thứ 19 và được chúng tôi tuân thủ một cách nghiêm ngặt ở Calcutta (tức Murgh-Nāma hay “Đấu Kê Trích Lục” được viết bởi tiểu vương Rampur vào năm 1883).

    MỎ – Ngắn, dày, mạnh, màu ngà và ngậm chặt. Mỏ trên phải thẳng.

    MẮT – Sáng, hơi long lanh, giác mạc trắng và như ngọc trai, mí mắt hình ô-van, giác mạc vàng hay vằn tia máu ở một số cá thể.

    MỒNG – Dâu hay dâu ba khía, ngắn, dày và thấp (trừ dòng mồng lá "Bihangam").

    TÍCH – Triệt tiêu hoàn toàn (ngoại trừ dòng mồng lá "Bihangam"). Mặt và tai đỏ.

    ĐẦU – To và hơi dài giống như cầy mangut (mongoose), xương cằm và gò má rộng, rất ít mỡ, da cứng, hầu (throat) không nhô và càng ít nọng càng tốt, lông bờm mọc thấp, mặt trước mọc dưới hầu.

    CẦN – Chiều dài từ vừa phải cho đến ngắn, lóng cần ngay sọ gồ lên, trông như rắn hổ phùng mang. Xương cổ nhỏ, khớp (ridge) không mỡ, cảm giác đầy đặn, đặc biệt là 5-7 cm bên dưới đầu. Nhìn tổng thể, cổ phải chắc mạnh như một thanh sắt, bao quanh bởi lớp lông thô cứng.

    LƯNG – Rộng và phẳng. Nhìn từ trên xuống, lưng và cánh có hình trái tim.

    CÁNH – Xếp cao gọn gàng và khép sát thân. Chúng phải cơ bắp và không có mỡ (fleshless), chân lông (quill) cứng chắc thay vì chắc.

    NGỰC – Nở, rộng, cơ bắp, rắn chắc, thịt lộ qua lớp lông ở ngực, đùi và cánh vai.

    THÂN SAU (STERN) – Bụng nhỏ, phao câu lớn, rộng và rất mạnh mẽ (ĐẶC ĐIỂM QUAN TRỌNG!), lông phụng hẹp, hình lưỡi mác (scimitar), thô cứng (wiry), nhọn, gốc xuôi, không cong như những giống gà khác, lông màu ánh kim, không nhỏng quá phương ngang, bó nhưng không lèn chặt, lông mã và lông bao đuôi (cloak) hướng về sau nhiều hơn những giống gà khác, cứng chắc, nhọn và xinh đẹp

    THÂN – Gọn gàng và cơ bắp.

    ĐÙI – Không quá dài, to, tròn, rắn chắc và thưa lông (da thấp thoáng), thẳng hàng với thân, và không dang rộng như cánh khi gà đứng đối diện, như thể gà không thể đá một cách phù hợp.

    CÁN – Ở gà trưởng thành, dày và vuông vức, mặt trước thấp, không tròn. Rãnh vảy thẳng, hơi lõm. Chấp nhận duy nhất màu trắng nhưng cán thường ngả vàng vì thức ăn có rau xanh.

    NGÓN – Thẳng, dày, nhưng thuôn và mạnh, móng to, cứng, cong và trắng.

    NGOẠI HÌNH (APPERANCE) – Thân (carriage) phải dựng thẳng, đứng vững vàng và chắc chắn trên hai chân, xinh đẹp, hoạt bát và gọn gàng, và chuyển động chớp nhoáng như rắn hổ mang. Nhìn ngang một con gà đang đứng, mắt và móng ngón ngọ phải nằm trên một đường thẳng.

    ĐẶC ĐIỂM (CHARACTERISTIC) – Tiếng gáy của gà Asil không giống với những giống gà khác, ngắn như thể bị chẹn ngang đoạn cuối. Có rất ít hoặc không có lông tơ mặt bụng. Trọng lượng của gà trống trưởng thành trong điều kiện phù hợp không được vượt quá 3 kg. Gà mái phải tương tự như gà trống về mọi phương diện, ngoại trừ những đặc điểm liên qua đến giới tính. Khi chạm và chọc vào gần hậu môn, gà bắt đầu rỉa và bôi lông. Hành vi này kém rõ rệt ở những cá thể pha bớt máu Asil. Mái Asil thuần nuôi con từ 6 tháng cho đến 1 năm. Mái đẻ hai lứa trứng mỗi năm. Trống Asil rất dễ bồng và không bao giờ hoảng hốt. Khi búng tay, trống liền de, như thể có con mái đứng cạnh. Nó thích được bồng bế và vuốt ve (stroke) và ai cũng có thể bồng gà Asil vào những lúc rảnh rỗi.


    ========================================================


    ĐẶC ĐIỂM CHI TIẾT

    GIỚI THIỆU
    Asil là một giống gà phức tạp. Bên cạnh dòng “chính” còn có rất nhiều biến thể. Một số thể hiện những đặc điểm thể hình riêng biệt. Để các nhà lai tạo Asil ở khắp nơi trên thế giới có thể nhận biết, dưới đây chúng tôi liệt kê một danh sắc các đặc điểm cùng với hình ảnh và giải thích. Nếu có lưu ý hay bổ sung gì, bạn hãy gửi mail cho chúng tôi. Nếu thông tin của bạn hữu ích thì chúng tôi sẽ cho đăng.

    LƯU Ý
    Trong quá khứ, gà Asil có đặc điểm hình thể ổn định hơn ngày nay. Bởi hầu hết các nhà lai tạo Asil xưa kia không thể trao đổi hay mua bán gì được. Nguyên nhân là vì những cách trở về địa lý chẳng hạn như núi cao hoặc xa xôi (sa mạc). Những ngày đó, người ta chỉ có thể vận chuyển hàng bằng chân, lừa, ngựa, lạc đà hay xe kéo! Phương tiện hiện đại được đưa vào Ấn Độ (kể cả Pakistan và Bangladesh) từ năm 1852 khi khánh thành tuyến xe lửa đầu tiên. Xe hơi xuất hiện từ năm 1900. Dịch vụ vận chuyển hàng không xuất hiện từ năm 1912. Phương tiện vận chuyển hiện đại khiến cho việc trao đổi mua bán gà Asil dễ dàng hơn trên khắp Ấn Độ (kể cả Pakistan và Bangladesh). Điều này đem lại sự phát triển mới mẻ cho gà Asil. Qua vài thập kỷ, nó tạo ra cái gọi là loại Asil “trung gian”. Hay nói cách khác, loại Asil thể hiện đặc điểm của nhiều dòng Asil khác nhau. Do đó, đôi khi bạn không thể nói một cách chính xác thể loại của một cá thể. Chúng ta thường nói là “cổ điển” hay “pha trộn”. Hãy chấp nhận thực tế này trong thế giới của gà Asil. Xin cảm ơn.


    ĐẦU
    Dạng đầu Asil lý tưởng ít nhiều tròn trĩnh và rộng, mắt trắng (pearl) và được bảo vệ bởi gò lông mày và gò má nhô cao, mồng trích hay mồng dâu thấp nhỏ (ngoại trừ biến thể mồng lá), mỏ tương đối rộng bản. Đoạn nối giữa đầu và cổ có lối “thắt sọ” điển hình. Mặt thường đỏ. Asil mặt lọ xuất hiện ở Nam Ấn. Mô trên mặt phải là mô cơ. Mặt gà với nhiều mô mỡ (flesh) không có lợi khi thi đấu. Mô mặt sẽ nhanh chóng sưng phồng và che lấp mắt. Tích phải triệt tiêu, chỉ còn lại dấu vết.

    [​IMG] [​IMG]
    Dạng đầu lý tưởng (xưa và nay)

    KIỂU MỒNG
    Gà Asil (tất cả mọi biến thể) có nhiều kiểu mồng và mỏ. Nhìn chung, chúng ta có thể nói rằng Asil Bắc Ấn thông qua Reza Asil có mồng dâu (ba khía). Asil Nam Ấn thông qua Malay và Madras Asil có cả mồng dâu (ba khía) lẫn mồng trích. Theo một số nguồn tin từ Ấn, gà Asil thường được chia làm ba loại chính 1) Reza Asil 2) Bắc Ấn và 3) Nam Ấn. Khi nói về Bắc Ấn nghĩa là tính cả Pakistan và Bangladesh.

    [​IMG]
    Reza Asil – mồng dâu ba khía nhỏ.

    [​IMG]
    Kulang Asil (Nam Ấn & Malay) – mồng trích.

    [​IMG] [​IMG]
    (Trái) Asil mồng lá, còn gọi là "Bhaingam".
    (Phải) Asil mồng lá, đã tỉa mồng (kiểu Pakistan).

    KIỂU MỎ
    Loại Asil Bắc Ấn có mồng dâu ba khía và mỏ tương đối lớn, tương tự như mỏ ưng. Asil Nam Ấn thường có mỏ ngắn, rộng bản như tam giác.

    [​IMG] [​IMG]
    (Trái) Mỏ ưng của Kulang Asil Bắc Ấn.
    (Phải) Mỏ ngắn rộng bản của Kulang Asil Nam Ấn.

    MẮT
    Asil Bắc Ấn (kể cả Reza) và Asil Nam Ấn phải có mắt trắng – ngọc trai. Mắt đỏ hay vàng là lỗi. Mắt phớt vàng có thể thấy ở gà tơ nhưng sau chuyển thành trắng-ngọc trai. Đôi khi mắt vằn tia máu. Có những nhà lai tạo nội địa chuộng loại mắt “vằn tia máu” (bloodshot) này. Đấy là dấu hiệu của sinh khí. Mắt phải nằm sâu trong hốc mắt và được bảo vệ bởi gò lông mày và gò má lồi.

    [​IMG]
    Mắt trắng.

    [​IMG]
    Mắt trắng “vằn máu”.

    CÁN
    Những màu chính ở gà Asil bao gồm trắng ngà, vàng, đen, xám và xanh lục. Cán vàng và xanh lục với những đốm đen như ở gà Shamo không phải là chuẩn mực ở gà Asil. Cán sẫm màu thường thấy ở Asil Nam Ấn. Một số cá thể vảy rất sần sùi, hơi vênh lên một chút. Nhưng đây không phải là dấu hiệu của bệnh “sùng chân”. Một số nhà lai tạo nội địa chuộng loại vảy thô ráp như thế này bởi chúng sẽ tăng thêm tổn thương cho đối thủ! Cán gà Asil không được tròn mà phải vuông vức.

    [​IMG] [​IMG]
    (Trái) Cán trắng ngà.
    (Phải) Cán vàng – lưu ý kiểu cán vuông điển hình.

    [​IMG]
    Kulang Asil Nam Ấn chân chì.

    VAI, LƯNG VÀ THÂN
    Cánh khuỳnh (carry apart) và vai dựng thẳng như gà Shamo không phải là chuẩn mực của gà Asil. Gà Asil phải có vai rộng và cánh khép sát thân (carry against). Lưng cũng khác. Shamo có lưng rất dựng, Asil không vậy. Shamo có thế đứng rất thẳng, góc lưng của Asil khoảng 45 độ. Đấy là lý do tại sao gà Shamo và Kulang Asil với cùng trọng lượng lại có chiều cao khác biệt. Thân gà Asil rất cơ bắp nhưng gọn gàng. Thân gà Shamo cũng cơ bắp nhưng dài hơn.

    [​IMG] [​IMG]
    (Trái) Gà Shamo của Nhật – cánh khuỳnh, cánh vai nhô lên, lưng dốc.
    (Phải) Kulang Asil – cánh khép sát thân, vai rộng, lưng khoảng 45 độ.

    ĐẶC ĐIỂM THỂ HÌNH
    Ở một số nơi, Reza Asil được lai tạo để đáp ứng với thể loại đá cựa như cựa tháp (postiza), cựa dao (slasher), cựa tròn (gaff) hay những loại cựa nhân tạo khác. Điều này khiến Reza Asil phân hóa thành loại thanh mảnh hoặc thấp gọn. Dưới đây là một số ví dụ về các hướng lai tạo này.

    GÀ ASIL Ở CHÂU MỸ
    Từng có thời, các nhà lai tạo Argentina cản ra loại gà Asil hay nhất châu lục. Những cá thể “Asil Argentino” này được xuất khẩu sang những quốc gia châu Mỹ khác. Chúng đá loại cựa sắt gọi là “puone”, dạng cựa hình nón thấp. Gà đá thể loại này phải cực kỳ gan lỳ, dai sức và mạnh khỏe. Điều này tùy thuộc vào loại gà Asil. Từ quan điểm thể hình như vậy, chúng được cản theo hướng cực kỳ gọn gàng (compact). Một ví dụ thực sự về loại gà lực. Người khác lại cản Asil theo hướng thanh mảnh (elegan). Loại gà này được cản để đá thể loại cựa sắt như cựa dao và cựa tròn. Hướng lai tạo tập trung vào các phẩm chất chiến đấu như tốc độ và sự nhanh nhẹn.

    [​IMG] [​IMG]
    Dạng đầu điển hình của gà Nam Mỹ (Reza Asil).

    [​IMG] [​IMG]
    (Trái) “Asil Argentino” cổ điển được lai tạo vào năm 1960.
    (Phải) Dạng đầu cực đoan của Reza Asil lai tạo ở Mễ.

    [​IMG] [​IMG]
    (Trái) Gà Asil lai tạo bởi Bobby Boles (Mỹ). Đây là dòng gà đá cựa sắt siêu đẳng.
    (Phải) Loại Asil thanh mảnh được lai tạo ở Mỹ.

    Ở trên là hình ảnh gà Asil lai tạo ở châu Mỹ với đủ loại biến thể hình dạng và thân. Những biến thể này được lai tạo với mục đích tối ưu hóa thể loại cựa (sắt hay plastic), chẳng hạn như cựa tròn, cựa dao hay cựa tháp. Gà Asil sử dụng cựa nhân tạo phải tốc độ, nhanh nhẹn và thật chính xác.


    ========================================================
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/10/14
    xaluanchien thích bài này.
  2. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    HÌNH THỨC ĐÁ CỰA

    GIỚI THIỆU
    Gà Asil nổi tiếng toàn trên thế giới về lực đá mạnh mẽ, dẻo dai và bền bỉ. Khi đem đá ở những vùng khác nhau, chúng được dùng vào nhiều hình thức đá cựa như sau:

    CỰA BĂNG (TAPEBOXING)

    [​IMG]
    Một ví dụ về cựa băng.

    [​IMG]
    Asil Pakistan đang đá cựa băng.

    Ngày xưa, ở quê hương Asil thể loại này được gọi là "Dora Dirza". Nó được các sư kê Ấn áp dụng để thử nghiệm và tuyển chọn độ bền, dẻo dai và gan lỳ của gà Asil. Theo luật của Câu lạc bộ Asil Calcutta ở Kolkata (Calcutta), cựa phải cắt ngắn còn 1/2 inch (1.25 cm). Phần gốc còn lại được đậy bằng hai tấm nỉ (felt) dày 5 li. Chúng được quấn chặt bằng chín vòng băng vải. Mỗi trận có ít nhất 3 hồ. Mỗi hồ kéo dài 20 phút. Gà tham dự giải luân lưu (tournament) phải đá ít nhất 6 lượt trận (bout). Ngày xưa, gà Asil đá từ 3 đến 5 ngày liên tiếp. Gà đá nhiều giờ mỗi ngày. Mỗi trận được chia thành nhiều hiệp và giờ nghỉ gọi là “Pani” (= “nước”). Mr. Dashan ở Pakistan nói ở xứ ông gà Asil đá bằng cựa tự nhiên nhưng cũng đá cựa đột (cắt ngắn) quấn 14 vòng băng vải. Gà Asil ở Pakistan thậm chí còn được đá bằng cựa tự nhiên lắp trên đế sắt. Hình thức này ít nhiều giống với thể loại cựa tháp (postiza) ở Trung và Nam Mỹ.

    CỰA SẮT (STEEL FIGHTING)

    [​IMG]
    Một bộ cựa dao hai lưỡi (double-edged slasher) được dùng ở Kerala (Nam Ấn)

    [​IMG]
    Một bộ cựa dao hai lưỡi được dùng ở Andhra Pradesh (Nam Ấn)

    [​IMG]
    Một cặp cựa dao hai lưỡi được dùng ở Andhra Pradesh (Nam Ấn)

    [​IMG]
    Hình mô tả cách gắn cựa dao (Nam Ấn)

    [​IMG]
    Hình vẽ của Herbert Atkinson về các loại cựa dao được sử dụng tại châu Á (đầu thế kỷ 20)

    [​IMG]
    Loại cựa “puon” của Argentina.

    [​IMG]
    Loại cựa “puas” của Brazil.

    [​IMG]
    Loại cựa của Brazil và Bolivia.

    Ở một số bang Ấn Độ như Karnataka và Andhra Pradesh, gà Kulang Asil lớn hơn 6 kg chỉ được gắn một cựa dao hai lưỡi. Nó được gắn bên dưới bàn chân. Ở Brazil, gà Asil được gắn loại cựa gọi là “puas”. Ở Argentina, gà được gắn loại cựa tương tự gọi là “puon”.

    CỰA GĂNG (COCKBOXING)

    [​IMG]
    Găng (làm bằng ABS plastic) dùng để đá gà.

    Vào năm 2005, một thể loại đá gà mới gọi là “đá cựa găng” được phát triển bởi một sư kê người Bỉ. Thể loại này vẫn được cho phép trong các trường gà ở Bắc Pháp. Cựa tự nhiên bị đột để đeo vừa găng. Gốc cựa được găng ABS plastic che kín. Lối đá cựa găng này hạn chế được những vết đâm chí mạng tuy nhiên đối thủ vẫn có khả năng bị đo ván.

    DỤNG CỤ DÙNG CHO VIỆC CHỌI GÀ

    [​IMG]
    Túi xách gà với chụp đầu ở Andhra Pradesh (Nam Ấn).

    [​IMG]
    Gà Asil chuẩn bị đá cựa băng (tapefight) – hình vẽ của Herbert Atkinson (Anh).

    [​IMG]
    Một con Asil Thổ (Hint Horoz) cột mỏ để chuẩn bị xổ.


    ========================================================


    TRANH GÀ ASIL

    Tranh đá gà ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 17 (Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo Berlin, Đức)

    Madras Asil vẽ bởi Rene Delin (Bỉ - 1947)

    Reza Asil vẽ bởi Louis Meade (Anh)

    Đầu Reza Asil vẽ bởi Harrison Weir (Anh)

    Reza Asil vẽ bởi Allison Reed (Mỹ - 2006)

    Kulang Asil vẽ bởi Jean Bungartz (Đức - 1891)

    Reza Asil vẽ bởi Herbert Atkinson (Anh)

    Kulang Asil vẽ bởi Mallick (Bỉ)

    Kulang Asil vẽ bởi Gustav Mützel (Đức - 1881)

    Kulang Asil vẽ bởi Kurt Zander (Đức - 1926)

    Reza Asil vẽ bởi Siran Deraniyagala (Sri Lanka - 1967)

    Reza Asil vẽ bởi Herbert Atkinson (Anh)

    Reza Asil vẽ bởi John van de Laan (Hà Lan)

    Reza Asil vẽ bởi Herbert Atkinson (Anh)

    Reza Asil vẽ bởi Cornelis van Gink (Hà Lan - 1910)

    Reza Asil vẽ bởi Cornelis van Gink (Hà Lan)

    Kikilia ở Sri Lanka (Ceylon) vẽ bởi Herbert Atkinson (Anh)

    Reza Asil vẽ bởi J.Ludlow (Anh)

    Bantam Asil vẽ bởi Cornelis van Gink (Hà Lan - 1920)

    Reza Asil vẽ bởi Carlos Finsterbusch (Chile - 1928)

    Reza Asil vẽ bởi Fritz Pfenningtorff (Đức - 1925)

    Reza và Cornish vẽ bởi Edwin Megargee (Mỹ - 1926)

    Reza Asil vẽ bởi John van de Laan (Hà Lan)


    ========================================================


    Phương pháp pha 5/8 – 3/8 (Edwin Kubojiri “Island Ronin”)
    Pha bậc asil (Edwin Kubojiri “Island Ronin”)
    Cản gà theo luật âm dương (Edwin Kubojiri “Island Ronin”)
    Ty thể và dòng mái (North Briton)
    Bobby Boles - Nhất đại sư kê
    Murgh-Nāma (Đấu Kê Trích Lục) (Tác phẩm kinh điển về gà Asil được viết bởi tiểu vương Rampur vào năm 1883)
     
    Last edited by a moderator: 5/3/16
    xaluanchien thích bài này.
  3. giang91413

    giang91413 Active Member

    cám ơn a nhiều .hỗm rày lên mạng thấy gà xấu xấu là có vài thâỳ gà phán là asil hay lai asil ^^
     
  4. carom

    carom Active Member

    Mục đích cản asil vào gà mỹ để làm gì vậy a?
     
  5. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Hi T, Edwin Kubojiri đã nói trong bài "pha bậc asil" nè:

     
  6. bsdinhhuong

    bsdinhhuong Active Member

    Mình mới pha bậc 1, gà lai ra đá cũng khá, biết đâm, đang thử tiếp bậc 2 hy vọng sẽ tiến bộ hơn.
     
  7. MaBưBụngMập

    MaBưBụngMập Active Member

    a đại cho e hỏi,asil là asil còn Ko shamo(kiểng) là dòng ko phải thuộc asil hã a?
    dòng asil này e cũng đang theo mà chưa thấy mấy e trên bao h.Vì bên nước ngoài ko có gà tre,bữa tr e sang nhà ông anh bên tân phú,ãnh nói dòng Asil pure nite owl nòi đẻn bên đó gọi là Potato ^^ chứ hok có gà tre.
     
  8. MaBưBụngMập

    MaBưBụngMập Active Member

    e nghe nhìu ng nói là lấy tốc độ của gà mỹ,vì bản chất của asil là bo lớn,nhưng e thấy nó đá vẫn tốc độ mà ko hĩu tại sao lấy lai lấy máu mỹ làm gì(1 là lấy tốc độ,2 là bo lớn à???)
    có thể giống như 1 con gà Peru rặc thì bản chất của nó là ko có đá cựa.nó chỉ thích hợp đá cựa dao. Vì thế VN mình lai vs gà mỹ vs peru chủ yếu để lấy kiểu đá cựa của gà mỹ.
    ko bít đúng ko ^^ có gì ae góp ý thêm.
     
  9. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Dĩ nhiên Shamo (kể cả Ko Shamo) phải khác với Asil rồi, vì là hai giống gà khác nhau mà. Shamo là giống gà đòn của Nhật, xuất xứ từ gà đòn Thái. Ở trên tác giả có phân biệt hình dáng của Shamo với Asil. Shamo đứng thẳng và hơi khuỳnh hai cánh so với Asil. Không rõ bằng cách nào mà người Nhật thu nhỏ được Shamo thành Ko Shamo, chắc ban đầu họ lai với gà tre. Người Nhật vốn là bậc thầy về lai tạo.

    Asil Bantam (tre Asil) được lai tạo từ Ko Shamo, Reza Asil và một giống gà tre ở Ấn gọi là Tenī. Giống như Ko Shamo, đám tre Asil này là gà kiếng, chả đá đấm gì được. Đúng rồi, lâu lâu coi trên mạng cũng thấy có bạn khoe gà “tre Asil”. Nếu dòng gà chọi thì thực ra nó là “gà đẻn” (đẹt, thấy bà con gọi là "tomato"). Asil đẻn tuy cũng nhỏ con như gà tre chính hiệu, nhưng khác ở chỗ khi pha gà đá sẽ cho ra đủ loại kích cỡ khác nhau.
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/10/14
  10. carom

    carom Active Member

    gà con đá đc rồi hả a, mới đây mà lẹ quá^^ e coi 1 số thông tin trên mạng họ nói nên pha còn khoảng 1/8 - 1/16 thôi àh. Chắc chỉ muốn giữ chút máu asil thôi, máu mỹ vẫn là ok nhất^^
    @a H: có chụp hình con lai asil đó thì posh cho ae coi mở rộng tầm mắt luôn đi a^^ hôm qua đi đấu kq ntn vậy a.
     
  11. bsdinhhuong

    bsdinhhuong Active Member

    Được mấy con bậc 1, trong đó có 1 em rất giỏi chưa đầy năm đã lấy 3 huy chương, cái thứ 3 vừa lấy được tuần rồi sau khi hạ đo ván 1 đối thủ danh tiếng ở HM. Hôm qua gặp may nên giải quyết nhanh gọn lẹ.
    [video=youtube;Izn5900n2oY]http://www.youtube.com/watch?v=Izn5900n2oY&feature=youtu.be[/video]
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/7/13
  12. HitrungFH

    HitrungFH Active Member

    Con xanh đá chân nạp sâu lắm đó a có thể giải quyết trận đấu trong vài chân đầu, nhưng vô kèo thì hơi lóc chóc, hình như là gà jap lai phải ko anh H
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/7/13
  13. HitrungFH

    HitrungFH Active Member

    Em thấy tổng quát thì gà asil cũng na ná gà Việt, về mức độ lai tạo để tạo ra chiến kê thì có thể chưa chắc đã hay bằng gà việt, có điều mức độ lai tạp trong máu gà nòi Việt quá cao, nếu muốn chọn ra dòng ổn định thì không phải dễ
     
  14. bsdinhhuong

    bsdinhhuong Active Member

    Con xanh là Jap rặt em. Để thay lông xong đem thử cựa mới biết có khá không.
     
  15. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Hi Trung, hồi đầu các sư kê Mỹ ko pha với Asil vì họ ngại không đủ gan lỳ. Nhưng rồi sau đó có nhiều người pha bậc thành công, thành công nhất là Bobby Boles nên việc này trở thành trào lưu cho đến tận ngày nay. Thay vì giữ các dòng gà Mỹ thì họ giữ thêm dòng Asil để pha đem đá. Mình đọc trên mạng thấy các dòng Asil đã lọc lựa kỹ để đá cựa sắt là Boles, Hamlin, Melville Asil... Bên mình không ai có đủ điều kiện và động lực để tạo dòng gà nòi. Làm vậy chắc không thể hiệu quả bằng việc mua thẳng Asil & gà Mỹ về pha và đá như gà... nòi lai :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/7/13
  16. HitrungFH

    HitrungFH Active Member

    Gà Việt hiện nay do lai tạp quá nhiều nên muốn có được bổn tốt thì đành phải tốn thời gian, em nghe thằng bạn (hùng nuôi và đá gà chung với QL và vk.T bên Mĩ ) băng của Tài (Vĩnh Châu, Sóc Trăng kì rồi đá giải bên Cam hang2, lần sau đồng hạng nhì) đem gà bổn ra đá ăn gà Mĩ là bình thường, thậm chí có một con gà chóp 3kg đá ăn 3 con Asil lai Mĩ của tụi QL nhập từ Mĩ về
    Nói như vậy để thấy gà Việt rất hay, nhưng con đường chọn tạo lại cụt lủn vì ai có đồ tốt cũng đem giấu.
    Như vậy thì tốn nhiều thời gian cũng có thể chấp nhận được, nhưng vấn đề là kết quả như thế nào thôi .
     
  17. Nghia_IT

    Nghia_IT New Member

    Asil lai sổ với Asil ra đòn rất hay, bo đá mạnh mẽ chân xâu nhưng nhưng nếu thử sổ với 1 con gà viêt lai nhẹ , canh chận hay né câp nhanh, se thấy khac 1 chut lien, CN vừa có sổ thử asil lai vói viet lai 25 50... ko bằng đon asil lai xo sối asil lai
    - gà Viêt lai nhẹ nếu đc đúng cách cộng mai mắn có thể đá ăn asil lai là bình thường ( cõ lẽ đụng asil lai tào lao :( ) nhưng bị cái nhươc điểm lớn nhất là bị mê cựa, trúng cựa là đứng ...

    clip này asil lai mỷ vs viet lai my
    https://www.youtube.com/watch?feature=endscreen&v=32uL6NBzYck&NR=1
    asil 50 vs viet lai 25
    http://youtu.be/PB2DZJAUBqM
    asilmy 50 vs buom my 50
    http://youtu.be/Mo4b5p_fQdo

    khuyến mãi thêm con asil viêt nam 5 mùa
    http://youtu.be/ZuyQxriz45A
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/7/13
  18. bsdinhhuong

    bsdinhhuong Active Member

    Cái tên không làm nên con gà. Mỗi con gà là một cá thể riêng biệt, cùng bầy vẫn có con xuất sắc con bình thường, nhất là khi mình pha tạp. Nên không thể kết luận kiểu lai nào thì thắng, mình chỉ dùng được những đặc điểm chung nhất của dòng gà rồi pha và thử nếu cặp trống mái ra con với tỷ lệ thắng 70% là đạt rồi. Gà Mỹ và A sil nói chung lẹ, lực, lỳ, còn nhạy cựa và khôn tùy vô dòng giống, duyên may có được gà giống lẹ, lực, lỳ và nhạy cựa cộng với khôn nữa thì đám con cháu thường sẽ khá, trong đó sẽ có những cá thể nổi trội.
     
  19. Nghia_IT

    Nghia_IT New Member

    Em đồng ý với ý kiến của anh Hương, đôi khi mình nhìn cuc bộ từng cá thể để quả quyết cho quần thể bầy đàn là ko nên ,
     
  20. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Mình tổng kết một số thông tin về việc cản gà Asil để các bạn dễ theo dõi:

    “Một trong những công thức pha gà thành công nhất là cản trống LỰC với mái TỐC ĐỘ. Kết quả thường cho ra chiến kê pha CÂN BẰNG, sở hữu tất cả các tính trạng mà chúng ta mong muốn ở gà chọi”

    “lối pha mồng lá/mồng dâu trong cuốn “Asil Mania”… trống mồng lá pha với mái mồng dâu luôn tạo ra chiến kê xuất sắc hơn so với cách ngược lại. NHƯNG pha mái mồng lá với trống mồng dâu luôn tạo ra bầy con đồng đều hơn, đa phần trong số chúng đều đá hay. Như đã nói, pha trống mồng lá với mái mồng dâu cho ra chiến kê xuất sắc hơn, NHƯNG CHỈ CÓ VÀI CON mỗi bầy. Bạn phải thanh lọc gắt gao hơn khi pha theo lối này”

    “A. Lai trống asil chậm chạp với mái xuất phát từ một dòng gà chọi tốc độ (gà Mỹ).
    B. Lai trống (cùng bầy với mái tốc độ) với mái cùng bầy với trống asil (ở trên).
    Nuôi hai bầy đến lớn và thử xổ chúng. Bầy A sẽ cho kết quả trên trung bình, trong khi bầy B toàn gà phở. Đây không phải là trường hợp di truyền chéo dưới tác động của các gien liên kết giới tính. Mà chính là tác động của gien ty thể”

    Theo Colt39 (Jim Clem), Asil khôn nhưng chậm. Nếu bạn pha với dòng gà canh, rình rập (chẳng hạn như Hatch) thì chiến kê pha bậc sẽ bị thiệt về tốc độ (bởi do dự), nhất là trong các trận đá cựa dao dài. Nguyên tắc là bạn phải pha tốc độ vào với % phù hợp. Jim chuộng gà dạt, nhưng nếu đối thủ ập vô quá nhanh thì nó vẫn biết đá chặn, rồi mới dạt.
     
    xaluanchien thích bài này.

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội